Chào bác sĩ! Sau cắt amidan có cần kiêng cử gì không? Cháu nhà tôi bị viêm amidan, tôi dự định sắp tới sẽ đưa cháu đi cắt amidan. Tuy nhiên, tôi nghe nhiều người nói, sau khi cắt amidan phải kiêng cử rất nhiều, nếu không vết thương sẽ lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!
(Ngô Thùy Linh, 32 tuổi, Cần Thơ)
TƯ VẤN:
Sau cắt amidan kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Bạn Thùy Linh thân mến!
Cắt amidan là một trong những phương pháp giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn cư trú trong vùng amidan bị viêm lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, nhất là tai – mũi – họng. Đây là phương pháp giúp người bệnh khắc phục được triệu chứng đau nhức, khó chịu, sốt thường xuyên xảy ra do mắc phải bệnh viêm amidan. Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ cũng như giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nhanh khỏi bệnh, người bệnh bắt buộc phải thực hiện một số kiêng cử nhất định.
1. Bệnh nhân cần phải kiêng cử trong chế độ ăn uống hàng ngày sau khi cắt amidan
Để cắt amidan, hiện nay bác sĩ đã áp dụng các phương pháp tiên tiến như sóng radio cao tần và plasma. Những phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi cắt amidan, bệnh nhân cũng cần phải kiêng cử trong chế độ ăn uống cũng như một số thói quen sinh hoạt, bệnh mới nhanh chóng khỏi. Sau khi cắt amidan kiêng gì? Dưới đây là một số yêu cầu người bệnh cần phải kiêng.
Kiêng sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, cứng và quá nhiều dầu mỡ
Chế độ ăn cho những người cắt viêm amidan rất quan trọng. Thông thường, sau khi cắt amidan, trong vài ngày đầu, bệnh nhân chỉ được uống sữa hoặc những loại thực phẩm loãng để tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng amidan mới cắt. Khoảng 5 – 7 ngày sau, người bệnh có thể ăn một số loại thức ăn mềm như cháo, vừa dễ tiêu hóa vừa tránh ảnh hưởng đến họng.
Chính vì vậy, sau khi cắt amidan, người bệnh nên kiêng những loại thực phẩm cay, nóng, cứng. Những loại thực phẩm này sẽ gây nuốt vướng ở vòm họng và khiến họng bị nóng, dễ tổn thương. Bên cạnh đó, thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ cũng sẽ nhanh chóng bám vào vùng họng vừa cắt amidan, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển và gây nhiễm trùng vết cắt.
Kiêng sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Những loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… sẽ càng khiến cho vùng amidan bị cắt tổn bị thương nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn bên ngoài nhanh chóng tấn công vào vòm họng gây ra vết lở loét, chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nếu bạn tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ gây ra khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ rất dễ bị suy nhược cơ thể và khiến vết thương khó phục hồi.
2. Kiêng không được nói và hoạt động cơ miệng trong vòng 2 tuần
Vốn dĩ sau khi cắt amidan, phải mất một thời gian vùng họng được phẫu thuật này mới nhanh chóng khỏi. Chính vì thế, nếu bạn hoạt động cơ miệng quá nhiều sẽ khiến cho vết cắt bị chảy máu, rách chỉ khâu và gây nhiễm trùng vết mổ.
Đặc biệt, sau khi cắt amidan, bác sĩ thường dặn bệnh nhân nên kiêng nói trong vòng 2 tuần để vết thương nhanh lành. Do đó, nếu bạn nói quá nhiều, không chỉ gây ảnh hưởng đến dây thanh quản mà cả vùng amidan bị cắt cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có khả năng không thể nói được trong quãng thời gian dài hoặc bị mất tiếng.
3. Kiêng vận động mạnh và các hoạt động ho, khạc
Sau khi cắt amidan, người bệnh nên nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành. Tuyệt đối không được vận động quá nhiều vì sẽ rất dễ khiến vòm họng cảm thấy khó chịu. Lúc này, vòm họng người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nước miếng và đờm, dẫn đến tình trạng ho thường xuyên hoặc khạc đờm. Những hoạt động này vô tình khiến vòm họng bị tổn thương nghiêm trọng và gây chảy máu ở họng.
Như vậy, sau khi cắt amidan bạn cần phải kiêng một số vấn đề về chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được la hét, đùa giỡn khiến cho vết cắt bị tổn thương, lâu lành. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại vết cắt. Đây là cách giúp người bệnh có thể phát hiện được những vấn đề bất thường trong vòm họng, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!