Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

20 cách chữa ho có đờm (Dứt cơn ho – Hết sạch đờm)

Những cơn ho xuất hiện liên tục, kèm theo là đờm, các chất dịch nhầy và dị vật, khiến cho bệnh nhân không ít lần mệt mỏi. Chỉ cần áp dụng 1 trong 20 cách mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng dứt cơn ho và hết sạch đờm chỉ trong vài lần thực hiện.

Bệnh ho có đờm

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. Ho có đờm là gì?
  2. Những dấu hiệu ho có đờm
  3. 5 cách chữa ho có đờm cho người lớn
  4. 15 cách chữa ho có đờm cho bé
  5. Người bệnh ho có đờm cần lưu ý những điều này

Ho có đờm là gì?

Ho có đờm là tình trạng người bệnh bị ho và có cảm giác bị nặng ở ngực, khó thở. Trong quá trình ho, người bệnh sẽ khạc ra các chất nhầy và dịch đờm. Bạn cũng có thể hiểu, ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể để có thể nhanh chóng tống các chất dịch nhầy, bụi bẩn và các dị vật bên trong cơ thể ra bên ngoài.

Đờm hay còn gọi là đàm. Đây là chất tiết của đường hô hấp gồm có các chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp trên của cơ thể. Thực tế, các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi.

Ho có đờm là gì?

Một khi cơ thể tích tụ quá nhiều đờm sẽ khiến cho người bệnh có phản ứng là ho. Những chất dịch này sẽ được đưa ra ngoài cơ thể và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi người bệnh đi lại hoặc nói chuyện thì các triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn.

Những dấu hiệu ho có đờm

Thực tế, bệnh ho có đờm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân mà bệnh ho có đờm sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh ho có đờm đều có các triệu chứng như ho, khạc ra đờm và thường xuyên bị khó thở. Cụ thể:

  • Ho có đờm do cảm cúm

Nếu người bệnh bị ho có đờm do cảm cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đờm thường trong, chất dịch đờm lỏng, không màu. Thông thường, bệnh nhân bị cảm cúm, gây ho có đờm có thể là do vi khuẩn xâm nhập hoặc thời tiết thay đổi.

Dấu hiệu bệnh ho có đờm

  • Ho có đờm do viêm phế quản

Viêm  phế quản sẽ khiến cho bệnh nhân bị ho có đờm nhưng đờm có màu xanh hoặc vàng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu người bệnh bị viêm phế quản mãn tính, đờm xuất hiện sẽ có màu đục trắng, sau đó sẽ chuyển sang màu ngà vàng.

  • Ho có đờm do viêm phổi

Đờm sẽ xuất hiện với màu vàng rỉ sét, kèm theo đó là hội chứng nhiễm trùng. Người bệnh có cảm giác bị đau tức ngực ở vùng phổi có dấu hiệu bị viêm.

  • Ho có đờm do lao phổi

Khi mắc bệnh lao phổi, người bệnh sẽ thường xuyên bị ho có đờm. Đờm xuất hiện có màu trắng đục. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị ho ra máu. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ bị sụt cân rất nhanh và thường xuyên bị ho nhiều vào buổi chiều tối.

Ho có đờm, kèm theo máu do lao phổi

  • Ho có đờm do viêm họng

Riêng căn bệnh viêm họng, người bệnh sẽ xuất hiện đờm ít và bám dính vào bề mặt họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện đau rát ở cổ họng, khó khăn trong việc nuốt nước bọt. Tình trạng ho có đờm liên tục diễn ra, khiến người bệnh rất mệt mỏi.

  • Ho có đờm do hen phế quản – hen suyễn

Đờm xuất hiện ít nhưng người bệnh cảm thấy khó thở, hơi thở khò khè. Đồng thời, khi thở, người bệnh sẽ có tiếng rít nhẹ. Bên cạnh đó, bệnh nhân không bị sốt nhưng tình trạng ho có đờm lại xuất hiện thường xuyên. Nhất là vào ban đêm, tình trạng ho có đờm sẽ tăng nhanh. Đờm sẽ có màu trắng và gây ra các cơn hen phế quản.

  • Ho có đờm do giãn phế quản

Đờm sẽ có màu trắng đục như mủ và nhanh chóng đóng thành khuôn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở hoặc thở mệt nhọc. Người bệnh bị suy nhược cơ thể trầm trọng.

5 cách chữa ho có đờm cho người lớn

Với người lớn, việc chữa ho có đờm bằng các phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng. Thực tế, các phương pháp này nhanh chóng cải thiện được tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh ho có đờm gây ra. Chỉ cần bệnh nhân thực hiện kiên trì thì đờm sẽ nhanh chóng biến mất và cơn ho cũng giảm đi đáng kể.

1/ Chữa ho có đờm bằng rau diếp cá + nước vo gạo

Không chỉ là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt, rau diếp cá còn có tác dụng chữa trị bệnh ho có đờm. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, người bệnh sẽ cảm thấy bất ngờ trước hiệu quả vượt trội của rau diếp cá. Bên cạnh đó, nước vo gạo có chứa khá nhiều vitamin, có tác dụng làm dịu giọng, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở cổ họng.

Chữa ho có đờm bằng rau diếp cá + nước vo gạo

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn tiến hành rửa sạch rau diếp cá và đem xay nhuyễn lấy nước.
  • Tiếp đến, bạn cho nước rau diếp cá hòa chung với nước vo gạo.
  • Trộn đều hỗn hợp này lên và đem đi hấp cách thủy.
  • Bạn uống nước này khoảng 3 lần/ ngày.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này khoảng 3 ngày thì triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể.

2/ Chữa ho có đờm bằng gừng tươi

Theo Y học cổ truyền, gừng tươi có tính ấm, vị cay. Đây là nguyên liệu khá an toàn và giúp người bệnh ho có đờm giảm nhanh các triệu chứng ho. Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp gừng với mật ong. Đây là bộ đôi hoàn hảo giúp xua tan đờm và giảm ho khá tốt. Phương pháp này cũng rất thích hợp với những mẹ bầu bị ho có đờm đặc, gây rát cổ, ngứa nhiều ở cổ.

Chữa ho có đờm bằng gừng tươi

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đem gừng gọt vỏ và rửa sạch.
  • Sau đó, cắt gừng thành từng lát và cho vào ấm nấu nước uống.
  • Trộn vào nước gừng một ít mật ong.
  • Bạn có thể uống nước gừng kết hợp mật ong vào buổi sáng.
  • Tuy nhiên, bạn không nên uống nước gừng quá nhiều vì rất dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

3/ Chữa ho có đờm bằng tỏi

Củ tỏi là một trong những nguyên liệu có tác dụng chữa ho có đờm mà không phải ai cũng biết. Trong thành phần của củ tỏi có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC) và Allincin. Trong đó, Allincin là thành phần chính có tác dụng kháng khuẩn, giúp người bệnh giảm nhanh những cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất như các chất như canxi, sắt, vitamin E, C,… có tác dụng làm giảm sưng đỏ ở vùng họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ở họng hơn.

Chữa ho có đờm bằng tỏi

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn tiến hành bóc vỏ tỏi và giã dập các nhánh tỏi.
  • Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp này hấp cách thủy trong vòng 20 phút thì lấy ra.
  • Sau đó, mỗi ngày, người bệnh có thể uống khoảng 3 lần và mỗi lần 2 thìa mật ong.
  • Khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm các cơn ho.

4/ Chữa ho có đờm bằng lá húng chanh

Húng chanh – Một loại rau khá quen thuộc với nhiều người. Ít ai biết rằng, húng chanh có tác dụng chữa ho rất hiệu quả. Với đặc tính ấm, ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, lá húng chanh được áp dụng để chữa trị những cơn ho có đờm. Trong lá húng chanh có chứa thành phần caravon – đây là chất có tác dụng làm tan đờm và những cơn đau rát cổ họng.

Chữa ho có đờm bằng lá húng chanh

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn có thể chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh rửa sạch và thái nhỏ cho vào bát.
  • Tiếp đến, bạn đổ ngập mật ong vào lá và trộn đều lên.
  • Đem chúng đi hấp cách thủy cho nhuyễn.
  • Mỗi ngày, người bệnh có thể uống khoảng 2 lần để bệnh ho có đờm nhanh chóng thuyên giảm.

5/ Chữa ho có đờm bằng chanh muối

Chanh có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là một “siêu thực phẩm” giúp bạn có thể thanh giọng, giảm ho và dễ dàng “đánh bay” đờm. Người bệnh chỉ cần uống nước chanh muối khi cơn ho có đờm xuất hiện thì triệu chứng bệnh cũng sẽ nhanh chóng biến mất, cổ họng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Chữa ho có đờm bằng chanh muối

Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị:

  • 1 hủ thủy tinh
  • Chanh tươi
  • Muối ăn

+ Thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch chanh tươi, bạn cho lên bếp luộc qua trong khoảng vài giây.
  • Tiếp đến, bạn vớt chanh ra để ráo nước.
  • Bạn cắt đôi quả chanh và xếp nhẹ vào lọ thủy tinh.
  • Cho lên trên một lớp muối trắng và đậy nắp lại.
  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.

+ Cách sử dụng:

  • Bạn lấy nước chanh muối pha với nước ấm để uống.
  • Người bệnh chỉ nên uống nước chanh muối với một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều, không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.

15 cách chữa ho có đờm cho bé

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng khi bé xuất hiện những cơn ho có đờm. Tuy nhiên, thay vì quá lo lắng, các mẹ có thể áp dụng 1 trong 15 cách trị ho được chúng tôi hướng dẫn dưới đây để có thể dễ dàng kiểm soát bệnh tốt nhất cho trẻ.

1/ Chữa ho có đờm cho bé bằng hành tây

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng hành tây để chữa ho có đờm. Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin. Đây là chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Chính vì thế, các bậc phụ huynh có thể sử dụng hành tây trị ho có đờm cho trẻ.

Chữa ho có đờm bằng hành tây

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn tiến hành bóc vỏ hành tây và thái thành từng lát mỏng vừa đủ nửa bát cơm.
  • Tiếp đến, bạn thêm khoảng 20g đường phèn đập dập rồi trộn lẫn.
  • Sau đó, bạn đem hành tây hấp cách thủy trong khoảng 30 phút.
  • Khi nước hành tây còn ấm, bạn lấy nước cho bé uống.
  • Với những bé còn quá nhỏ, bạn chỉ nên cho bé uống với một lượng ít. Việc uống nước quá nhiều sẽ nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2/ Chữa ho có đờm cho bé bằng quất chưng mật ong

Quất chứa nhiều vitamin C giúp làm dịu họng và tan đờm cho bé. Bên cạnh đó, mật ong chứa chất kháng khuẩn khá cao, dễ dàng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh có thể sử dụng quất chưng mật ong để chữa trị bệnh ho có đờm và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

 Chữa ho có đờm bằng quất chưng mật ong

Cách thực hiện như sau:

  • Các mẹ có thể đem 2 – 3 quả quất xanh rửa sạch và cắt ngang.
  • Bạn nên để nguyên hạt quất vì chúng có tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ.
  • Trộn chung quất với mật ong và đường phèn.
  • Tiếp đến, bạn đem chúng đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
  • Sau đó, bạn cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 1 muỗng cà phê.

3/ Chữa ho có đờm cho bé bằng hoa hồng bạch

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, hoa hồng bạch còn có công dụng chữa ho có đờm cho trẻ rất tốt. Với tính ấm, vị ngọt, hoa hồng bạch có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm dịu vòm họng cho trẻ. Đặc biệt, hoa hồng bạch có chứa Carotene, vitamin B, vitamin K, vitamin C, canxi, kali, tinh dầu, đường,… Thành phần này sẽ nhanh chóng làm tan đờm, ấm họng, hạn chế đau rát ở cổ họng. Đây là phương pháp trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều nhất.

Chữa ho có đờm bằng hoa hồng bạch

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 5 – 10 cánh hoa hồng trắng, một ít đường phèn và một ít nước lọc.
  • Đem cánh hoa hồng rửa sạch và trộn chung với nước lọc cùng với đường phèn.
  • Sau đó, bạn đem chúng đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Lấy nước hoa hồng bạch cho bé uống mỗi lần 1 thìa cà phê và uống khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Các mẹ nên kiên trì thực hiện để giảm triệu chứng ho có đờm cho trẻ.

4/ Chữa ho có đờm cho bé bằng cam thảo

Nhiều nghiên cứu cho thấy, rễ cam thảo có tác dụng làm dịu vòm họng, kháng viêm, giảm đau họng hiệu quả. Đặc biệt, cam thảo có khả năng làm tan chất dịch đờm trong cổ họng. Đây là loại thảo dược lành tính, an toàn cho sức khỏe của trẻ và cũng là một vị thuốc được Đông y sử dụng thường xuyên. Nếu các mẹ có thể tìm được cam thảo thì có thể chữa ho có đờm cho trẻ theo cách này.

Chữa ho có đờm bằng cam thảo

Cách thực hiện như sau:

  • Sau khi tiến hành đun sôi nước, các mẹ có thể cho vài lát cam thảo vào.
  • Khoảng 15 phút sau, bạn lấy nước này cho trẻ uống.
  • Mỗi ngày uống 1 muỗng.
  • Với cách chữa trị này, các mẹ không được áp dụng trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh.

5/ Chữa ho có đờm cho bé bằng đường phèn và lá hẹ

Được mệnh danh là “thần dược trị ho”, lá hẹ có khả năng giảm nhanh các triệu chứng ho, nhất là ho có đờm. Theo Đông y, lá hẹ thường có vị hơi chua, tính ấm, giúp giải độc, cầm máu, tiêu đờm, giảm ho có đờm,… rất tốt. Đường phèn giúp giảm tình trạng kích ứng ở cổ họng, tiêu đờm. Phương pháp này đã được rất nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực.

Chữa ho có đờm bằng đường phèn và lá hẹ

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá hẹ đi rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Tiếp theo, bạn cho đường phèn vào hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, bạn sử dụng nước này cho trẻ uống khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Mỗi lần, bạn có thể cho trẻ uống khoảng 2 muỗng.
  • Uống nước lá hẹ hấp đường phèn khoảng vài ngày, trẻ sẽ nhanh chóng giảm được các triệu chứng ho có đờm.

6/ Chữa ho có đờm cho bé bằng cải cúc và mật ong

Theo Đông y, cải cúc là loại rau có vị hơi đắng, thơm nồng. Đặc biệt, cải cúc còn có tính mát và không độc, có tính thanh đàm hỏa, yên tâm khí,… Người bệnh ho có đờm có thể sử dụng cải cúc kết hợp với mật ong để có thể chữa ho có đờm hiệu quả.

Chữa ho có đờm bằng cải cúc và mật ong

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem cải cúc rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, bạn cắt nhuyễn cải cúc và cho vào đó một ít mật ong.
  • Trộn đều hỗn hợp này lên và mang đi hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Lấy nước này cho bé uống mỗi ngày khoảng 1 muỗng.
  • Khoảng 3 – 5 ngày, bệnh ho có đờm của bé sẽ giảm bớt.

7/ Chữa ho có đờm cho bé bằng chanh tươi và muối

Từ lâu, phương pháp sử dụng chanh tươi kết hợp với muối được nhiều người sử dụng để có thể giảm nhanh các triệu chứng ho có đờm. Người bệnh có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như ngậm chanh hoặc trộn chung 2 nguyên liệu này với nhau và lấy nước uống. Mặc dù phương pháp này có thể giảm nhanh cơn ho có đờm cho trẻ nhưng các mẹ không nên uống quá nhiều vì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chữa ho có đờm bằng chanh tươi và muối

Cách thực hiện như sau:

  • Đem chanh tươi rửa sạch và cắt thành nhiều lát mỏng trộn chung với một ít muối ăn.
  • Để cho chanh ra nước, bạn lấy nước chanh hòa chung với nước ấm và cho vào một ít đường.
  • Cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần uống khoảng 1 muỗng để làm dịu họng và giảm ho cho bé.

8/ Chữa ho có đờm cho bé bằng lá Xương sông + Lá hẹ

Ngoài tác dụng trị đầy bụng, khó tiêu, lá xương sông được biết đến là nguyên liệu có khả năng chữa ho có đờm hiệu quả. Với trẻ nhỏ, các mẹ có thể kết hợp lá xương sông với lá hẹ để có thể làm tan đờm đặc ở cổ họng, ngăn đờm hình thành và làm dịu cơn ho cho bé.

Chữa ho có đờm bằng lá Xương sông + Lá hẹ

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn lấy lá xương sông, lá hẹ đem rửa sạch và thái nhỏ.
  • Đem chúng trộn chung với một ít đường và tiến hành hấp cách thủy.
  • Bạn có thể cho bé uống nước này nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi lần có thể uống 1 muỗng tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bé.

9/ Chữa ho có đờm cho bé bằng Lá tía tô + Hoa đu đủ đực + Hoa khế

Nếu trẻ bị ho có đờm, đờm đặc, khiến trẻ khó thở, các mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa ho bằng lá tía tô kết hợp với hoa đu đủ đực, hoa khế. Thành phần của các nguyên liệu này có thể giảm ho, tiêu viêm, tan đờm. Tuy nhiên, cách chữa trị này lại không thích hợp với các bé còn quá nhỏ.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào bát.
  • Tiếp đến, bạn cho một ít mật ong vào bát và tiến hành đem chúng đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
  • Lấy nước này cho các bé uống khoảng nửa thìa cà phê.

10/ Chữa ho có đờm cho bé bằng chanh đào ngâm đường phèn

Chanh đào là loại quả có ruột màu đỏ, vỏ mỏng hơn chanh thường, mọng nước hơn chanh thường. Cũng giống như chanh thường, chanh đào có tác dụng chữa trị ho rất tốt. Chỉ cần bạn sử dụng đúng cách, bài thuốc chanh đào ngâm đường phèn sẽ nhanh chóng giảm nhanh các cơn ho cho trẻ.

Chữa ho có đờm bằng chanh đào ngâm đường phèn

Cách thực hiện như sau:

  • Đem chanh đào rửa sạch và ngâm với nước sôi để nguội cùng với một ít muối ăn.
  • Khoảng 30 phút sau, bạn vớt chanh đào ra và để ráo nước.
  • Cắt chanh thành những lát nhỏ, lưu ý không bỏ hạt.
  • Cho chanh đào vào một chiếc bình và xếp đường phèn lên phía trên.
  • Sau khi chanh đào ra nước, bạn có thể lấy nước này pha loãng với nước ấm cho bé uống để điều trị bệnh ho có đờm.

11/ Chữa ho có đờm cho bé bằng củ nén chưng đường phèn

Củ nén hay còn được gọi là hành tăm. Trong Đông y, củ nén có vị cay, tính ấm, mùi hăng nồng. Nguyên liệu này thường được sử dụng để chữa trị bệnh ho có đờm, ra nhiều mồ hôi, bí tiểu, ngộ độc chì,… Sự kết hợp giữa củ nén và đường phèn là bộ đôi hoàn hảo để bạn có thể dễ dàng giảm nhanh triệu chứng ho có đờm cho trẻ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem khoảng 10 – 15 củ nén lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Sau đó, bạn có thể tiến hành vắt nước cho trẻ uống 2 lần/ngày.
  • Uống liên tục trong khoảng 3 ngày, triệu chứng ho sẽ nhanh chóng giảm.

12/ Chữa ho có đờm cho bé bằng Gừng + Tỏi + Đường nâu

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay. Đây là nguyên liệu có khả năng làm giảm những cơn ho có đờm ở trẻ. Bên cạnh đó, củ tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao. Các mẹ có thể kết hợp gừng, tỏi, đường nâu với nhau để nhanh chóng giảm cơn ho có đờm cho trẻ.

Chữa ho có đờm bằng Gừng + Tỏi + Đường nâu

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đem tỏi bóc vỏ và giã nhuyễn lấy tinh dầu.
  • Sau đó, hòa nước ép tỏi với nước lọc và đun sôi.
  • Cho thêm đường nâu và một lát gừng tươi vào đun trong 10 phút.
  • Để nước nguội, bạn cho bé uống khoảng 1 lần/ngày và uống trong 2 ngày, bệnh sẽ giảm đáng kể.

13/ Chữa ho có đờm cho bé bằng rau tần dầy lá

Với trường hợp bé bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi, các mẹ có thể sử dụng rau tần dầy lá để hỗ trợ làm tan đờm, giảm đau rát cổ họng cho bé. Rau tần dầy lá có tính hạ đờm, chống ho, chữa được bệnh cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được,… Nếu tìm thấy được loại rau này, bạn hãy áp dụng để cải thiện được tình trạng ho có đờm cho bé.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem rau tần dầy lá rửa sạch và ép nhuyễn lấy nước.
  • Hòa chung nước này với một ít muối và cho các bé uống.
  • Mỗi lần, bạn có thể cho bé uống 1 muỗng.
  • Khoảng 2 – 3 ngày sau, triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.

14/ Chữa ho có đờm cho bé bằng Lá bạc hà + Mật ong

Bạc hà có tính sát khuẩn cao, có khả năng tán phong nhiệt. Đồng thời, đây còn là nguyên liệu có tác dụng chữa đau đầu, ho có đờm, sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chữa trị cảm mạo, không ra mồ hôi,… Các mẹ có thể áp dụng lá bạc hà kết hợp với mật ong để nhanh chóng giảm được triệu chứng ho có đờm cho bé.

Chữa ho có đờm bằng Lá bạc hà + Mật ong

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá bạc hà rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước.
  • Trộn nước lá bạc hà với mật ong và tiến hành hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Cho bé uống mỗi ngày một muỗng để cải thiện tình trạng bệnh ho có đờm.

15/ Chữa ho có đờm cho bé bằng Lá Tràm

Cây tràm còn được gọi là cây chè cay. Với đặc tính khử độc, sát trùng, lá tràm có tác dụng sát khuẩn, xoa dịu, long đàm, thông mũi mát họng, giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho hiệu quả. Đặc biệt, trong lá tràm có chứa thành phần có cineol, eucalyptol giúp kháng khuẩn, ức chế virus. Các mẹ có thể sử dụng chúng để chữa bệnh ho có đờm cho bé.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem lá tràm rửa sạch và để ráo nước.
  • Tiếp đến, bạn cho chúng vào ấm và nấu nước.
  • Sử dụng nước này cho bé uống.
  • Mỗi lần, bạn có thể cho trẻ uống khoảng 1 muỗng.
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều, nhất là trẻ sơ sinh không được sử dụng cách điều trị này.

Người bệnh ho có đờm cần lưu ý những điều này

Không chỉ áp dụng những phương pháp trị ho được chúng tôi hướng dẫn ở trên, để có thể nhanh chóng điều trị được bệnh ho có đờm, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhất là những loại thuốc cắt cơn ho vì chúng có thể khiến cho đờm tích tụ ở cổ nhiều hơn và gây ra hiện tượng khó thở,
  • Thường xuyên sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng có thể khiến cơn ho nặng hơn.

Uống nước giúp chữa ho có đờm

  • Tích cực uống nhiều nước để có thể làm dịu và tan đờm ở cổ họng và dễ dàng loại bỏ các độc tố, vi khuẩn trong cơ thể.
  • Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống phù hợp, không được ăn những loại thực phẩm lạnh, cay, nóng,…
  • Bảo vệ cơ thể, tránh môi trường quá lạnh vì chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Đường thở sẽ bị khô và khiến cho người bệnh dễ bị ngạt thở, khó thở.
  • Nếu người bệnh bị ho có đờm, kèm theo các triệu chứng như sốt, đờm có máu, đờm màu vàng, xanh và đau ngực thì nhanh chóng tiến hành thăm khám.

Như vậy, với 20 cách trị ho có đờm được chúng tôi hướng dẫn ở trên, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc điều trị ho và giải quyết đờm. Thực tế, những cách chữa trị này chỉ giảm được phần nào triệu chứng bệnh ho có đờm chứ không thể chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn. Tốt nhất, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm để kiểm soát bệnh kịp thời.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:11 - 05/06/2023

Sau 2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mẹ bầu 9x – chị Thanh (Hà Nội) đã đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ người thực, việc thực để hiểu hơn về hiệu quả bài thuốc này.

Bình luận

20 cách chữa ho có đờm (Dứt cơn ho – Hết sạch đờm)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *