Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Ho khan, ho có đờm là bệnh gì?

Ho thông thường là một phản xạ tự nhiên của cơ thể người nhằm đẩy các dị nguyên gây bệnh ra ngoài cơ thể. Ho có thể chỉ đơn giản là do cơ thể bị kích thích nhưng cũng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ho khan, ho có đờm. Biết được biểu hiện ho là do nguyên nhân gì sẽ giúp chúng ta có được hướng đi đúng trong cách điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả.

Phản ứng ho nói chung, mà cụ thể là ho khan, ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó có thể là bệnh lý về đường ho hấp, đường tiêu hóa hay những triệu chứng kèm theo khi cơ thể có vấn đề về nội tiết, tim mạch hay chấn thương,…

Theo y học hiện đại, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh gây ra:

+ Viêm họng cấp: ho có đờm hoặc ho khan, có thể có sốt cao nhưng cũng có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Nhìn thấy họng đỏ, có hạt hoặc có mủ; tuyến amiđan có thể sưng.

+ Viêm thanh quản: thường có ho khan; tiếng nói khàn hoặc mất tiếng. Nếu bị bệnh bạch hầu thanh quản thì tiếng ho ông ổng. Bệnh nhân trong thể trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. Soi họng thấy có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản để thở.

+ Viêm khí quản, phế quản cấp: giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm, đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng, có sốt cao, nếu phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ mau khỏi.

+ Hen phế quản: gặp nhiều ở lứa tuổi trẻ và trung niên. Biểu hiện bệnh là: người bệnh không sốt; khó thở từng cơn, hay gặp cơn hen về ban đêm, trong lúc khó thở thấy tiếng rít cò cử. Sau mỗi cơn hen, bệnh nhân có ho và khạc ra nhiều đờm trắng, loãng. Bệnh hay tái phát nhiều lần do bội nhiễm; nếu bội nhiễm thì đờm có màu vàng.

+ Bệnh ho gà: thường gặp ở trẻ nhỏ, có sốt. Tính chất ho từng cơn, cuối cơn ho có tiếng rít như tiếng rít của gà gáy. Vì ho nhiều có thể gây vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi.

ho-khan-ho-co-dom-la-benh-gi

Ho khan, ho có đờm gặp nhiều ở trẻ em

+ Ho do dị vật đường hô hấp: ngay sau khi mắc dị vật, bệnh nhân ho sặc sụa, mặt tím tái, có tiếng thở rít, người ngột ngạt như sắp chết. Nếu dị vật xuống sâu và ổn định thì đỡ ho, đỡ khó thở. Trường hợp dị vật gây viêm nhiễm thì ho có đờm hoặc có máu, ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.

+ Viêm phổi: bệnh nhân có sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu tăng cao. Chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi.

+ Lao phổi: ho dai dẳng kéo dài, khạc ra đờm đặc, có khi lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Bệnh nhân thường sốt hâm hấp về chiều, người gầy, sút cân, chán ăn. Xét nghiệm đờm tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

+ Áp-xe phổi: bệnh nhân có sốt cao, đau ngực, ho khan hoặc có đờm. Nếu ổ áp-xe vỡ thông vào phế quản thì ho ra nhiều đờm như mủ, mùi tanh hoặc rất thối.

+ Ung thư phế quản: hay gặp ở người già, người hút thuốc lá, thuốc lào. Bệnh nhân gầy sút nhanh, ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu. Vì có khối u chèn ép nhiều gây khó thở, xẹp phổi. Cần đi chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định bệnh.

+ Ho do các bệnh tim mạch: tăng áp lực động mạch phổi, phổi bị ứ huyết, gặp trong các bệnh hẹp van hai lá, tâm phế mạn, suy tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch.

+ Ho do áp-xe gan: ổ áp-xe gây phản ứng phổi màng phổi, kích thích màng phổi gây ho.

Ngoài ra, ho khan, ho có đờm có thể do phụ nữ có thai thay đổi nội tiết, phụ nữ bị u xơ tử cung, bệnh trào ngược dạ dày, người rối loạn tinh thần… hoặc mắc một số bệnh toàn thân kèm viêm đường hô hấp cũng có ho, như bệnh cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, rubeon, bệnh nhiệt thán, các bệnh thuộc tai – mũi – họng. Ho còn gặp trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm không khí nóng hoặc lạnh, hít phải các hơi độc, hóa chất, thuốc lá gây kích thích niêm mạc đường hô hấp.

Nguyên nhân ho khan, ho có đờm trong Y học cổ truyền

Y học cổ truyền mặt khác, chia ho thành 2 loại: ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Ho do nội thương liên quan chặt chẽ tới các tạng Phế, Can, Thận.

  • Ho do ngoại cảm: Là khi nguyên khí (sức đề kháng) trong cơ thể bị hao tổn, không chống được các tà khí (bao gồm yếu tố thời tiết). Bộ phận tiếp xúc với tà khí đầu tiên lại là họng hầu nên dễ dẫn đến các chứng bệnh như Phong hàn (cảm lạnh): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi…
  • Ho do nội thương: Liên quan tới các tạng Phế, Can, Thận
    • Do tạng Phế: Họng là môn (cửa ngõ) của tạng phế, khi phế bị nhiệt hay hàn sẽ ảnh hưởng tới họng mà sinh ra ho. Người gầy, phế âm hư thường dẫn đến ho kéo dài, ho khan không có đờm, họng khô đau hoặc có máu, người háo nóng và mệt mỏi.
    • Do tạng Thận: Theo âm dương ngũ hành thì Phế thuộc hành Kim, Thận thuộc hành Thủy, Thận có ảnh hưởng rất nhiều đến Phế. Thận âm hư có thể dẫn đến Phế hàn, gây ra ho ít đờm hoặc ho có đờm trắng; còn Thận dương hư thì lại gây ra Phế nhiệt dẫn đến ho có nhiều đờm, đờm màu vàng.
    • Do tạng Can (gan): Cũng theo âm dương ngũ hành thì Can thuộc hành Mộc, thận thủy sinh can mộc, tạng Can và Thận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi thận âm hư sẽ dẫn đến can âm hư, từ đó ảnh hưởng đến Phế và sinh ra chứng bệnh ho.

Thông thường, nếu ho chỉ do tác nhân gây kích thích thì sẽ chấm dứt ngay trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi ho đã chuyển sang ho khan, hay ho có đờm thì tức là bệnh lý đã tiến triển nặng. Nhiều người dù vậy vẫn coi thường triệu chứng ho và chủ quan nghĩ bệnh sẽ tự khỏi. Chính suy nghĩ này đã khiến cho rất nhiều trường hợp bệnh tiến triển xấu, thậm chí xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc (như các biến chứng của viêm họng, viêm thanh quản, ung thư phế quản…). Việc xác định chính xác nguyên nhân, sau đó lựa chọn phương pháp điều trị ho khan, ho có đờm phù hợp là điều cần thiết. Ngay khi thấy mình có biểu hiện ho khan, ho có đờm trong thời gian dài, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.

Đọc thêm

Lương y Đỗ Minh Tuấn khắc tinh của bệnh amidan ho viêm họng mãn tính

4 cách trị viêm họng tại nhà hiệu quả nhanh chóng tức thì

” Cách điều trị viêm họng không dùng kháng sinh cực kỳ hiệu nghiệm! “

 

Cập nhật lúc 23:09 - 05/06/2023

Bình luận

Ho khan, ho có đờm là bệnh gì?

Bình luận (2)

  1. hạnh Trả lời

    đêm ho nhiều, ngủ dậy cổ họng nóng rát..có cách nào để chữa không ạ?

    1. Huy hung Trả lời

      Có thể bị trào ngược dạ dày, thực quản. Nếu có bệnh dạ dày, hay ợ chua. A xít dạ dày đêm nằm sẽ trào ngược lên họng gây bỏng họng và viêm mãi không khỏi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *