Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Ho ở trẻ em: Thông tin về bệnh và 2 cách chữa ho cho trẻ cực hay

Ho ở trẻ em là một tình trạng thường gặp nên rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chữa ho cho trẻ, khiến cho bệnh ngày càng kéo dài và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ho ở trẻ em
Ho ở trẻ em – Một trong những căn bệnh thường gặp


Ho vốn là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi các chất dị nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ rất dễ gây ra phản ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường. Thực tế, có trẻ ho trong khoảng thời gian 1 – 2 ngày nhưng cũng có trẻ thì ho kéo dài cả tuần. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nội dung bài viết bao gồm
I. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em
II. Các dạng bệnh ho thường gặp ở trẻ
III. Bệnh ho ở trẻ em khi nào đi khám bác sĩ?
IV. 2 cách chữa bệnh ho cho trẻ em
1. Chữa ho cho trẻ em bằng thuốc tây y
2. Chữa ho cho trẻ em bằng các mẹo dân gian

Nguyên nhân gây ho ở trẻ em

Vốn dĩ bệnh ho ở trẻ em là do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các bậc cha mẹ cần phải chú ý để có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ. Dưới đây là 5 nguyên nhân trẻ bị ho, các bậc cha mẹ cần biết.

  • Vi khuẩn, vi rút: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công vào cơ thể trẻ và gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, khiến trẻ bị ho.
  • Thời tiết lạnh: Thời tiết thay đổi, cơ thể không được giữ ấm sẽ khiến trẻ bị đau rát ở cổ. Vùng cổ nhanh chóng bị sưng tấy.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các axit trong thực quản bị trào ngược sẽ nhanh chóng tấn công vào vòm họng. Kèm theo đó là các loại vi khuẩn ở dạ dày gây đau rát cổ họng của trẻ.
  • Viêm tắc thanh quản: Đây là căn bệnh có thể khiến cho trẻ bị ho về đêm và liên tục quấy khóc. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do vùng thanh quản bị sưng to, dẫn đến nghẹt đường thở.
  • Cảm cúm: Tình trạng thời tiết thay đổi khiến cho các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập, gây ra bệnh ho có đờm. Trẻ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn,…

Các dạng bệnh ho thường gặp ở trẻ

Trẻ bị ho là một trong những triệu chứng thường thấy. Tuy nhiên, cơn ho ở trẻ thường diễn ra theo nhiều dạng khác nhau. mỗi dạng, trẻ lại ho với những đặc trưng riêng. Cụ thể, khi trẻ bị ho, bậc phụ huynh sẽ nhận thấy trẻ có các biểu hiện sau đây.

  • Ho sù sụ: Biểu hiện này cho thấy trẻ đang có dấu hiệu nhiễm trùng và sưng phần trên của đường hô hấp. Hầu hết, trẻ mắc phải triệu chứng này là do bệnh bạch hầu thanh quản.
  • Ho khúc khắc: Triệu chứng này dễ gặp phải khi trẻ bị ho lâu ngày. Khi trẻ ho, bạn sẽ nghe thấy âm thanh “khúc khắc”. Kèm theo đó là trẻ bị sổ mũi, hắt hơi thường xuyên.
  • Ho khò khè: Trẻ bị ho nhưng kèm theo đó là tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Triệu chứng này cho thấy trẻ bị viêm đường hô hấp dưới.
  • Ho dai dẳng: Cơn ho xuất hiện trong nhiều ngày liền và không có dấu hiệu khỏi.
  • Ho ban ngày: Trẻ bị ho ban ngày là do một số triệu chứng bệnh như dị ứng, hen suyễn, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác.
  • Ho ban đêm: Triệu chứng xảy ra khi trẻ bị viêm mũi, viêm ống xoang
  • Ho kèm sốt: Trẻ thường bị sốt trên 39 độ C và kèm theo tình trạng chảy nước mũi.
  • Ho kèm nôn mửa: Ho quá nhiều và kèm theo tình trạng nôn mửa.

Ngoài ra, một số dạng ho khác cũng thường gặp ở trẻ như ho gà, ho có đờm, ho khan,…

Bệnh ho ở trẻ em khi nào đi khám bác sĩ?

Ho là một phản xạ tự nhiên của trẻ để có thể loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Nếu bé bị ho nhẹ, các mẹ có thể chăm sóc bé ở nhà và theo dõi tình trạng của bé. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu ho dưới đây, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành thăm khám.

Thời điểm đưa trẻ bị ho tiến hành thăm khám
Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ho, khó thở
  • Ho cấp tính, kèm theo tình trạng tím tái da mặt
  • Trẻ bị sốt trên 39 độ C.
  • Trẻ bị ho, kèm theo tình trạng thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều.
  • Khàn giọng, kèm theo nôn ói.
  • Cơn ho kéo dài 2 tuần và ho vào lúc sáng sớm cũng như về đêm.
  • Suy nhược cơ thể, ăn không ngon, quấy khóc, mất ngủ,…

Những biểu hiện này cho thấy trẻ đang có nguy cơ mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, hen suyễn, viêm thanh quản cấp tính,… Đặc biệt, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện ho ra máu, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

2 cách chữa bệnh ho cho trẻ em

Hầu hết các trẻ bị ho thường kèm theo triệu chứng thở rít, khạc ra đờm. Cơn ho có thể khiến trẻ rũ rượi, mặt tím tái, mắt đỏ, ngừng thở. Sau mỗi lần ho, trẻ thường nôn ra thức ăn, mi mắt thấy nặng, loét dây hãm lưỡi. Để điều trị căn bệnh này cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây.

1/ Chữa ho cho trẻ em bằng thuốc tây y

Với những trẻ bị ho do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn phát triển, khiến bệnh tình nặng hơn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên lạm dụng thuốc Tây sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Sử dụng thuốc tây chữa bệnh ho ở trẻ
Chữa bệnh ho cho trẻ bằng các loại thuốc Tây
  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng chống lại các triệu chứng kích ứng họng gây ho nhưng hiện nay không được sử dụng nhiều cho trẻ vì có thể làm cho trẻ buồn ngủ chán ăn.
  • Thuốc tiêu đàm: giúp làm gãy cầu nối disulfid mucoprotein của chất nhầy làm cho trẻ dễ khạc ra ngoài. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể phá vỡ niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày.
  • Các loại siro thảo dược: có tác dụng làm dịu cơn ho đối với những trường hợp ho khan, ho do kích thích, hầu như vô hại đối với trẻ.

Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, các mẹ cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, không được tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

2/ Chữa ho cho trẻ em bằng các mẹo dân gian

Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh đang sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé mà còn khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.”

Cách đơn giản để giảm nhanh triệu chứng ho cho trẻ là sử dụng các bài thuốc dân gian. Với các loại thảo dược từ thiên nhiên, các mẹ có thể hoàn toàn an tâm sử dụng chúng để chữa trị bệnh cho trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến nhất, bậc phụ huynh có thể tham khảo.

✪ Mật ong

Vốn an toàn cho sức khỏe của trẻ, mật ong có khả năng làm tiêu đờm và giảm nhanh cảm giác khó chịu trong vòm họng. Với thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao, mật ong có thể cải thiện tình trạng ho cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp cho trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Sử dụng mật ong chữa ho cho trẻ
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc chữa ho cho trẻ

Các mẹ có thể cho trẻ uống 1 muỗng mật ong hòa tan với nước trước khi đi ngủ. Đây là cách làm rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị bệnh khá cao. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh quá nhỏ, bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống với lượng vừa phải, không được uống quá nhiều. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa ho bằng mật ong và tỏi để điều trị bệnh ho cho trẻ rất tốt và an toàn.

✪ Lá hẹ, đường phèn, mật ong

Trong dân gian, nhiều người sử dụng lá hẹ, đường phèn kết hợp với mật ong để chữa trị bệnh ho cho trẻ. Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc. Sự kết hợp của ba nguyên liệu này sẽ là chất dinh dưỡng thiết yếu để có thể làm dịu cơn ho. Bên cạnh đó, đường phèn còn có khả năng làm tan đờm, giảm đau rát, khó chịu ở vòm họng.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đem lá hẹ rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước.
  • Tiếp đến, các mẹ cho thêm một chút đường phèn và hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
  • Cho bé uống 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa.
  • Thực hiện kiên trì để bệnh nhanh chóng khỏi.

✪ Cam nướng

Với thành phần nhiều vitamin C dồi dào, cam nướng có tác dụng giảm nhanh được tình trạng viêm rát họng và tiêu đờm ở cổ họng. Sử dụng cam thường xuyên là phương pháp giúp vòm họng nhanh chóng tan biến và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cam chữa ho cho trẻ, các mẹ chú ý không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam vì có thể gây tổn thương dạ dày của trẻ.

Cách thực hiện như sau:

  • Các mẹ đem quả cam tươi và ngâm trong nước muối để khử độc
  • Tiếp đến, đặt cam trong lò vi sóng và tiến hành bóc vỏ cho bé ăn cam bên trong.
  • Đây là phương pháp có tác dụng cầm ho và tiêu đờm rất hiệu nghiệm.

✪ Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Theo y học cổ truyền, củ cải trắng là nguyên liệu có vị thanh, mát. Sử dụng củ cải trắng kết hợp với mật ong là một trong những phương pháp có tác dụng chữa trị ho cho bé vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, với tính ấm của gừng, trẻ sẽ nhanh chóng giảm bớt được tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng.

Các mẹ có thể áp dụng công thức sau để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.

  • Đem củ gừng và củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ.
  • Cho 2 nguyên liệu này xay nhuyễn, lấy nước cho vào bát cùng với một ít mật ong.
  • Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Mỗi lần, người bệnh uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê và uống 3 lần/ngày.

✪ Cây xương sông

Xương sông là loại cây có lá hình thuôn dài, mép có răng cưa. Theo Đông y, lá cây xương sông thường có mùi hăng, tính ấm được dùng để chữa trị căn bệnh ho, nổi mề đay, viêm họng,… Nếu chẳng may trẻ có dấu hiệu ho, các mẹ có thể sử dụng loại cây này để nhanh chóng làm giảm nhanh triệu chứng ho khan, khản tiếng cho bé.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng búp lá non của lá xương sông và lá hẹ rửa sạch.
  • Đem hai nguyên liệu này thái nhỏ, trộn cùng với đường.
  • Cho hỗn hợp trên hấp cách thủy và để nguội cho trẻ uống.

✪ Nước vo gạo và rau diếp cá

Không quá khó để chữa bệnh ho cho trẻ bằng nước vo gạo và rau diếp cá. Loại rau này có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ nhanh tình trạng ho, viêm họng, đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, lượng vitamin dồi dào trong nước vo gạo sẽ giúp bệnh nhân có thể dễ dàng cải thiện ho nhanh chóng.

Chữa ho cho trẻ bằng nước vo gạo và rau diếp cá
Nước vo gạo và rau diếp cá – Bí quyết chữa trị ho cho trẻ

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá diếp cá rửa sạch và giã nhuyễn lấy nước.
  • Tiếp đến, bạn lấy một bát nước vo gạo trộn với rau diếp cá.
  • Cho hỗn hợp này lên bếp và đun sôi trong vòng 20 phút.
  • Sử dụng nước này cho bé uống đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.

✪ Củ nghệ tươi

Để chữa bệnh viêm họng bằng nghệ tươi cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng theo công thức như sau:

  • Đem củ nghệ tươi giã nhuyễn lấy nước.
  • Sau đó, các mẹ có thể cho thêm vào khoảng 5 g đường phèn và một ít nước lọc.
  • Sử dụng hỗn hợp này để chưng cách thủy trong khoảng 10 phút.
  • Mỗi lần, các mẹ có thể cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê tùy thuộc vào độ tuổi của từng trẻ.
  • Cho trẻ uống ngày 3 lần cho bệnh nhanh chóng khỏi.

✪ Quất và hạt quất

Quất tươi có tác dụng chữa trị bệnh ho ở trẻ em rất hiệu quả. Cũng tương tự như chanh, quả quất có thể giúp bé giảm được tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng. Hạt quất xanh có tác dụng tiêu đờm và làm ấm thanh quản khi trẻ bị ho.

Để chữa trị ho có đờm cho trẻ bằng quất và hạt quất, các mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Các mẹ có thể sử dụng khoảng 2 – 3 quả quất xanh, rửa sạch.
  • Sau đó, tiến hành cắt ngang và để nguyên cả vỏ lẫn hạt.
  • Đem quất trộn với đường phèn hoặc mật ong và hấp cách thủy cho quất chín.
  • Sử dụng hỗn hợp này cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

✪ Hoa hồng bạch

Theo Đông y, hoa hồng bạch có tính bình, ấm, vị ngọt. Đây là loài hoa có đặc tính kháng viêm, làm dịu vòm họng và giảm nhanh tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng. Hoa hồng bạch là một trong những nguyên liệu trong thuốc Đông y, có tác dụng chữa trị ho và tan đờm cho người bệnh.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem hoa hồng bạch rửa sạch và cho vào bát cùng với một ít mật ong.
  • Các mẹ đem chúng đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Sử dụng nước hoa hồng cho trẻ uống.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này sẽ giúp trẻ thoát khỏi cơn ho hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc điều trị bệnh ho ở trẻ em. Ho không còn là một triệu chứng thông thường mà nó còn tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ho, các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Biên tập: THÙY TRÂM

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:12 - 05/06/2023

Bình luận

Ho ở trẻ em: Thông tin về bệnh và 2 cách chữa ho cho trẻ cực hay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *