Bị ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Rất nhiều người chưa biết

Ho ra máu không chỉ là một triệu chứng mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Người bệnh cần phải thận trọng để tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Ho ra máu – Một trong những biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm

Ho ra máu là như thế nào? Cần xác định đúng

Theo BS. Nguyễn Thị Hoài An (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết:

“Ho ra máu là tình trạng người bệnh bị khạc ra máu ở đường hô hấp dưới khi đang ho. Đây là một trong những triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải phân biệt rõ triệu chứng ho ra máu thực sự với các biểu hiện thông thường khác.

Tình trạng ho ra máu thực sự là khi người bệnh cố gắng hết sức để ho vẫn bị khạc ra máu. Trong đó, máu thường có bọt và xuất hiện màu đỏ tươi. Đồng thời, trước khi ho, người bệnh thường có triệu chứng nóng, rát ở phía sau xương ức, đau ngực và thường xuyên bị ngứa rát ở cổ.

Lượng máu khi bị ho có thể chỉ vài ml hoặc chỉ vài tia máu lẫn với những chất bị khạc nhổ ra. Một số trường hợp, người bệnh có thể ho ra máu với lượng trung bình từ vài chục đến vài trăm ml hoặc nhiều hơn, trên 200 ml. Lượng máu nhanh chóng ào ra ngoài ồ ạt, khiến người bệnh sặc sụa. Lúc này, người bệnh càng ho thì máu ộc ra càng nhiều.

Một số trường hợp, người bệnh bị ho ra máu với lượng máu quá nhiều sẽ gây đông máu ở đường hô hấp. Điều này khiến cho người bệnh bị bít tắt các phế quản và đứng trước nguy cơ bị nghẹt thở.

Người bệnh cần phải phân biệt triệu chứng này với một số biểu hiện như:

  • Khạc ra máu ở đường mũi họng: Bệnh nhân không ho nhưng máu vẫn liên tục chảy ra ở đường mũi họng, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đây là biểu hiện của một số bệnh như chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…
  • Ói ra máu: Máu khi ói ra thường rất dễ bị lẫn với thức ăn và không có dấu hiệu xuất hiện bọt. Triệu chứng này cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài,…

Những bệnh lý gây ho ra máu cần lưu ý

Nếu chẳng may có dấu hiệu ho ra máu, người bệnh cũng không nên quá chủ quan. Triệu chứng này cho thấy người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như sau:

Bị ho ra máu do bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là một trong những căn bệnh do di chứng của bệnh lao phổi gây ra. Người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng mạn tính ở phổi, áp xe phổi, viêm phổi do dị vật đường thở. Căn bệnh này cũng khiến cho người bệnh rất dễ bị ho ra máu.

Thông thường, tình trạng ho ra máu sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày. Bệnh thường tái đi tái lại rất nhiều lần, khiến cho người bệnh rất dễ bị suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn. Một số trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột.

Để biết chính xác bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X quang phổi và CT ngực có cản quang. Người bệnh cần phải tiến hành cắt bỏ thùy phổi bị giãn, hoặc thuyên tắc mạch máu để có thể điều trị bệnh dứt điểm.

Bị ho ra máu do bệnh lao phổi

Việt Nam vốn là một trong những quốc gia có tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cao nhất. Đây là một trong những căn bệnh có nguy cơ gây ra tình trạng ho ra máu hàng đầu. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như ho khạc đờm trên 2 tuần, gầy sút, sốt nhẹ về chiều, kém ăn, đổ mồ hôi và đau tức ngực.

Lao phổi gây ho ra máu
Bệnh lao phổi – Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu

Với căn bệnh này, người bệnh cần phải tiến hành chụp X – quang và xét nghiệm đờm để nhanh chóng phát hiện bệnh. Nếu trên phim X – quang xuất hiện một số điểm mờ, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh lao phổi. Để xác định chính xác, nếu xét nghiệm đờm cho kết quả dương tính, tức bệnh nhân đã mắc bệnh lao phổi.

Bị ho ra máu do bệnh ung thư phổi

Triệu chứng ho ra máu còn cho thấy người bệnh rất dễ bị ung thư phổi. Đây là một trong những căn bệnh ác tính rất thường hay gặp phải ở những người thường xuyên nghiện hút thuốc lá. Người bệnh thường có các biểu hiện đi kèm như ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sút cân, ho ra máu với lượng ít,…

Người bệnh cần phải tiến hành thực hiện một số xét nghiệm như X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết u. Thông qua một số xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đánh giá được các giai đoạn tiến triển của bệnh ở mức độ nào. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Bị ho ra máu do bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp

Tình trạng ho ra máu còn là biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Người bệnh sẽ rất dễ bị viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp hay mãn tính, áp xe phổi, nấm phổi. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng như sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (tức là người bệnh bị đau ngực khi ho, mỗi khi bệnh nhân hít sâu vào, thay đổi tư thế).

Để biết rõ chính xác bệnh nhân có mắc phải căn bệnh này hay không, người bệnh cần phải thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, X quang phổi, có thể CT ngực. Đây là những xét nghiệm có thể giúp cho người bệnh xác định chính xác được các nguyên nhân gây bệnh, loại trừ trường hợp ung thư, giãn phế quản, lao.

Khi bị ho ra máu cần lưu ý ngay những điều này

Ho ra máu rất dễ khiến cho người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, khi bị ho ra máu, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc cầm máu, giảm ho theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không được sử dụng nước đã trong khoảng thời gian người bệnh bắt đầu ho ra máu.
  • Bệnh nhân không được ăn những loại thức ăn quá cứng vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến vòm họng.
  • Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm có chứa cồn và chất kích thích.
  • Người bệnh không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Sử dụng khẩu trang để bảo vệ họng và cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xung quanh.

Những trường hợp ho ra máu cần đi khám ngay

Tiến hành khám bác sĩ là việc làm cần thiết cho bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu. Vốn dĩ căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, để biết chính xác được nguyên nhân khiến cho bạn bị ho ra máu là do đâu, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thời điểm bệnh nhân nên tiến hành thăm khám khi bị ho ra máu
Người bệnh nên tiến hành thăm khám khi bị ho ra máu

Bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám bác sĩ khi gặp phải một trong các triệu chứng sau:

  • Ho ra nhiều máu, lượng máu lẫn với đờm kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Tức lồng ngực, khó thở, thở dốc
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng
  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
  • Mồ hôi đổ nhiều vào ban đêm, kèm theo tình trạng sốt.
  • Người bệnh cảm thấy khó thở, kể cả khi tiến hành các hoạt động rất nhẹ nhàng.

Với tình trạng ho ra máu, người bệnh không nên quá chủ quan mà dẫn đến hiện tượng xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong quá trình điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh chóng khỏi.

Ngọc Linh (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:27 - 05/06/2023

Bình luận

Bị ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Rất nhiều người chưa biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *