Viêm phế quản ho ra máu là dấu hiệu chứng tỏ bệnh đang ở mức độ đáng cảnh báo. Bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân mà còn có khả năng tử vong cao. Do đó cần điều trị viêm phế quản ho ra máu đúng cách theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Bản chất viêm phế quản đã là một trong những bệnh lý về đường hô hấp rất nguy hiểm. Song song đó tình trạng viêm phế quản ho ra máu còn nguy hiểm rất nhiều lần so với bản chất thông thường của nó. Bởi khi phát bệnh nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng khôn lường. Những biến chứng này đều có khả năng gây tử vong cao. Mặt khác chứng ho ra máu còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác mà chúng ta không thể đoán trước.
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản ho ra máu
Khi xuất hiện dấu hiệu viêm phế quản ho ra máu đồng nghĩa với việc vùng họng và niêm mạc họng của đường hô hấp đã có dấu hiệu bị xung quyết. Ngoài ra viêm phế quản lâu ngày đã khiến dịch dính bài tiết ra với một lượng tương đối lớn kéo theo phù nước khiến người bệnh có triệu chứng ho ra máu.
Bên cạnh đó viêm phế quản ho ra máu còn là triệu chứng thường thấy của những người đang mắc các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như:
1. Bệnh lao phổi là nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản ho ra máu
Khi viêm phế quản ho ra máu chứng tỏ bệnh nhân có khả năng đang mắc bệnh lao phổi. Theo đó, người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhiều tại vùng họng, ho và xuất hiên đờm, trên 2 tuần sẽ chuyển sang ho ra máu tươi hoặc đờm có lẫn máu.
Nếu ho ra máu bắt nguồn từ viêm phổi, người bệnh sẽ nhận thấy có vài triệu chứng đi kèm như: Sút cân, mệt mỏi kéo dài, thường hay sốt nhẹ về chiều, ra nhiều mồ hôi lúc nửa đêm, khó thở, thở gấp và đau tức ngực.
2. Viêm phế quản ho ra máu do dãn phế quản
Dãn phế quản cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng ho ra máu. Khi mắc bệnh lao phổi hoặc nhiễm trùng mãn tính ở phổi (áp xe phổi, viêm phổi khi vô tình hít và mắc phải các dị vật tại đường thở) lâu ngày gây nên tình trạng dãn phế quản và kèm theo đó là chứng ho ra máu.
Ho ra máu ở người bị dãn phế quản sẽ xuất hiện ít và có khả năng tự cầm máu trong vòng từ 3 đến 5 ngày, tuy nhiên rất dễ tái phát nhiều lần trong ngày. Bên canh đó nếu triệu chứng này xuất hiện với một lượng máu trên 100ml sẽ dẫn đến tử vong.
3. Viêm phế quản ho ra máu do ung thư phổi
Khi ung thư phổi xuất hiện sẽ không có bất cứ triệu chứng rõ ràng nào trong giai đoạn đầu. Đến lúc bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn thì mới xuất hiện chứng ho ra máu với lượng ít, ho dai dẳng kéo dài, đau tức tại vùng ngực, sút cân, khó thở.
Ngoài ra viêm phế quản ho ra máu còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: Viêm phế quản chuyển biến sang viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi, nhẹ nhất là viêm viêm phế quản mãn tính.
Viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng (chuyên khoa hô hấp, bệnh viện Đại học y dược) cho biết phần lớn bệnh nhân viêm phế quản ho máu sẽ chấm dứt ngay sau một thời gian và không để lại hậu quả nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên nếu viêm phế quản ho ra máu là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm hoặc ho ra máu dai dẳng, thường xuyên và kéo dài với mức độ xuất huyết trên 200ml/ngày thì chúng ta nên đặc biệt lưu ý . Theo đó bệnh nhân cần đến các cơ sơ y tế ngay lập tức bởi nếu trường hợp này diễn ra liên tục trong vài ngày sẽ gây nên tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Những cách điều trị viêm phế quản ho ra máu
1. Điều trị viêm phế quản ho ra máu theo Y học hiện đại
Tùy theo mức độ ho ra máu và tiến trình phát triển bệnh lý mà chúng ta có thể dùng những cách điều trị viêm phế quản ho ra máu cũng như những cách xử lý tình trạng này như sau:
Viêm phế quản ho ra máu nhẹ
Nếu viêm phế quản ho ra máu xuất hiện ho với một lượng máu dưới 50ml/ngày hoặc chỉ lẫn một ít trong dịch đờm, chúng ta nên:
- Nằm nghỉ ngơi tại những chỗ yện tĩnh, thoáng mát và trong lành
- Có thể dùng các loại thuốc ho và an thần để cầm máu theo sự hướng dẫn của dược sĩ
- Uống nhiều nước lọc và nước mát
- Giảm và tránh hoạt động nặng
- Ăn các loại thức ăn dạng lỏng (sữa, cháo, súp…)
- Không dùng các loại đồ ăn cay nóng, khó tiêu, đồ ăn cứng
- Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá)
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt, chất đạm, protein có trong thịt, trứng, cá, sữa và các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây.
Viêm phế quản ho ra máu với lượng trung bình
Nếu viêm phế quản ho ra máu với lượng xuất huyết từ 50ml đến 200ml một ngày, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sơ y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Viêm phế quản ho ra máu nặng
Khi viêm phế quản ho ra máu với lượng xuất huyết trên 200ml/ngày, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa truyền máu gấp, đồng thời theo dõi điều trị.
2. Điều trị viêm phế quản ho ra máu theo Đông y
Tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà chúng ta có thể chọn cho mình một trong những phương pháp Đông y điều trị viêm phế quan ho ra máu dưới đây.
Dùng nước mã thầy và mật ong chữa viêm phế quản ho ra máu
Trong Đông y củ mã thầy có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, cầm máu, tỳ vi hư hàn và huyết hư. Bên canh đó mật ong chứa nhiều hoạt chất và các loại vitamin nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm và có khả năng làm dịu đi những cơn đau buốt họng do do rất tốt.
Nguyên liệu:
- 100 gram mã thầy tươi
- 300ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Mã thầy mang đi gọt sạch vỏ, rửa sach. Sau đó thực hiện ép lấy phần nước
- Cho mật ong nguyên chất vào nước ép mã thầy và khuấy đều
- Người bệnh cần uống 200ml nước mã thầy và mật ong mỗi ngày
- Kiên trì thực hiện từ 5 đến 7 ngày để nhận thấy kết quả. Theo đó chứng viêm phế quản sẽ thuyên giảm và dần biến mất.
Chữa viêm phế quản ho ra máu bằng canh ngân nhĩ
Trong Đông y ngân nhĩ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể và chữa chứng viêm phế quản ho ra máu rất tốt.
Nguyên liệu:
- 200 gram ngân nhĩ
- 100 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Ngâm ngân nhĩ trong nước khoảng 24 tiếng. Sau đó vớt ra và mang đi rửa sạch
- Cho ngân nhĩ cùng với 1 lít nước vào nồi và thực đun sôi
- Cho thêm đường phèn vào nồi và hòa tan
- Ăn 2 lần mỗi ngày (sáng, tối). Mỗi lần 200ml cả nước và cái canh ngân nhĩ.
Dùng ngó sen và mật ong chữa viêm phế quản ho ra máu
Ngó sen mang trong mình tính ấm và có tác dụng làm thanh mát cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, cầm máu và có khả năng chữa viêm phế quản ho ra máu.
Nguyên liệu:
- 50ml mật ong nguyên chất
- 50 gram ngó sen
- 30 gram cuống lá sen
Cách thực hiện:
- Ngó sen và cuống lá sen mang đi rửa sạch
- Cho ngó sen và cuống lá sen đã rửa cùng với mật ong vào nồi và thực hiện đun sôi
- Chắt lấy nước uống
- Dùng 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Thịt heo xào ngó sen điều trị viêm phế quản ho ra máu
Thịt heo xào ngó sen không chỉ là một món ăn mà còn là một bài thuốc có tác dụng chữa phế quản ho ra máu, ho có đờm kèm máu, điều trị táo nhiệt thương phế.
Nguyên liệu:
- 100 gram ngó sen
- 100 gram thịt heo vai
- 3 gram tiêu hạt
- Mì chính, dầu ăn, đường trắng, bột đậu.
Cách thực hiện:
- Thịt heo mang đi rửa sạch, thái thành từng lát
- Ngó sen rửa sạch và cắt thành từng đoạn vừa ăn
- Ướp thịt heo cùng với muối, mì chính và tiêu khoảng 5 phút
- Cho thịt heo xào với ngó sen
- Thêm vào một ít nước đun sôi và tắt bếp
- Dùng ngay khi còn nóng.
Điều trị viêm phế quản ho ra máu theo Đông y và Y học hiện đại cần được kết hợp mật thiết với nhau. Bởi bệnh lý này chiếm tỉ lệ nguy hiểm rất cao và gây nên nhiều biến chứng khôn lường, do đó người bệnh tuyệt đối không thể bỏ qua sự hỗ trợ của phương pháp Y học hiện đại trong khi dùng phương pháp Đông y.
Trên đây là những nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như những cách điều trị ngay khi viêm phế quản ho ra máu hiệu quả. Nếu tình trạng của người bệnh ở giai đoan nhẹ và biết cách chăm sóc khi bị viêm phế quản ho ra máu thì bệnh sẽ không chuyển biến xấu và quá nguy hiểm.
Còn nếu tình trạng bệnh, cách chăm sóc, sự điều trị đi theo hướng ngược lại sẽ gây nguy hiểm và có khả năng tử vong cao. Cách tốt nhất đối với một người đang mắc bệnh viêm phế quản ho ra máu là đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ chuyên khoa làm kiểm ta và hướng dẫn điều trị.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!