Viêm phế quản uống kháng sinh gì? có nên dùng những loại thuốc kháng sinh cho những lần điều trị lâu dài là những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đọc ngay bài viết để tham khảo những thông tin quan trọng.
Tìm hiểu bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một dạng bệnh lý về đường hô hấp rất dễ xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài khiến cơ thể suy yếu vì không thể thích nghi kịp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và lan rộng dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Đa phần bệnh viêm phế quản xuất hiện thường do tác nhân virus xâm nhập, còn vi khuẩn vẫn chiếm tỉ lệ xuất hiện hiếm hơn nhiều. Việc đó khiến căn bệnh này có khả năng gây nguy hiểm cao hơn rất nhiều lần so với những bệnh lý khác và thực tế cho thấy viêm phế quản cũng rất khó điều trị. Ngoài ra khí thải, chất độc hại, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác nhân dị ứng, khói thuốc lá…cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp ở cả người lớn và trẻ em.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản đồng nghĩa với việc các triệu chứng của bệnh sẽ đeo bám cơ thể bệnh nhân trong một thời gian dài. Với lần đầu tiên “ra mắt”, viêm phế quản sẽ thể hiện ra ngoài cơ thể cùng với những triệu chứng về viêm đường hô hấp trên. Cụ thể như: Người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ, hắc hơi và sổ mũi liên tục, đau rát vùng cổ họng. Sau vài ngày bệnh sẽ tiến triển với nhiều triệu chứng thể hiện sự nguy hiểm khác: Sốt cao trên 39 độ C, ho khan và ho có đờm xuất hiện nhiều hơn (đờm có lẫn nhiều mủ vàng hoặc xanh sẫm), ho có đờm lẫn máu.
Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh viêm phế quản không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Những biến chứng này không chỉ gây ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn có khả năng gây tử vong cao.
Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh cần dùng các loại thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra tùy thuộc theo những nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chỉ định sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng.
1. Viêm phế quản xuất hiện do vi khuẩn
Cần dùng thuốc kháng sinh với những trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn tác đông và có những dấu hiệu:
- Ho khan, ho có đờm có chứa nhiều mủ vàng hoặc xanh sẫm
- Viêm phế quản đã xuất hiện và duy trì trạng thái trên 10 ngày
- Trong máu ngoại vi đột nhiên chứa một số lớn lượng bạch cầu, tăng cao trên 10Giga/lít
2. Viêm phế quản bội nhiễm
Trong thời gian virus xâm nhập và lây lan nhưng người bệnh không được điều trị kịp thời đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi đó trong cơ thể bệnh nhân chứa đồng thời cả viêm phế quản do virus gây ra và viêm phế quản do vi khuẩn gây hại xâm nhập, được gọi chung là viêm phế quản bội nhiễm.
Trong trường hợp viêm phế quản bội nhiễm người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh theo quy định của bác sĩ.
Tuy cùng là bệnh viêm phế quản nhưng nếu do tác nhân virus sinh ra bệnh, người bệnh sẽ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Bởi khi sử dụng những loại dược phẩm này chữa viêm phế quản do virus gây nên không chỉ không có tác dụng mà còn xảy ra hiện tượng kháng thuốc mạnh mẽ của các loại virus. Ngoài ra cơ thể còn xuất hiện chứng lờn thuốc, thuốc không có tác dụng trị bệnh cho những lần sau.
Bên cạnh đó tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản gây sốt, đau nhức vùng đầu, mệt mỏi kéo dài, đau rát vùng cổ họng, ho có đờm trắng… vì đây là những dấu hiệu bệnh do virus mang đến.
Tuy nhiên dù là ở bất cứ trường hợp nào vẫn không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến cơ thể.
Viêm phế quản uống kháng sinh gì?
Tùy thuộc vào từng cơ địa, nguyên nhân gây bệnh và mức độ phát triển của từng bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho từng bệnh nhân viêm phế quản. Cụ thể như sau:
- Sử dụng những thuốc kháng sinh có tác dụng chống co thắt phế quản (theophylin, salbutamol)
- Chữa viêm phế quản bằng thuốc an thần
- Sử dụng thuốc kháng histamin
- Khi viêm phế quản kéo theo chứng ho có đờm liên tục trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh prednisolon, thuốc long đờm
- Trường hợp viêm phế quản gây ho khan có thể dùng tecpin-codein, paxeladine để giảm ho
- Viêm phế quản kèm theo triệu chứng sốt trên 38 độ C có thể dùng panadol, efferalgan để hạ sốt
Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản
Không chỉ đối với bệnh viêm phế quản mà trong rất nhiều trường hợp khác việc sử dụng thuốc kháng sinh phải được cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý và đúng liều lượng; tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh và mua thuốc kháng sinh sử dụng không theo một đơn thuốc nào của bác sĩ; chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian ngắn, không nên sử dụng lâu dài và lạm dụng thuốc quá nhiều.
Ngoài ra trong thời gian chữa viêm phế quản bằng thuốc kháng sinh cần kết hợp thêm một vài lưu ý. Điều này sẽ giúp hỗ trợ công cuộc điều trị trở nên tốt hơn. Cụ thể như:
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa
- Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là chất sắt, đạm, các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây
- Uống nhiều nước lọc hằng ngày
- Có chế độ nghỉ ngơi nhiều
- Hạn chế thực hiện các hoạt động liên quan nhiều đến thể lực
- Tạo không khí ẩm bằng máy tạo độ ẩm hoặc cũng có thể để một chậu nước trong phòng
- Thuốc chữa ho và thuốc long đờm nên sử dụng đúng, cách đúng liều lượng và khi thật sự cần thiết
- Những loại thuốc giảm đau chữa các triệu chứng do viêm phế quản gây ra cần nên sử dụng theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ
- Hạn chế dùng những loại thức ăn quá cay hoặc quá nóng
- Hạn chế sử dụng những loại chất kích thích: Rượu, bia, khói thuốc lá
- Sống và làm việc tại những nơi trong lành, thoáng mát
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khí thải, nấm móc, hóa chất, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các tác nhân dị ứng, vi khuẩn, virus… bằng cách mang khẩu trong khi ra đường
- Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà
- Hạn chế chưng hoa trong phòng
- Vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng súc miệng, rửa mũi hằng ngày.
- Báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh
Thông qua bài viết, bạn đọc sẽ biết được những thông tin cần thiết xoay quanh bệnh viêm phế quản, viêm phế quản uống thuốc kháng sinh gì cũng như những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trong thời gian chữa bệnh. Theo đó bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn trọng khi dùng các loại dược phẩm chữa viêm phế quản để tránh những điều không hay có thể xảy ra. Mặt khác trong thời gian điều trị bệnh, nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường xảy ra cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!