Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao đây bác sĩ?

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao ạ? Thời tiết quá lạnh khiến cháu nhà tôi thường xuyên gặp phải tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi kéo dài, ngạt mũi,… Cháu bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, bú sữa rất ít và có cảm giác khó thở về đêm, thường xuyên thở khò khè. Thực sự tôi rất lo lắng cho sức khỏe của con, không biết căn bệnh này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ hay không? Rất mong bác sĩ giải đáp sớm giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.

(Hồ Thị Hồng Liễu, 28 tuổi, Vũng Tàu)

TƯ VẤN:

Bạn Hồng Liễu thân mến!

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ quá yếu cũng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm cho trẻ như ho, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, khó thở về đêm, sốt,… Những biểu hiện này cho thấy trẻ có khả năng mắc phải một số căn bệnh như cảm cúm, ngạt mũi sơ sinh, xuất hiện dị vật trong mũi,…

Vì sao trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Tuy nhiên các mẹ thường có xu hướng thờ ơ và không quan tâm nhiều đến vấn đề này dẫn đến bé thường xuyên mắc bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Vì sao trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?
Những nguyên nhân gây ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh

1. Viêm hô hấp trên khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh là những bệnh lý chung về đường hô hấp. Ngoài ra chúng còn được gọi là viêm hô hấp trên. Chính những bệnh lý này đã khiến bé thường xuyên mắc chứng ho sổ mũi. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên trong một vài trường hợp sẽ gây biến chứng sang nhiều bệnh nguy hiểm khác.

2. Cảm cúm khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Virus và các loại vi khuẩn là nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Song song đó bé còn có một vài triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng…

3. Dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trong quá trình tiếp xúc với các thành phần khói bụi, nấm mốc, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, lông thú cưng… sẽ gây ra tình trạng dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Do đó bậc phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa sạch sẻ, hạn chế cho thú cưng di chuyển trong nhà, tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.

4. Ngạt mũi sơ sinh khiến trẻ bị ho sổ mũi

Ngạt mũi sơ sinh xảy ra khi trẻ có dấu hiệu bị sổ mũi nhưng không kèm theo các triệu chứng khác. Nguyên nhân là do đường hô hấp của trẻ chưa được hút sạch nước nhầy bào thai.

5. Di vật trong mũi khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Những vật lạ mắc kẹt trong mũi sẽ gây chảy nước mũi, sổ mũi, đôi khi lẫn thêm một ít máu.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Các triệu chứng này vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, khi trẻ mắc phải căn bệnh này, các mẹ cần phải có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ tiêu hóa khá yếu. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh cho trẻ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như làm giảm nhanh triệu chứng ho, bậc phụ huynh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho, sổ mũi cho trẻ. Sau đây là một số mẹo giúp các mẹ có thể áp dụng để điều trị bệnh ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

1/ Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi cho trẻ sơ sinh là cách làm được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nước muối sinh lý có thể xác khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và giúp trẻ dễ dàng thở hơn. Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha loãng để áp dụng cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, các mẹ nên chọn nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi cho bé.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đơn giản mà hiệu quả

Khi sử dụng nước muối sinh lý, mỗi lần nhỏ, các mẹ chỉ nên nhỏ mỗi bên mũi một giọt và không nên đưa sâu ống dẫn vào bên trong hốc mũi của trẻ, tránh tình trạng tổn thương ở mũi. Sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên mũi cho trẻ, các mẹ nên lau sạch mũi và tiếp tục nhỏ sang mũi thứ hai. Cách làm tương tự như khi nhỏ ở mũi thứ nhất. Cách làm này sẽ giảm bớt tình trạng sổ mũi ở trẻ hiệu quả nhất.

2/ Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng

Sử dụng nước gừng để ngâm chân cho trẻ sơ sinh là cách giúp khắc phục được triệu chứng ho sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất. Đầu tiên, các mẹ có thể đem củ gừng gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, bạn trộn một nhúm muối ăn  với gừng và pha với nước ấm trong khoảng 40 độ. Lúc này, bạn hãy cho chân bé vào và ngâm ngập chân bé, vừa ngâm vừa mát xa, đồng thời cho thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ. Bạn ngâm chân trẻ trong vòng 20 phút rồi lau khô. Cuối cùng, các mẹ hãy xoa dầu gió và đi tất để giữ ấm chân cho bé tốt nhất. Bạn hãy thực hiện cách làm này trước khi bé đi ngủ.

Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng
Mẹ ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng đạt hiệu quả nhanh chóng

3/ Sử dụng tinh dầu bạc hà

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dãn các mạch máu, giúp không khí dễ lưu thông trong mũi hơn. Chính vì vậy, sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ giúp làm giảm tình trạng khó thở ở trẻ, hạn chế tình trạng ngạt mũi về đêm, giúp các bé ngủ sâu giấc hơn.

Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu bạc hà
Phương pháp dùng dầu bạc hà trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Để áp dụng cách làm này, các mẹ có thể đốt một chút tinh dầu bạc hà trong phòng để giúp bé dễ thở hơn hoặc cho vào bồn tắm lúc xông hơi cho bé. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên cho một chút tinh dầu bạc hà và không nên cho với liều lượng quá nhiều có thể khiến trẻ bị khó thở.

4/ Dùng dầu tràm thoa cho trẻ

Sử dụng dầu tràm thoa chân và mũi cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế được tình trạng ngạt mũi, ho khan. Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ chính cây tràm. Trong dầu chàm sẽ có các chất Eucalyptol, α-Terpineol và Eucalyptol. Đây là thành phần có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi rất dễ chịu.

Thoa dầu tràm cho bé trị ho sổ mũi
Thoa dầu tràm trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể sử dụng dầu tràm xoa lên chóp mũi, vùng cổ, lòng bàn tay, bàn chân và ngực cho bé rồi xoa đều. Sau đó, mẹ nên mang tất, bao tay, đội nón và quấn khăn quanh vùng cổ để giữ ấm cho trẻ. Đây là cách giúp cho các bé đỡ bị ngạt mũi và tình trạng ho sẽ giảm bớt.

5/ Sử dụng bài thuốc dân gian trị ho sổ mũi cho bé

Áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho sổ mũi cho trẻ cũng là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Những bài thuốc dân gian này không những an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh mà còn giảm nhanh triệu chứng ho sổ mũi ở trẻ. Dưới đây là một số cách trị ho sổ mũi các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ.

# Lá hẹ, mật ong và đường phèn

Lá hẹ một trong những nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ho có đờm cho trẻ, giúp làm dịu cơn ho. Bên cạnh đó, mật ong được chứng minh có tính kháng viêm, kháng khuẩn khá cao. Chính vì thế, mật ong vừa có thể làm giảm triệu chứng ho cho trẻ, vừa giúp trẻ giảm tình trạng sổ mũi, ngạt mũi.

Lá hẹ, mật ong, đường phèn điều trị ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Dùng lá hẹ, mật ong và đường phèn trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh không tốn nhiều công sức

Cách thực hiện như sau:

  • Đem một nắm lá hẹ rửa sạch và cắt thành từng khúc, xay nhuyễn lấy nước.
  • Sau đó, bạn cho vào nước lá hẹ một muỗng mật ong và khuấy đều hỗn hợp này lên.
  • Cuối cùng, bạn hãy đem hỗn hợp nước này đi hấp cách thủy và cho trẻ uống.
  • Bạn chỉ nên cho trẻ uống 1 muỗng/ ngày và uống liên tục trong 3 ngày để cải thiện bệnh cho trẻ.

# Hoa hồng bạch

Theo Đông y, hoa hồng bạch có tính ấm, vị ngọt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho có đờm cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả. Ngoài ra, hoa hồng bạch rất giàu Carotene, vitamin B, vitamin K, vitamin C, canxi, kali, tinh dầu, đường. Những thành phần này có khả năng làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, các mẹ có thể sử dụng hoa hồng bạch để điều trị cơn ho cho trẻ.

Sử dụng hoa hồng bạch điều trị ho, sổ mũi cho trẻ
Dùng hoa hồng bạch điều trị ho, sổ mũi cho trẻ em sơ sinh

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, các mẹ đem khoảng 15g cánh hoa hồng bạch rửa sạch với nước.
  • Sau đó, bạn cho hoa hồng bạch và đường phèn vào một chiếc chén sứ và đem đi hấp cách thủy.
  • Mỗi ngày, các mẹ có thể cho bé uống 1 muỗng nước hoa hồng bạch với đường phèn.
  • Thực hiện cách làm này thường xuyên sẽ nhanh chóng làm giảm cơn ho và triệu chứng sổ mũi cho trẻ sơ sinh.

6/ Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám

Nếu trẻ sơ sinh bị ho quá nhiều, kèm theo đó là tình trạng sổ mũi, sốt, xuất hiện nhiều đờm trong cổ họng,… các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Tùy vào từng tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Song song với quá trình điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ để giúp các bé nhanh chóng khỏe mạnh.

Trị ho sổ mũi cho trẻ bằng cách thăm khám
Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám

Trên đây là các hướng dẫn giúp các mẹ có thể giải đáp được thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Riêng trường hợp của con chị Hồng Liễu, chúng tôi khuyên chị nên đưa trẻ tiến hành thăm khám sớm bởi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh nặng. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:27 - 05/06/2023

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao đây bác sĩ?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *