Gần đây, chuyên trang nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc về vấn đề: “Nội soi tai mũi họng có đau không? Tại sao chúng ta cần phải nội soi tai mũi họng?” Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những chia sẻ sau đây.
Nội soi tai mũi họng là hình thức chẩn đoán bệnh khá phổ biến bằng một kỹ thuật hiện đại và sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để quan sát vào bên trong. Kỹ thuật này giúp các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán được các bệnh lý thông qua những hình ảnh nội soi được ghi lại, nhờ vậy mà bệnh nhân có thể được điều trị và hướng dẫn cải thiện bệnh phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc nội soi tai mũi họng, như trường hợp của một bạn đọc vừa chia sẻ dưới đây.
“Dạo gần đây, tôi thường hay bị ù tai, tai chảy nước mủ, có mùi rất khó chịu. Bên cạnh đó, mũi tôi cũng có biểu hiện ngứa ngáy và hắt xì nhiều hơn. Tôi tính đi khám nhưng nghe nhiều người nói nội soi tai mũi họng đau lắm mà còn khó chịu vô cùng. Bản tính tôi hơi nhát nên khi nghe đến điều này cũng cảm thấy lo lắng vô cùng. Thực sự nội soi tai mũi họng có đau không? Mong chuyên gia trả lời chia sẻ của tôi. Tôi xin chân thành cám ơn!”
Phạm Thị Ngọc Bích, Bình Chánh
Bên cạnh đó, bạn đọc Trâm Trần, Phú Yên cũng bộc bạch như sau: “Có thể nào khám tai mũi họng mà không cần đến nội soi không thưa chuyên gia? Lần trước, em đi khám mũi và được nội soi vào hốc mũi, cảm giác tức ở mũi và khó chịu vô cùng. Giờ em muốn tái khám lại nhưng sợ nội soi mũi quá!”
Để giải đáp rõ hơn những vấn đề trên, chuyên trang đó có cuộc trao đổi và chia sẻ với BS. Phạm Thị Kư, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật đầu mặt cổ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương. Mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề nội soi tai mũi họng.
Bạn đọc nên tìm hiểu thêm: Em bị đau họng sau khi đi nội soi – Có vấn đề gì không ?
Nội soi tai mũi họng có đau không? – Chuyên gia đáp
Theo thống kê tại một số bệnh viện lớn, hiện nay căn bệnh Tai – Mũi – Họng đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80% dân số Việt Nam. Nguyên nhân gây ra các bệnh về tai mũi họng chủ yếu là do vi khuẩn, khói bụi, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn là chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn được phát hiện bởi rất nhiều tác nhân khác có liên quan đến bệnh lý và các dị tật trong cấu trúc hình thành các cơ quan bên trong. Chính vì vậy, ban biên tập (BBT) đã liên hệ và có cuộc trao đổi ngắn với bác sĩ (BS) như sau:
BBT: Thưa bác sĩ Phạm Thị Kư, theo chúng tôi được biết thì hiện nay tình trạng bệnh nhân đang mắc các bệnh về tai mũi họng đang ngày càng tăng rất nhanh. Vậy theo bác sĩ thì nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh lý này và nó có gây nguy hiểm gì đối với bệnh nhân hay không?
BS: Theo tôi thì môi trường chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Nhưng bên cạnh đó thì bệnh tai mũi họng còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như cơ địa dị ứng, lạm dụng kháng sinh quá liều, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc cũng có thể là do vấn đề vệ sinh của từng người không đảm bảo nên mới dẫn đến viêm nhiễm ở tai mũi hoặc họng. Những viêm nhiễm thông thường thì không gây ảnh hưởng gì nhiều nhưng về lâu dài, nó có tác động rất tiêu cực đối với sức khỏe.
BBT: Vậy, ở những trường hợp nào thì bệnh nhân sẽ được chỉ định khám nội soi tai mũi họng thưa bác sĩ?
BS: Ở một số trường hợp chẩn đoán ban đầu phát hiện những bất thường ở tai, mũi họng thì chúng tôi mới cho bệnh nhân nội soi. Những bất thường này phải nói đến như là dị tật ở tai, hốc mũi, nghi ngờ polyp mũi hoặc có các khối u, bệnh nhân bị viêm tai giữa, tai chảy mủ, viêm amidan, viêm họng mạn tính, viêm VA hoặc có biểu hiện viêm xoang, đau đầu, chảy mũi,…
BBT: Vậy theo bác sĩ thì việc nội soi tai mũi họng này có gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh hay không?
BS: Chúng tôi sẽ tiến hành nội soi cho bệnh nhân theo 4 bước cụ thể đó là:
- Thăm khám tổng quát về tai mũi họng và đánh giá sơ bộ tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
- Đặt vào mũi người bệnh một đoạn ngắn bông gòn có tẩm thuốc co mạch để phần cuống mũi bên trong mở rộng diện tích, tạo điều kiện cho việc quan sát thuận lợi hơn.
- Sau 5 – 10 phút thì đoạn bông gòn sẽ được lấy ra và bắt đầu đưa ống vào nội soi.
- Tiến hành kiểm tra vòm hầu, hạ họng, thanh quản, mũi, tai.
Khi nội soi, chúng tôi sẽ dùng một ống nội soi có nguồn sáng và camera cực nhỏ vào bên trong để quan sát rõ hơn vùng tai, mũi họng. Đối với việc nội soi tai và họng thì chắc chắn sẽ không tạo cảm giác khó chịu vì ống nội soi khá nhỏ và cũng rất an toàn. Còn đối với việc nội soi mũi thì sẽ tạo cảm giác đau tức một chút cho người bệnh bởi vì có thao tác đưa thuốc co mạch vào hốc mũi.
BBT: Xin chân thành cám ơn bác sĩ vì cuộc trò chuyện khá thú vị ngày hôm nay. Chúc cho chị luôn có nhiều sức khỏe và công tác tốt.
→ Tóm lại: Nội soi tai mũi họng có đau không? Thực tế sẽ có cảm giác hơi khó chịu vào thời điểm ban đầu khi bác sĩ đưa thuốc vào hốc mũi. Vì vậy, người bệnh đừng nên quá lo lắng và làm cho tình trạng bệnh của mình nghiêm trọng hơn. Hãy thăm khám và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để được nội soi đúng cách và giảm thiểu tốt nhất cảm giác khó chịu.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Như vậy bài viết trên đây đã vừa giải đáp thắc mắc “Nội soi tai mũi họng có đau không?”. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp người bệnh thoải mái hơn trong việc khám và điều trị bệnh kịp thời.
Tiểu Ly
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!