Không phải trường hợp nào viêm amidan cũng tiến hành cắt. Nếu cắt amidan không đúng thời điểm, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Vậy khi nào nên cắt amidan? Cùng lắng nghe BS. Trần Yến Nhi (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) giải đáp vấn đề này.
Khi nào nên cắt amidan?
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng khi mắc bệnh viêm amidan chỉ tiến hành cắt, bệnh mới có thể điều trị dứt điểm. Thực tế, việc cắt amidan hay không là do sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không phải trường hợp nào, người bệnh cũng có thể tiến hành cắt amidan.
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức amidan, khiến cho chức năng của amidan nhanh chóng bị phá hủy. Khi hàng rào miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân xâm hại đến cơ thể qua đường thở không còn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và gây bệnh viêm amidan
Tình trạng viêm amidan cấp tính là biểu hiện đầu tiên khi bị viêm nhiễm với các triệu chứng: sốt cao, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, hôi miệng, amidan sưng đỏ hoặc có giả mạc màu trắng,… Nếu như không điều trị dứt điểm và kịp thời để viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần gây ra viêm amidan mãn tính khó điều trị và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận, viêm khớp, viêm xoang, viêm tai giữa,… Khi đó, người bệnh cần có sự can thiệp của dao kéo (cắt amidan) để chữa trị.
Theo bác sĩ Trần Yến Nhi cho biết: ”
Biện pháp đối phó với viêm amidan mãn tính trong thời gian dài là áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, bởi cắt amidan cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Người bệnh chỉ được tiến hành cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính tái phát từ 4-6 lần/ năm.
- Viêm amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, thấp khớp, thấp tim,…
- Amidan không viêm nhưng có kích thước quá to, gây cản trở nhiều đến ăn uống, đường thở, ngủ ngáy,…gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan,…
Riêng những trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan ở giai đoạn mới hình thành, cổ họng bị sưng đỏ nhưng chưa có những dấu hiệu nguy hiểm nào khác, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm giảm tình trạng viêm mà không còn phải tiến hành cắt amidan.”
Việc cắt amidan có đau hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp cắt cũng như kỹ thuật của bác sĩ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Cắt amidan có đau không? – Chuyên gia giải đáp
4 Phương pháp cắt amidan phổ biến nhất
Cắt amidan có thể làm giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, khó chịu ở cổ họng. Hiện nay, có 4 phương pháp cắt amidan được áp dụng phổ biến. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng và ưu nhược điểm khác nhau trong việc điều trị bệnh. Cụ thể các phương pháp cắt amidan như sau, bạn đọc có thể tham khảo.
# Phương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực
- Ưu điểm: Thời gian cắt nhanh, tiết kiệm chi phí (vì không dùng thuốc cầm máu trước và sau khi cắt), vết thương được khâu lại ngay sau khi cắt.
- Nhược điểm: Vết mổ xấu, có thể gây bỏng sâu và làm tổn thương đến những mô mềm xung quanh. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng sau khi cắt nếu dụng cụ cắt không được tiến hành sát trùng kỹ.
# Phương pháp bóc tách dùng dao, kéo và thòng lọng
- Ưu điểm: Vết mổ lành đẹp, ít gây tổn thương đến mô xung quanh.
- Nhược điểm: Rất dễ gây ra tình trạng mất máu nhiều nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
# Phương pháp cắt amidan bằng sóng Radio cao tần (máy Coblator)
- Ưu điểm: Không gây mất máu, ít gây bỏng, ít tổn thương mô xung quanh, thời gian mổ ngắn, mau lành. Đây được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay.
- Nhược điểm: Chi phí điều trị cao
→ Bạn nên xem thêm: Cắt amidan bằng máy Coblator hết bao nhiêu tiền?
# Phương pháp cắt amidan bằng Sluder thường hay Sluder điện
- Ưu điểm: giống như cắt amidan bằng dao điện đó là nhanh.
- Nhược điểm: Đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Hiện nay, phương pháp này không được áp dụng nhiều do vết mổ xấu.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Khi nào nên cắt amidan? Tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Chính vì vậy, tốt nhất, khi mắc bệnh viêm amidan, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Song song với quá trình điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh chóng khỏi.
→ Có thể bạn quan tâm: Sau khi cắt amidan có được đánh răng không?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!