Hướng dẫn cách cầm máu sau khi cắt amidan

Việc chảy máu quá nhiều sau khi cắt amidan có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy các bạn không nên bỏ qua hướng dẫn cách cầm máu sau khi cắt amidan dưới đây.

Amidan là nơi tập trung của rất nhiều mạch máu nhỏ và cũng khá đa dạng. Vì vậy, sau khi cắt amidan, chúng ta vẫn thường gặp phải tình trạng chảy máu, mất máu. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi cắt amidan sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Như tâm sự của một bạn đọc vừa gửi chia sẻ về chuyên mục như sau:

“Chuyên gia ơi, tôi mới cắt amidan thì được xuất viện luôn. Đã 2 ngày rồi nhưng không hiểu sao vết thương vẫn có chảy máu, tuy không nhiều nhưng lúc nào cũng ri rỉ khiến cho miệng lúc nào cũng có mùi hôi. Có cách cầm máu sau khi cắt amidan nào tại nhà không ạ hay tôi phải đến bệnh viện để khám? Gần đây tôi luôn cảm thấy bị choáng, người mệt mỏi vô cùng nhưng không biết có phải là do tình trạng mất máu hay không?”

Phạm Thanh Bình, 25 tuổi, Hưng Yên

 cách cầm máu sau khi cắt amidan
Việc cầm máu sau khi cắt amidan được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa

Có thể bạn quan tâm: Sau cắt amidan có cần kiêng cử gì không?

Cũng tương tự như trường hợp bạn Thanh Bình, bạn đọc Quỳnh Anh, Kiên Giang cũng chia sẻ về chuyên mục như sau: “Cháu cắt amidan được 6 ngày rồi nhưng sao vẫn còn chảy máu tươi ạ? Tuy cháu đã kiêng khạc nhổ, không ăn uống đồ ăn cứng rồi nhưng chẳng hiểu sao vẫn chảy máu, giờ cháu nên làm gì đây ạ? Cháu sợ không nói được như nhiều người vẫn bảo lắm ạ. huhu.”

Hướng dẫn cách cầm máu sau khi cắt amidan – Chuyên gia nói gì?

Để giải đáp cho vấn đề này, BS. Phạm Hữu Thạch, chuyên khoa Tai mũi họng, bệnh viện 175 TP. HCM cho biết:

“Tình trạng viêm amidan tái phát và kéo dài trong nhiều năm có thể gây ra những biến chứng như thấp tim, viêm khớp nên bệnh nhân cần được điều trị phù hợp. Cắt amidan là phương pháp điều trị giúp khắc phục tình trạng amidan có thể gây ảnh hưởng đến đường ăn, đường thở. Tuy nhiên, việc cắt amidan cũng để lại rất nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như mất máu, viêm nhiễm và thường xuyên gây ra các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên việc chảy máu sau khi cắt amidan là vô cùng phổ biến, nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bệnh nhân nên sớm thăm khám tại cơ sở y tế.”

Sau khi cắt amidan, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như nuốt đau, khó ăn uống trong thời gian đầu sau khi cắt. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân chỉ nên uống sữa, dùng cháo loãng, súp, canh nguội và những ngày đầu tiên để giúp cho cổ họng làm quen với thức ăn và hạn chế tình trạng cọ xát. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kiêng sử dụng các loại đồ ăn còn nóng, thức ăn thô vì nó dễ làm cho vết thương bị bong tróc ra và dẫn đến chảy máu.

Song song với chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt, làm việc cũng hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức. Đặc biệt là không nên khạc nhổ, ho mạnh, nói chuyện to tiếng trong 2 tuần tiếp theo. Tùy vào cơ địa mỗi người mà vết thương có thể lành hẳn sau 2 tuần hoặc hơn, vì vậy bệnh nhân nên hết sức chú ý.

Hướng dẫn cách cầm máu sau khi cắt amidan
Nếu bị chảy máu amidan sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân nên thăm khám để được hướng dẫn chữa trị đúng cách

Sau khi cắt bỏ amidan, vết cắt sẽ được bao phủ  bởi 1 lớp màng giả màu trắng, vì vậy trong khoảng tuần đầu tiên, lớp màng giả này sẽ bong lớp vảy này để hình thành nên lớp niêm mạc che lấp vết thương. Vì vậy, sau khi cắt amidan khoảng 7 – 10 ngày sẽ có hiện tượng chảy máu. Nếu chỉ xuất hiện máu tươi lượng ít, bạn có thể ngậm nước đá vào cổ để cầm máu. Chú ý là không nên la hét, nói lớn hoặc vận động mạnh. Sau đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi để cho máu ngừng chảy và vết thương dần lành lại.

Trường hợp, máu vẫn chảy thường xuyên trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và lượng máu nhiều hơn thì tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện để được cầm máu đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý cầm máu tại nhà tránh để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Thực ra, không có cách cầm máu sau khi cắt amidan tại nhà như nhiều người vẫn truyền tai nhau. Vì điều này có tác động tiêu cực đối với sức khỏe cũng như tâm lý của bệnh nhân. Hãy thường xuyên khám và theo dõi chuyên khoa để kịp thời khắc phục những biểu hiện bất thường.

Tuệ Tâm

Cập nhật lúc 23:23 - 05/06/2023

Bình luận

Hướng dẫn cách cầm máu sau khi cắt amidan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *