Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp thường dùng

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp. Tuy nhiên, để biết chính xác bản thân hợp với loại thuốc kháng sinh nào người bệnh cần thăm khám và điều trị sau chỉ định của bác sĩ. Và sau đây là các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng cấp, bác sĩ thường hay kê đơn cho bệnh nhân dùng.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp

Khi bị viêm họng cấp, người bệnh hay gặp phải các triệu chứng như nuốt đau, chảy nước mắt, nước mũi, vướng ở cổ họng giống như mắc cái gì đó, ù tai,… Và sau các triệu chứng này là sự xuất hiện của sốt và ho khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và muốn tìm kiếm giải pháp điều trị từ thuốc.

Viêm họng cấp có cần uống kháng sinh hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, viêm họng cấp có cần dùng kháng sinh hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp chỉ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm họng cấp nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Còn đối với trường hợp viêm họng cấp do vi rút, người bệnh không cần dùng thuốc kháng sinh chỉ cần sử dụng vitamin C để tăng cường sức khỏe cho bản thân.

Ngoài ra, nên kết hợp với thuốc giảm đau paracetamol để hạ sốt. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể chữa viêm họng cấp do vi rút gây ra bằng cách ngậm men kháng viêm tại chỗ (alphachymotrypsin). Hoặc dùng thuốc tan đờm mucosoval, mucomyst và tăng cường uống nhiều nước hay bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi sau 5 – 7 ngày.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp phổ biến

Với trường hợp viêm họng cấp uống thuốc gì? Khi bị viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra có kèm theo triệu chứng sốt, người bệnh có thể dùng một số loại kháng sinh trị viêm họng cấp như rovamycin. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có thể dùng trong khoảng thời gian ngắn từ 7 ngày trở lại và không thể phòng được chứng thấp tim khi bệnh viêm họng cấp chuyển nặng. Do đó, rovamycin thường được thay thế bằng các loại thuốc kháng sinh khác như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactamin: Chủ yếu là amoxicillin kết hợp với vài thuốc kháng sinh khác như ceftriaxone, axít clavulanic và cephalexin,…
  • Nhóm macrolid: Bao gồm erythromycin, clarithromycin và azithromycin,…

Các nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp này thường ở dạng uống hoặc tiêm. Và sau khoảng 7 – 10 ngày sử dụng thuốc sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A (tác nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp và thấp tim,…)

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp

Việc tùy tiện dùng kháng sinh chữa bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn không biết sử dụng kháng sinh vô tội vạ, không đúng cách, không đúng liều chính là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong việc chữa bệnh sau này. Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thân, hệ tiêu hóa. Do đó để tránh trường hợp bệnh này chưa điều trị xong, bệnh khác đã xuất hiện, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, các bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp

Thông thường, các triệu chứng bệnh viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra sẽ thuyên giảm sau đó 2 – 3 ngày nếu người bệnh chọn đúng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu sau thời gian đó bệnh vẫn không khỏi, người bệnh nên tái khám để bác sĩ đánh giá lại tình trạng bệnh và đưa ra thuốc điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh kéo dài và gây ra biến chứng phức tạp.

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị dưới đây để tăng cường hiệu quả chữa bệnh:

  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Đồng thời, nên hạn chế nói để cổ họng được thư giãn.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công vòm họng.
  • Uống nhiều nước để làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng, ngừa mất nước của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
  • Không nên tiếp xúc với người mắc bệnh viêm họng cấp.
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và rửa tay thường xuyên khi cầm nắm đồ vật mà bạn nghi nó nhiễm khuẩn hoặc vi rút gây bệnh.

Giải pháp dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp thường được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi chúng mang lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng gây ra không ít tác dụng phụ, cho nên trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tham vấn kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:18 - 05/06/2023

Sau 2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mẹ bầu 9x – chị Thanh (Hà Nội) đã đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ người thực, việc thực để hiểu hơn về hiệu quả bài thuốc này.

Bình luận

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp thường dùng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *