Với thời tiết thay đổi liên tục không khó để có thể giải thích tình trạng mắc bệnh viêm họng hiện nay. Và viêm họng giả mạc là một trong những biến thể của bệnh viêm họng kéo dài mà rất ít người biết đến. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu rõ về bệnh để chủ động hơn trong việc phòng tránh và chữa trị bệnh.
Tổng quan về bệnh viêm họng giả mạc
1/ Viêm họng giả mạc là gì?
Viêm họng giả mạc (viêm họng bạch hầu) là tình trạng niêm mạc họng bị trực khuẩn Klebs – Loeffler tấn công và gây ra các biểu hiện đặc trưng như xuất hiện lớp màng giả mạc có màu trắng nằm trên bề mặt niêm mạc. Lớp màng giả mạc này thường dày và bám rất dai.
2/ Nguyên nhân gây viêm họng giả mạc
Thủ phạm chính gây viêm họng có giả mạc được xác định là do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là nhóm liên cầu khuẩn tan huyết b thuộc nhóm A. Loại vi khuẩn này thường lây lan từ người này sang người khác thông qua đường miệng – miệng, chủ yếu là nước bọt. Ngoài ra, viêm họng giả mạc xảy ra một phần là do hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân.
3/ Triệu chứng bệnh viêm họng giả mạc
Nếu chẳng may mắc bệnh viêm họng giả mạc, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình sau đây:
- Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân bị sốt cao từ 38 – 39 độ C kèm theo là tình trạng ớn lạnh và rét run toàn thân. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu.
- Triệu chứng cơ năng: Người bệnh cảm thấy đau nhức nhiều mỗi khi nuốt nước miếng hoặc nuốt thức ăn và cơn đau nhức có thể gây đau nhói lên tai.
- Triệu chứng thực thể: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh viêm họng giả mạc. Bệnh nhân dễ dàng quan sát thấy hai cục amidan bị sưng to và đỏ thẫm. Bên cạnh đó, các khe giãn ra và bao phủ niêm mạc họng là một lớp màng trắng. Lớp màng này ban đầu xuất hiện với mảng nhỏ mỏng, có màu trắng nhưng sau đó chuyển sang màu vàng xám, lan rộng dần, dày lên và bám dính vào niêm mạc họng và amidan. Ngoài ra, có trường hợp lớp màng lan rộng xuống thanh quản gây khó thở. Song song với sự xuất hiện của lớp màng, người bệnh có thể thấy vùng sau góc hàm nổi hạch sưng to và gây đau.
4/ Viêm họng có giả mạc có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng giả mạc thường kéo dài và khỏi hẳn sau 10 ngày. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng lúc, người bệnh có thể phải đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm như:
- Bệnh Osler.
- Bệnh viêm thận.
- Bệnh viêm thanh quản.
- Bệnh thấp tim.
- Viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thanh quản.
Cách điều trị bệnh viêm họng giả mạc
Viêm họng giả mạc thường diễn biến nhanh và rất khó để điều trị dứt điểm. Do đó, ngay từ đầu phát hiện bệnh, người bệnh nên tiến hành chữa trị để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sau đây là một số cách chữa viêm họng có giả mạc, bệnh nhân có thể tham khảo.
1/ Chữa viêm họng giả mạc bằng thuốc tân dược
Căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán và thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người. Một số loại thuốc phổ biến dùng điều trị viêm họng giả mạc được bác sĩ kê đơn như sau:
- Huyết thanh kháng bạch hầu: Thuốc có tác dụng làm giảm độc tố và liều lượng dùng được chia theo từng ngày. Cụ thể, ngày 1, người bệnh được dùng với liều lượng cao nhất là 10ml. Và đến 3 ngày tiếp theo, lượng thuốc giảm dần xuống còn 0.5ml. Sau đó, cứ 5 ngày 1 lần dùng và liều lượng dùng theo thứ tự 1ml, 2ml và 3ml.
- Thuốc kháng sinh Penicilin: Mỗi ngày dùng từ 1 triệu đến 3 triệu đơn vị thuốc.
- Vitamin B1 và vitamin C: Vitamin B1 mỗi ngày dùng từ 50 – 200mg, vitamin C được dùng với liều cao mỗi ngày 1g.
Ngoài ra, tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng Spactein (0,10 – 0,20 mg/kg) hoặc thuốc Coramin (1 – 2ml/ngày). Trong trường hợp, người bệnh bị viêm họng giả mạc kèm chứng loạn nhịp, Ouabain (1/8 – 1/4mg) sẽ được thêm vào với liều lượng dùng từ 2 – 4 lần trong ngày.
2/ Điều trị viêm họng giả mạc bằng đông y
Điều trị viêm họng giả mạc bằng đông y đang được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả của bài thuốc. Được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, các bài thuốc đông y phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, thuốc đông y thường phát huy tác dụng chữa trị chậm, do đó đòi hỏi người bệnh cần kiên trì dùng trong khoảng thời gian dài.
Một vài bài thuốc đông y chữa viêm họng giả mạc:
- Bài thuốc số 1: Bao gồm các vị thuốc tự nhiên như cây kinh giới, sinh địa, huyên sâm, cương tàm, liên kiều, ngưu bàng tử mỗi vị chuẩn bị 12g. Ngoài ra còn có 6g bạc hà, 4g cát cánh, 4g cam thảo, 20g kim ngân hoa. Đem tất cả các vị thuốc này sắc chung với 2 bát nước sao cho cạn lại 1 bát. Chia đều thuốc ra và dùng trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi, bạc hà, tang bạch bì mỗi vị 8g và xạ can 4g, kinh giới 16g. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia ra uống 2 lần trong ngày.
3/ Dùng phương pháp dân gian chữa viêm họng giả mạc
Ngoài hai cách điều trị trên, các biện pháp dân gian cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục triệu chứng viêm họng giả mạc ngay tại nhà.
✪ Dùng Baking soda súc miệng
Bên cạnh việc dùng nước muối để súc miệng, súc miệng bằng baking soda cũng có thể giúp giảm đau họng và làm sạch mảng bám trên niêm mạc họng. Đồng thời, biện pháp này còn giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc có trong niêm mạc họng.
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng 1 chén nước ấm hòa tan với 1/4 muỗng cà phê bột baking soda, 1/8 muỗng cà phê muối và dùng hỗn hợp nước này súc miệng mỗi ngày. Cứ cách 3 tiếng người bệnh nên súc miệng để tăng tính hiệu quả.
✪ Nước chanh
Để chữa viêm họng giả mạc ngay tại nhà, người bệnh chỉ cần pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 cốc nước ấm và uống. Nước ấm sẽ giúp làm se, thu nhỏ các mô sưng tấy ở cổ. Bên cạnh đó, acid có trong chanh sẽ giúp tiêu diệt khuẩn, làm dịu cổ họng. Và vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc họng khỏi sự tấn công của tác nhân bên ngoài. Ngoài công dụng trị viêm họng giả mạc, các nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng nước chanh ấm hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là làn da.
✪ Trà gừng
Trà gừng rất hiệu nghiệm trong việc điều trị viêm họng và viêm họng giả mạc. Bệnh nhân chỉ cần dùng vài lát gừng tươi hãm trong cốc nước ấm. Sau đó, thêm vào một ít mật ong và chanh rồi uống hàng ngày. Chắc chắn, các triệu chứng viêm họng giả mạc sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau đó. Không chỉ thế, hoạt chất kháng viêm chứa trong gừng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển, phòng bệnh tái phát khá hiệu quả.
✪ Tỏi
Tỏi chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, hợp chất organosulfer có trong tỏi được biết đến với khả năng chống lại nhiễm trùng, rất hữu ích trong việc ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn phức tạp.
Và cũng theo một vài nghiên cứu gần đây có chỉ ra, việc bổ sung tỏi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Do đó, người bệnh chỉ cần ăn sống vài tép tỏi sống mỗi ngày, các triệu chứng thông thường của viêm họng giả mạc sẽ được đẩy lùi.
✪ Thay đổi chế độ ăn uống
- Chế độ ăn cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý và hồi phục bệnh. Cho nên người bệnh cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề này. Nên uống thật nhiều nước để giúp cổ họng trơn tru, đồng thời giúp tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc họng và phổi.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân đừng quên bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày. Mục đích là để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời, giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng.
- Hạn chế hoặc ngưng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid béo no trong thời gian bị bệnh như đồ chiên, xào nướng. Hơn nữa, cà phê, rượu hoặc bia,… cũng nên hạn chế uống.
Viêm họng giả mạc hay còn được gọi là bệnh viêm họng bạch cầu một trong những căn bệnh rất hiếm gặp và thường gây khó khăn khi chữa trị. Vì thế, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên chần chừ mà hãy tiến hành khám và điều trị ngay lập tức.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!