Tại sao viêm họng dẫn đến sốt? Nên làm gì để khắc phục?

Viêm họng kèm sốt hay sốt viêm họng là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm họng cấp, người bệnh sốt 38 – 40 độ, cổ họng khô, nóng rát, đau nhiều hơn khi nói và ăn kèm theo ho khan, khàn giọng, sưng tấy, nổi hạch ở cổ. Áp dụng cách trị viêm họng hành sốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu.

Tại sao bệnh viêm họng có thể dẫn đến sốt?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng, hầu bị viêm do vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Trong đó, 40 -80% nguyên nhân gây bệnh đến từ vi rút chủ yếu là vi rút rhino adeno, cúm, sởi, vi rút hợp bào đường thở, những tác nhân còn lại là do nấm, vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau khi nhiễm virut) gồm liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng.

Tại sao bệnh viêm họng có thể dẫn đến sốt
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm họng.

Sốt là đáp ứng của cơ thể với bệnh nhiễm trùng. Khi vi khuẩn, vi rút viêm họng xâm nhập, chúng sẽ tiết ra chất gây sốt ngoại sinh (độc tố của sinh vật). Chất độc tố kích thích bạch cầu trung tính và đại thực bào tiết ra chất gây sốt nội sinh – một loại protein được tìm thấy bên trong cơ thể gây nên cơn sốt. Chất này tác dụng lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể, khiến trung tâm này sản sinh monoamin, hoạt hóa acid arachidonic làm thay đổi điểm đặt nhiệt dẫn đến tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt toàn cơ thể, hình thành sốt.

Người bị sốt do viêm họng có thân nhiệt dao động từ 38-40 độ, kéo dài từ 2-3 ngày, nếu không điều trị tích cực, bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Ngoài sốt, bệnh nhân viêm họng còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như đau rát họng, nổi hạch ở họng, chảy mũi, nghẹt mũi, sưng amidan…

Cách khắc phục sốt do bệnh viêm họng gây nên

Nguyên tắc điều trị sốt cho viêm họng bắt đầu từ việc giảm đau hạ sốt và dùng thuốc đặc trị bệnh viêm họng.

Dùng thuốc giảm đau hạ sốt

Bệnh nhân sốt do viêm họng dễ gây mất nước. Bệnh nhân nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và muối khoáng, cởi bớt quần áo để hạ thân nhiệt.

thuốc trị sốt do viêm họng
Bệnh nhân có thể dùng một số thuốc giảm đau hạ sốt để làm giảm cảm giác khó chịu.

Bệnh nhân có thể dùng một số thuốc Acetanminophen (Tylenol, Paracetamol), ibupronfen để cải thiện nhanh cơn sốt. Thuốc tác dụng nhanh, ít tác dụng phụ, ít gây biến chứng nguy hiểm.

Tuyệt đối không dùng Aspirin để giảm đau, hạ sốt cho đối tượng trẻ em vì nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần của thuốc có liên hệ mật thiết với hội chứng Reye – khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở trẻ em.

Dùng thuốc đặc trị bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị chứng sốt, các chuyên gia sẽ tiến hành xác định nguyên nhân gây viêm họng, sau đó lên phác đồ điều trị. Các nhóm thuốc được chỉ định trong việc điều trị bệnh viêm họng là:

Thuốc kháng viêm non steroids

Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng viêm, đau do bệnh gây nên. Một số thuốc thuộc nhóm này là ibuprofen, diclophenac…

Thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid gồm các loại như prednisolon, dexamthason, betamethason… Thuốc có dạng xịt họng và dạng viên uống. So với viên nang, thuốc corticoid xịt họng có liều lượng corticoid ít, thẩm thấu nhanh và ít tác dụng phụ hơn. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp viêm họng nặng.

Viên ngậm trị đau họng

Trong thành phần viên ngậm có chứa chất kháng sinh kháng khuẩn, kháng viêm, chất gây tê cục bộ. Nhờ vậy, thuốc giúp giảm đau, trị nhiễm khuẩn ở họng khá hiệu quả và tiện lợi.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh trị viêm họng được áp dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Nếu tác nhân gây viêm họng là virut, việc dùng kháng sinh không đem lại hiệu quả điều trị mà còn có thể gia tăng tình trạng kháng thuốc, bệnh tiến triển nặng hơn.

Một số thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh viêm họng đó là Penicillin, Cephalosporin, Macrolides, Beta lactam, thế hệ I, II, III, nhóm kháng sinh khác (Metronidazole, Clindamycin, Lincomycin). Tùy theo mức độ bệnh mà thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài từ 5-10 ngày.

Lưu ý dùng kháng sinh đúng liều, uống thuốc đúng giờ, kể cả khi triệu chứng bệnh đã có biểu hiện thuyên giảm để tránh tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn cho công tác chữa trị bệnh sau này.

Lời khuyên của chuyên gia

  • Không dùng thuốc giảm đau thuốc kháng viêm cho bệnh nhân có tiền sử viêm, loét dạ dày.
  • Không nên tắm khi bị sốt, chỉ nên dùng khăn lau mồ hôi để tránh bị cảm lạnh.
  • Súc miệng với nước muối hay nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại trú ấn trong khoang miệng.
  • Uống nhiều nước để bổ sung năng lượng bị mất. Một số loại nước giúp bù chất điện giải tốt như nước khoáng lạt, nước oresol, nước cam…
  • Bổ sung thực phẩm lỏng, dễ ăn, dễ tiêu. Thực phẩm cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Nếu bệnh nhân bị sốt cao, đau mỏi vật vả, nên đưa đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sốt do viêm họng khá phổ biến nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chứng bệnh sẽ biến mất khi tích cực dùng thuốc hạ sốt và điều trị triệt để bệnh viêm họng. Trong trường hợp đã áp dụng những biện pháp trên nhưng bệnh không có biểu hiện suy giảm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm hướng giải quyết kịp thời.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Cập nhật lúc 23:16 - 05/06/2023

Bình luận

Tại sao viêm họng dẫn đến sốt? Nên làm gì để khắc phục?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *