Phân loại viêm VA các cấp độ 1-2-3

Viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. Viêm VA là bệnh phổ biến ở trẻ em từ 1-5 tuổi, có phân loại viêm VA các cấp độ 1-2-3. Cùng xem phân loại cấp độ và mức nguy hiểm của từng cấp độ bệnh.

Viêm VA được viết tắt từ tiếng pháp (Vesgestation Adenoides). VA là tổ chức lympho giống như amidan, bình thường dày từ 2-3mm, không cản trở hô hấp. Do một số nguyên nhân, VA sẽ dày lên làm cản trở hô hấp, lúc ngày gọi là bị bệnh viêm VA.

Nguyên nhân gây bệnh viêm VA

Thường là do các vi khuẩn yếm khí, ái khí, siêu vi trùng gây ra. Một số tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng khiến bệnh nặng thêm là:

+ Sự quá phát của các tổ chức lympho làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

+ Cổ họng bị lạnh, không bảo vệ tốt cổ họng những ngày trở trời.

+ Vệ sinh cổ họng, răng miệng không sạch, khiến vi khuẩn và virut có nơi khư trú gây bệnh.

+ Thường xuyên ăn các món ăn có hại cho cổ họng (thức ăn cay nóng, đồ ăn ướp lạnh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng khó tiêu, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt,…).

+ Hay khạc nhổ và cho tay vào trong họng cũng dễ làm cổ họng nhiễm khuẩn.

Biểu hiện của bệnh viêm VA

Thông thường VA sẽ không làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tuy nhiên, do một hay nhiều các nguyên nhân trên sẽ khiến VA bị sưng viêm, người bệnh sẽ bị một hay nhiều các hiểu hiện sau đây:

+ Thể tích VA tăng lên, khi lưu thông vào mũi không thuận tiện dẫn đến nghẹt mũi.

+ Viêm VA làm bít tắc lỗ thông vào tai, gây bệnh viêm tai tiết dịch.

+ Viêm VA sưng to sẽ khiến oxy không được hít vào đủ, làm trẻ mắc bệnh luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi.

+ Bệnh kéo dài lâu ngày sẽ hình thành thói quen trẻ thở bằng miệng. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

+ Bị bệnh không chữa trị để qua nhiều năm làm xương hàm phát triển kém, cằm nhô ra, răng hàm trên mọc lởm chởm, cực kỳ mất thẩm mỹ, sẽ là nền tảng không tốt cho sự phát triển của trẻ, làm trẻ tự ti hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Phân loại viêm VA các cấp độ 1-2-3

Viêm Va cấp độ 1

Là tình trạng bệnh nhẹ nhất. Đường kính của ống thở vẫn bình thường. Tuy nhiên, bờ tự do của khối VA không đều, có dấu hiệu nham nhở.

Bệnh nhân bị viêm VA cấp độ 1 thường có các biểu hiện bệnh nhẹ là ngạt mũi, sổ mũi.

Viêm VA cấp độ 2

Bờ VA chạm vào khẩu cái mềm, đường thở bị thu hẹp. Đường kính của cột không khí ngắn hơn, người bệnh có các hiểu hiện hô hấp khó khăn, thiếu oxy nên hay mệt mỏi.

Viêm VA cấp độ 3

Khối VA nằm đè lên khẩu cái mềm làm tắc mũi sau. Lúc này, bệnh nhân hoàn toàn thở bằng miệng, lâu ngày dễ sinh các bệnh đường hô hấp, trở thành viêm VA mãn tính khó chữa trị.

Trên đây bài viết giúp các bạn phân loại viêm VA các cấp độ 1-2-3. Nên đi khám và chữa bệnh ngay khi thấy có các dấu hiệu viêm VA. Đừng để bệnh nặng mới chữa trị, lúc đó chữa vừa khó khăn lại tốn kém!

Cập nhật lúc 23:10 - 05/06/2023

Sau 2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mẹ bầu 9x – chị Thanh (Hà Nội) đã đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ người thực, việc thực để hiểu hơn về hiệu quả bài thuốc này.

Bình luận

Phân loại viêm VA các cấp độ 1-2-3

Bình luận (1)

  1. Cho hỏi, nếu cháu 4t bị viêm VA cấp độ 1. Giử vệ sinh cho cháu thì bệnh có tự hết không ah.
    Xin cảm ơn BS tư vấn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *