Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn đều do vi khuẩn Streptococcus tấn công vào vòm họng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau rát cổ họng, sốt cao, ăn không ngon, buồn nôn,… Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn sẽ gặp phải hàng loạt các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn cũng như cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất.
Viêm họng liên cầu khuẩn và những điều cần biết
Theo các số liệu thống kê cho thấy, có đến 80% bệnh nhân mắc viêm họng do virus và có khoảng 200 chủng virus gây viêm họng. Khi bị viêm họng do virus không nên quá lo lắng bởi bệnh thường tự khỏi sau vài ngày khi chăm sóc tốt và sức đề kháng của cơ thể tốt.
Ngược lại có rất ít vi khuẩn gây viêm họng nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe, khả năng lây làn cao và cần kháng sinh để chữa trị. Một trong những loại vi khuẩn thường gặp với độ nguy hiểm cao đó là Streptococcus pyogenes. Cũng có thể gọi vi khuẩn Streptococcus nhóm A là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (gọi tắt là viêm họng do liên cầu khuẩn).
Có thể thấy, mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể mắc phải bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Song trẻ em độ tuổi từ 5-15 tuổi, có hệ thống miễn dịch kém là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc viêm họng do liên cầu khuẩn. Bệnh thường khởi phát và phát triển nhanh vào khoảng thời gian vào cuối thu đến đầu xuân và ở nơi tụ tập đông người.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn lây qua đường nào?
Như đã nói, viêm họng do liên cầu khuẩn thường có khả năng lây lan cao. Chủ yếu qua các con đường sau:
- Đường hô hấp: Do hít phải các hạt nước trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Tiếp xúc với các đồ vật hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh và không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Ăn uống chung: Chia sẻ đồ ăn thức uống, dùng chung các vật dụng khi ăn uống với người bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn bạn cần biết
Viêm họng do vi khuẩn hay virus gây ra khó có thể nhận biết một cách chính xác do các dấu hiệu bệnh thường không tách bạch mà có khá nhiều điểm chung. Bên cạnh đó cũng không ít người nhầm lẫn khi bị viêm họng do vi khuẩn này với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy các biểu hiện điển hình của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn như sau:
- Cổ họng đau rát khó chịu khiến việc nhai nuốt gặp phải trở ngại.
- Sốt cao trên 38°C.
- Cảm giác đau: Đau đầu, đau dạ dày, đau cơ và cứng cơ,…
- Có triệu chứng phát ban, thường ở vùng cổ và vùng ngực, lan ra các vùng ít vận động khác.
- Ăn không ngon miệng và có cảm giác buồn nôn.
- Quan sát thấy ở họng và 2 amidan sưng, có đốm trắng.
- Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau đớn.
Ngoài những biến chứng thông thường như viêm amidan, viêm xoang thì vỏ của loại liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp. Chính vì vậy, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, chúng sẽ nhanh chóng tấn công cả vào thận, tim và khớp gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim nguy hiểm,…
Cách chữa trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả
Với căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng như đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết, sốt trên 38OC ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng, khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt,… hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Thông thường, với căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị. Loại thuốc mà bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân là kháng sinh Penicilin. Thuốc này có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng lây lan bệnh hiệu quả nhất.
Nếu trẻ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng dung dịch uống amoxicillin. Loại thuốc này có vị dễ uống hơn Penicilin. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicillin, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh thay thế như cephalosporin (cephalexin) hoặc macrolide (erythromycin hoặc azithromycin).
Thuốc chứa paracetamol có thể được dùng giảm đau cổ họng và hạ sốt. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, không được cho trẻ sử dụng thuốc aspirin vì có thể gây ra nguy cơ phát triển hội chứng Reye.
Cách tiến hành xét nghiệm bệnh viêm họng liên cầu khuẩn chính xác
- Lấy mẫu dịch từ cổ họng: Cách này nhằm xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh hay không.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Người bệnh sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ.
Khác với viêm họng do virus, viêm họng do vi khuẩn đặc biệt là liên cầu khuẩn thường được chỉ định dùng kháng sinh để chữa trị. Nếu bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh với liều lượng cao, cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, nếu người bệnh nhận thấy bản thân mình có những dấu hiệu mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!