Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng và cách khắc phục

Ngoài đau rát họng, một số triệu chứng viêm họng thường gặp ở trẻ như ho nhiều về đêm, khàn giọng, ngứa họng, sưng phù nề niêm mạc họng… Viêm họng không quá nguy hiểm, dùng thuốc điều trị sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu, bức bối.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng

Họng là ống cơ màng nối từ vòm họng xuống miệng thực quản, mặt trước tiếp giáp với thanh quản, mặt sau tiếp giáp với thực quản. Là ngã tư của đường ăn và đường thở, họng rất dễ bị yếu tố bên ngoài như virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh lý về đường hô hấp, phổ biến nhất vẫn là bệnh viêm họng.

triệu chứng bệnh viêm họng ở trẻ
Là ngã tư của đường ăn và đường thở, họng rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng.

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng và hầu bị viêm. Mọi đối tượng đểu có nguy cơ mắc phải nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Giống như nhiều loại bệnh viêm nhiễm khác, viêm họng ở trẻ em có thể là cấp tính hay mãn tính.

Theo các nhà khoa học, 40 -80% nguyên nhân gây bệnh đến từ vi rút (chủ yếu là virus rhino, virus hợp bào đường thở, adeno, cúm, sởi), các trường hợp còn lại là do nấm, vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau khi nhiễm virus) gồm liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng.

Viêm họng ở trẻ có thể gây nên nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ có thể nhận dạng bệnh ở con em mình thông qua một số dấu hiệu sau:

Ngứa họng

Đây là là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh viêm họng, dễ bắt gặp ở những trẻ hay bị viêm họng do dị ứng. Trẻ cảm giác ngứa, vướng víu nơi cổ họng như mắc vật gì, thường xuyên hắng giọng để đẩy dị vật ra khỏi ngoài.

Bề mặt niêm mạc họng phù nề, sưng tấy

Vi khuẩn, vi rút khi xâm nhập vào niêm mạc họng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh, khiến bề mặt niêm mạc họng bị sưng, tấy đỏ, phù nề.

Tình trạng đau rát cổ họng

Đau họng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng. Lúc đầu, trẻ chỉ thấy khô, nóng trong họng, dần dần hình thành cảm giác đau rát mỗi khi nuốt, nói.

Ho nhiều

Lúc mới bắt đầu, cơn ho không xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ sau 2-3 ngày phát bệnh, cơn ho “ghé đến” đều đặn hơn. Trẻ ho nhiều vào ban đêm và gần sáng. Lúc này, chất nhầy, dịch tiết ứ đọng cổ nhiều hơn, kích thích cơn ho.

Ngoài ra, nằm trong phòng máy lạnh hay có gió lùa mạnh cũng khiến cho niêm mạc họng trẻ khô, gây ho. Tình trạng trên kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi.

Khàn giọng

Viêm họng có thể gây tổn thương thanh quản, gây chứng khàn giọng. Trẻ có thể bị khàn tiếng trong giây lát, sau khi hắng giọng thì tiếng bình thường trở lại. Một số trường hợp viêm họng khiến giọng đục, âm thành khàn hơn, thậm chí là tắt tiếng.

Sốt, đau đầu

Ho nhiều khiến cho cơ, dây thần kinh co thắt mạnh gây đau đầu. Một số trường hợp trẻ bị viêm họng có kèm theo sốt, thân nhiệt dao động từ 39-40 độ C. Đối với trường hợp viêm họng do vi rút cảm cúm thì triệu chứng trên càng mãnh liệt hơn. Nếu như bị sốt kèm theo ho khan, đau đầu, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng
Một số trường hợp trẻ bị viêm họng có kèm theo sốt, thân nhiệt dao động từ 39-40 độ C.

Tham khảo thêm: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi phải làm sao?

Hạch ở cổ họng sưng, đau

Mặc dù không quá phổ biến nhưng trên thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng xuất hiện hạch ở cổ. Dùng tay sờ lên cổ, tại vị trí bên cạnh hàm thấy có hạch. Triệu chứng trên thường đi kèm với sốt cao, bố mẹ cần lưu ý.

Khó nuốt, ăn không ngon miệng

Sự ma sát giữa thức ăn với niêm mạc họng bị tổn thương khiến cho trẻ khó nuốt, đau buốt mỗi khi nuốt thức ăn. Cơn đau cũng làm giảm đi cảm giác ngon miệng, trẻ ít hứng thú với chuyện ăn uống.

Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi

Hiện tượng trên xảy ra chủ yếu ở những trẻ bị viêm họng do cúm, dị ứng thời tiết, cảm lạnh. Dưới sự tác động của vi rút, vi khuẩn gây hại, niêm mạc mũi phản ứng bằng cách tiết nhiều chất nhầy hơn, gây hiện tượng chảy dịch mũi, dịch mũi có màu trong, loãng. Dịch mũi đổ trực tiếp xuống họng gây viêm họng.

Triệu chứng bệnh viêm họng khá đặc trưng, ít gây nhầm lẫn với những bệnh Tai mũi họng khác. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính gây nguy hiểm.

II. Cách khắc phục bệnh viêm họng ở trẻ em triệt để

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ em đa dạng: vi khuẩn, vi rút, nấm… bản thân chúng cũng có rất nhiều loại khác nhau. Ứng với mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau.

Đối với viêm họng do virus

Nếu đối tượng gây viêm họng là do virus, bệnh sẽ kéo dài từ 5-7 ngày, không cần dùng thuốc cũng tự khỏi được. Tuy nhiên, bố mẹ có thể cho trẻ dùng một số thuốc giảm đau, giảm sốt không cần kê đơn như Acetaminophen (Tylenol, Paracetamol), ibuprofen hoặc một số loại thuốc giảm đau khác để giảm nhẹ cảm giác khó chịu cho trẻ.

điều trị viêm họng ở trẻ em
Nếu viêm họng do virus gây ra, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu.

Lưu ý Acetaminophen chỉ được dùng trong thời gian ngắn kèm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ cho trẻ.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, Aspirin có mối liên hệ mật thiết đến hội chứng Reye – khá hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ. Vì thế, tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin để giảm đau, hạ sốt.

Việc dùng kháng sinh để trị bệnh viêm họng cho trường hợp tác nhân gây viêm họng là vi trùng là không cần thiết. Thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng cho trường hợp xác định được vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm họng.

Đối với viêm họng do vi khuẩn

Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm họng là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kê cho trẻ thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh được dùng trong việc điều trị viêm họng ở trẻ là Penicillin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin), Macrolides Cephalosporins. Thời gian điều trị trung bình là 5 ngày ở nhóm dùng Cefdinir, Cefpodoxime, hoặc Azithromycin hoặc 10 ngày ở nhóm dùng Penicillin. Nếu trẻ gặp tình trạng kháng thuốc, kháng sinh được chỉ định sẽ có hơn 2 loại.

Bố mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian, kể cả khi triệu chứng bệnh gần như thuyên giảm cũng không được tự ý cho trẻ ngưng thuốc. Nguyên do bởi dùng kháng sinh không đủ liều dễ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, mắc bệnh xương khớp, thận ở trẻ.

Một số mẹo giảm đau họng cho trẻ:

# Bài thuốc 1: Lá diếp cá + nước cháo + đường

Đây là mẹo được dùng trị viêm họng ở trẻ rất phổ biến, đem lại hiệu quả trị bệnh cao. Trong lá diếp cá có chứa nhiều thành phần có tác dụng tiêu thủng, sát trùng thích hợp dùng để trị viêm họng ở trẻ.

Cách làm: Lá diếp cá đem rửa sạch, xay nhuyễn, lấy phần nước, bỏ phần bã. Trộn nước lá trên với nước cháo loãng, cho thêm đường đem lên bếp ninh. Cho trẻ dùng nước trên 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng nửa cốc. Uống liên tục cho đến khi cơn ho và các triệu chứng khác thuyên giảm.

# Bài thuốc 2: Dùng lá hẹ và mật ong

Không phải ngẫu nhiên mà mật ong được xem là “thuốc kháng sinh tự nhiên”. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần của mật có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cải thiện tình trạng sưng viêm niêm mạc họng. Bên cạnh đó, chất kháng sinh tự nhiên có trong hẹ cũng giúp tiêu đờm, giải viêm rất tốt. Sự phối hợp hai nguyên liệu thân thuộc này khiến bài thuốc không chỉ hiệu quả mà còn đặc biệt an toàn cho trẻ em.

Cách làm: Cho 5-10 lá hẹ và mật ong vào bát hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Dùng nước trên cho trẻ uống 2-3 lẫn mỗi ngày, mỗi lần dùng 2 muỗng nhỏ, cơn đau rát họng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

# Bài thuốc 3: Gừng hoặc trà gừng

Nhờ vào đặc tính kháng viêm, gừng sẽ nhanh chóng xoa dịu cổ họng trẻ ngay lập tức.

Cách làm: Đối với những trẻ đã lớn, bố mẹ có thể cho trẻ ăn gừng trực tiếp với mật ong. Với trẻ nhỏ tuổi hơn, bố mẹ nên cắt gừng thành lát mỏng, hãm với nước sôi thành trà gừng, thêm một ít mật ong rồi cho trẻ uống khi còn nóng. Uống đều đặn 2-3 lần mỗi ngày sẽ nhanh chóng cải thiện được bệnh viêm họng.

Làm gì để bệnh viêm họng ở trẻ không tái phát?

Viêm họng là bệnh dễ tái phát nếu như gặp điều kiện thuận lợi. Để phòng bệnh quay lại, bố mẹ cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc, thâm nhập của yếu tố gây bệnh bằng cách:

  • Nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng, họng, mũi mỗi ngày. Cần súc miệng sau khi ăn, đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Có biện pháp bảo vệ mũi họng trước những tác động tiêu cực của môi trường như khói, bụi, hóa chất, nấm mốc… Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể  trẻ khi thời tiết thay đổi, chú ý khu vực nhạy cảm như mũi, họng, ngực. Cho trẻ tắm nước ấm thay vì nước lạnh để hạn chế tối đa nguy cơ cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Không cho trẻ ngủ cả đêm trong phòng điều hòa ở nhiệt độ thấp.
  • Vào mùa hè, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ lạnh như đá, kem, uống nước lạnh…
  • Hạn chế cho trẻ dùng những thực phẩm, đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga vì đây là những tác nhân dễ khiến niêm mạc họng dễ bị kích thích và viêm nhiễm.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bố mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Từ đó, cớ thể có được hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt nhất.
  • Cho trẻ thường xuyên vận động, luyện tập cơ thể để tăng cường sức khỏe, khả năng chống lại bệnh tật.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ Viêm họng ở trẻ em là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần nắm được điều trị sớm để tránh những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bậc làm cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh trên và có cách ứng phó phù hợp.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 23:24 - 05/06/2023

Bình luận

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng và cách khắc phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *