2 cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em nhanh khỏi – ngừa tái phát

Viêm họng hạt ở trẻ em nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm ngoài màng tim,… Bởi vậy, cha mẹ nên hiểu rõ hơn về bệnh để biết cách điều trị và phòng chống bệnh cho con.

Viêm họng hạt ở trẻ em

Viêm họng hạt ở trẻ em là gì?

Theo ghi nhận của y khoa, bệnh viêm họng hạt nói chung hay bệnh viêm họng hạt nói riêng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc vùng hầu hong họng và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến các mô lympho ở thành sau họng phình to lên. Khi đó, tổ chức bạch huyết dần dần rơi vào trạng thái suy yếu và nhạy cảm. Thay vì đảm nhận chức năng kháng vi khuẩn, vi rút như ban đầu, chúng lại dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm trùng hơn.

Vì vậy, bệnh viêm họng hạt không chỉ gặp riêng ở người lớn mà còn xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Trẻ em sức đề kháng thường rất yếu nên là đối tượng rất dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công gây viêm họng. Và nếu bệnh kéo dài có thể phát triển thành viêm họng hạt. Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em thường có rất nhiều nhưng điển hình là một số lý do sau đây.

1/ Do nhiễm trùng vi rút

Trẻ em bị viêm họng hạt thường do nhiễm trùng vi rút bao gồm vi rút cúm, cảm lạnh thông thường hoặc do bệnh sởi, viêm thanh khí quế quản, thủy đậu, bạch cầu đơn nhân,…

2/ Nhiễm trùng do vi khuẩn

Phổ biến nhất là liên cầu khuẩn: Streptococcus nhóm A và Streptococcus pyogenes.

3/ Một số nguyên nhân khác

Trẻ bị viêm họng hạt ngoài nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh như:

  • Chất kích thích: Thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, khói thuốc lá, hóa chất độc hại,… là nguyên nhân khiến niêm mạc họng ở trẻ dễ bị kích ứng và gây đau nhức.

Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em

  • Dị ứng: Nấm mốc, vật nuôi, phấn hoa.
  • Khô họng: Trẻ thở bằng miệng hoặc không khí trong nhà quá khô có thể làm tăng nguy cơ viêm họng hạt ở trẻ em.
  • Căng cơ: Do la hét nhiều hoặc nói quá to.
  • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD): Rối loạn dạ dày khiến acid bị trào ngược và là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt.

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em

Các triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em thường gặp đó là:

  • Khô họng hay bị ngứa rát ở cổ họng.
  • Khó nuốt, nuốt bị vướng, đồng thời trẻ cũng hay cảm thấy khó chịu ở cổ họng nên rất hay khạc, nhất là buổi sáng sớm khi thức dậy.
  • Họng bị sưng đỏ và vòm họng thấy xuất hiện những đốm hay hạt có màu trắng.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cũng giống như bệnh viêm họng, viêm họng hạt ở trẻ em nếu để lâu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Chẳng hạn, tình trạng đau nhức ở niêm mạc họng thường khiến trẻ cảm thấy đau nhức, ăn uống trở nên khó khăn. Về lâu dài, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu chất dẫn đến suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, làm chậm sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ.

Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em

Để chắc chắn chữa dứt điểm bệnh viêm họng hạt ở trẻ em, giúp họng trở lại trạng thái bình thường, các chuyên gia y tế sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra để chẩn đoán mức độ tổn thương ở niêm mạc họng cùng với xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp trị liệu và chăm sóc bệnh phù hợp với tình tạng bệnh và thể trạng của bé.

1/ Điều trị y tế

Đối với tình trạng viêm họng hạt do vi rút gây ra, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên điều trị y tế cho con. Bởi tình trạng bệnh sẽ mau chóng thuyên giảm chỉ sau 5 – 7 ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt nếu bệnh tình của trẻ chuyển sang giai đoạn nặng.

Ngoài ra, thuốc xịt chloraseptic cũng được áp dụng để chữa viêm họng hạt ở trẻ em. Thuốc có công dụng tương đương kẹo ngậm làm mát mặc dù không giúp chữa hết bệnh nhưng có thể hỗ trợ làm giảm chứng đau rát ở cổ họng.

Còn đối với bệnh do vi khuẩn, kháng sinh là giải pháp thiết yếu để giải quyết triệt để các triệu chứng khó chịu ở trẻ.  Hoặc nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa. Khi đó, biện pháp đốt điện được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em.

Điều trị viêm họng hạt ở trẻ em

Lưu ý: Thuốc kháng sinh thường gây tác dụng phục có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ khi cho con dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không được ngưng thuốc giữa chừng hoặc dùng quá liều lượng cho phép. Đặc biệt hơn, phương pháp đốt điện tuy mang lại kết quả điều trị cao trong những ngày đầu nhưng liệu pháp này chỉ có tác dụng trong việc loại bỏ những hạt to và bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

2/ Điều trị bằng các biện pháp dân gian

Các biện pháp dân gian thường thích hợp điều trị bệnh viêm họng hạt ở trẻ em ở mức độ nhẹ. Do đó, khi bệnh mới khởi phát, cha mẹ không cần dùng thuốc mà hãy áp dụng ngay những cách trị liệu sau đây để khắc phục bệnh cho trẻ.

✪ Cho bé uống nhiều nước

Nước sẽ giúp xua tan cơn rát ở cổ họng đồng thời giúp hạ sốt, làm loãng dịch đờm, ngăn ngừa tắc ứ trong vòm họng. Một ít nước hầm gà có thể làm dịu cơn đau ở họng cho bé. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể thay nước bằng các thức uống khác để cải thiện bệnh cho con như nước mật ong, nước trà nóng, nước chanh,… Tuy nhiên, trước khi cho con uống, cha mẹ nên kiểm tra độ nóng của nước, tránh làm bé bị bỏng.

✪ Súc miệng bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý

Tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày. Cách làm này không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng mà còn giúp tiêu diệt, ngăn ngừa viêm nhiễm. Hàng ngày, cha mẹ chỉ cần sử dụng 1/4 muỗng cà phê muối pha với 250ml nước ấm, khuấy tan đều và cho con súc miệng. Hoặc để đảm bảo vệ sinh, phụ huynh có thể cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý.

✪ Tạo độ ẩm trong nhà bằng máy phun sương

Như đã đề cập ở trên, không khí khô là nguyên nhân khiến bệnh viêm họng hạt ở trẻ em diễn ra nặng hơn. Do đó, nếu thấy không khí trong nhà hoặc phòng ngủ của trẻ quá khô, cha mẹ nên làm ẩm và ấm bằng cách dùng máy phun sương. Ngoài ra, để làm dịu cơn đau họng cho con, cha mẹ có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, khuynh diệp, dầu tràm,… vào máy phun sương. Tuy nhiên khi sử dụng, hãy chắc chắn rằng con của bạn khộng bị dị ứng với những tinh dầu này.

✪ Chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng nghệ tươi

Cha mẹ dùng 1 củ nghệ tươi đem gọt vỏ, rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt cho vào bát và thêm vào 5g đường phèn đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Mỗi lần dùng thuốc, cha mẹ lấy 1/2 muỗng cà phê hỗn hợp thuốc này cho trẻ uống. Và mỗi ngày uống 3 lần. Lượng thuốc có thể gia giảm tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

✪ Trị viêm họng hạt ở trẻ em bằng trà mật ong và chanh

Bạn pha một gói trà nóng, sau đó thêm vào 1 muỗng mật ong và 1 muỗng nước cốt chanh. Hòa tan và cho trẻ uống khi còn ấm. Trà chanh mật ong sẽ giúp bảo vệ niêm mạc họng, loại bỏ đờm, giảm đau rát hiệu quả.

Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý trẻ bị viêm họng hạt do trào ngược acid dạ dày, tốt nhất không nên áp dụng cách này. Ngoài ra, không cho trẻ dưới 1 tháng tuổi sử dụng mật ong, bởi mật ong không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách phòng bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Thông thường, trẻ bị viêm họng hạt thường rất khó chữa trị dứt điểm. Do đó, khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ nên chấm dứt bệnh ngay từ đầu, tránh bệnh phát triển thành viêm họng hạt. Và để phòng tránh bệnh cho con trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo các gợi ý sau:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường, thủy đậu,…
  • Hướng dẫn con cách rửa tay đúng cách và tập cho trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi bắt đầu ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi lấy tay che miệng để chặn cơn ho.
  • Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không cho trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, lông động vật, khói bụi, khói thuốc lá.
  • Nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến nơi đông người, nơi chứa nhiều khói bụi.
  • Giữ ấm cho con khi trời chuyển lạnh. Không cho con tắm quá lâu trong nước lạnh.

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói này quả không có sai. Do đó, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở trẻ em ngay từ đầu. Và khi thấy con có những dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh để lâu càng khó chữa.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:16 - 05/06/2023

Sau 2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mẹ bầu 9x – chị Thanh (Hà Nội) đã đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ người thực, việc thực để hiểu hơn về hiệu quả bài thuốc này.

Bình luận

2 cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em nhanh khỏi – ngừa tái phát

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *