Biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Không khó để phân biệt bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không tinh ý sẽ rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng của 2 căn bệnh này với nhau và dẫn đến việc điều trị sai cách. Vậy biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm như thế nào? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ vấn đề này.

Biểu hiện cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm có những biểu hiện khác nhau

Biểu hiện cảm lạnh, cảm cúm như thế nào?

Thời tiết thay đổi thất thường cùng những cơn mưa rào ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để các căn bệnh đường hô hấp nhanh chóng hình thành và trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bệnh. Trong đó, cảm lạnh, cảm cúm là những căn bệnh phổ biến nhất và có biểu hiện đa phần giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh.

Hầu hết những bệnh nhân mắc phải bệnh cảm lạnh, cảm cúm đều có triệu chứng tương tự nhau như ho có đờm, sốt, nghẹt mũi hay đau nhức,…Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh là khác nhau, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị vì thế cũng không giống nhau.

Mặc dù chúng ta không thể xác định chính xác biểu hiện này là cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên, nếu dựa vào những biểu hiện bên ngoài cơ bản nhất ta có thể nhận định đó là căn bệnh nào. Dưới đây là một số biểu hiện giúp bạn có thể phân biệt được triệu chứng bệnh cảm cúm và cảm lạnh.

1/ Các biểu hiện cảm lạnh điển hình nhất

Người bệnh cảm lạnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau:

# Đau họng, ho

Bệnh cảm lạnh gây ho, đau họng
Ho và đau họng là biểu hiện của bệnh cảm lạnh

Đối với bệnh cảm lạnh, đau họng là dấu hiệu đầu tiên mà bệnh nhân thường hay gặp phải. Bệnh nhân thường có dấu hiệu viêm họng khi mắc phải bệnh cảm lạnh. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát ở cổ họng, họng bị sưng đỏ rất khó chịu. Đặc biệt, bệnh nhân thường có cảm giác bị nuốt vướng, nghẹn họng và xuất hiện những cơn ho.

# Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong

Sau đó 1 – 2 ngày gặp phải triệu chứng đau họng, người bệnh cảm lạnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy nhiều,… Nếu người bệnh bị cảm lạnh ở mức độ nặng thì nước mũi có thể chuyển thành màu vàng hoặc xanh. Bên cạnh đó, dịch mũi có thể đặc nếu bệnh nhân bị gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

# Sốt nhẹ ở trẻ nhỏ, thỉnh thoảng đau đầu

Sốt nhẹ ở trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh
Trẻ nhỏ bị sốt nhẹ, cơ thể nóng khi bị cảm lạnh

Khi mắc bệnh cảm lạnh, trẻ em thường rất dễ gặp phải triệu chứng sốt nhẹ. Bên cạnh đó, cơ thể thường xuyên có dấu hiệu bị nóng và mồ hôi. Đôi khi, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau đầu khi mắc bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện những công việc hằng ngày một cách bình thường.

# Bệnh có thể lây lan cho người khác

Bệnh cảm lạnh thường thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần. Căn bệnh này cũng có thể lây lan cho người khác và gây ra các biến chứng như nghẹt mũi và viêm tai giữa,… Người bệnh nên phòng ngừa căn bệnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Thông thường, cách chữa cảm lạnh là sử dụng thuốc thông mũi và viêm họng. Bên cạnh đó, cần có chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh nhanh khỏi hơn.

2/ Một số biểu hiện cảm cúm không nên bỏ qua

Để biết được bản thân mắc bệnh cảm cúm hay không, người bệnh không nên bỏ qua các dấu hiệu sau:

# Cơn ho dai dẳng xuất hiện, có lúc bị đau họng

Ho xuất hiện khi bị cảm cúm
Những cơn ho dai dẳng xuất hiện khi bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm

Khác với căn bệnh cảm lạnh, cơn ho có thể xuất hiện và hết ngay sau đó vài ngày. Người bệnh cảm cúm thường xuyên xuất hiện những cơn ho dai dẳng, khiến bệnh nhân bị đau rát, khó chịu ở cổ họng. Bệnh nhân sẽ liên tục bị ho và có dấu hiệu xuất hiện nhiều đờm ở cổ họng.

# Cơ thể suy nhược, không thể hoạt động bình thường

Khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh thường xuyên bị suy nhược cơ thể, không thể tập trung vào bất cứ công việc gì. Đặc biệt, bệnh nhân rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh bắt buộc phải nghỉ ngơi, không thể hoạt động bình thường được. Nếu không được bồi bổ sức khỏe, bệnh nhân rất dễ bị kiệt sức và bệnh nhân phải mất một thời gian dài mới hồi phục sức khỏe.

# Sốt cao, đau đầu liên tục 

Nếu như đối với cảm lạnh, biểu hiện sốt là dấu hiệu phụ để nhận biết bệnh thì với cảm cúm đó là đặc điểm chính của bệnh. Người mắc bệnh cảm cúm thường có dấu hiệu sốt cao từ 38-39 độ C. Kèm theo đó, người bệnh thường xuyên mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi.

Trẻ bị sốt cao khi mắc bệnh cảm cúm
Trẻ sốt cao – Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh cảm cúm

Triệu chứng của bệnh cảm cúm thường diễn ra dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng. Trong khi bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh, triệu chứng bệnh (sốt nhẹ) thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.

# Dễ lây lan sang cho người khác hơn bệnh cảm lạnh

Cảm cúm rất dễ dàng lây lan cho người khác hơn là cảm lạnh. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây bệnh cho người khác. Bệnh cảm cúm do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, cách trị cảm cúm phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.

# Nghẹt mũi, khó thở, buồn nôn

Bệnh cảm cúm thông thường sẽ nhanh chóng tự khỏi khoảng sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ càng khiến cho bệnh càng tiến triển nặng thêm.

Dấu hiệu buồn nôn khi bị cảm cúm
Bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn, khó thở khi bị cảm cúm

Đặc biệt, bệnh nhân sẽ phải các biểu hiện khác như: sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở, buồn nôn,… Nếu gặp phải các biểu hiện này, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, vì đôi khi đây có thể là những chủng cúm nguy hiểm.

Tuy không nguy hiểm nhưng dù là cảm lạnh hay cảm cúm bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình. Khi mắc phải 2 căn bệnh này, người bệnh cần được tiến hành theo dõi nghiêm ngặt, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh chóng khỏi bệnh. Tốt nhất nếu bạn nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc phải 2 căn bệnh trên, hãy tiến hành thăm khám sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả.

→ Có thể bạn quan tâm: Đừng coi thường bệnh cảm cúm theo mùa

Cập nhật lúc 23:13 - 05/06/2023

Bình luận

Biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Bình luận (15)

  1. nguyen tuan tu Trả lời

    cho e hỏi là e bị sốt 39 độ thỉnh thoảng lạnh mặt dù trời rất nóng. đặt biệt e còn đau nhức cơ bắp. sau một thời gian khoảng 1 tuần e có uống thuốc thì nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường nhưng cơ bắp thì vẫn đâu. xin hỏi e bị gì ạ. E cảm ơn.

  2. lê ngọc thiện Trả lời

    Cho em hỏi là bệnh cảm cúm có nên tắm bằng nước mát được không

  3. Mai an Trả lời

    Cho toi hoi toi tu nhien cam thay non vay toi bi cam lanh ko a

  4. Phương Nguyễn Trả lời

    Mình bị hắt xì hơi liên tục thì dùng tipphi dc k ạ

  5. Võ Việt Trả lời

    Mình bị ho,sốt nhẹ,đau đầu,khó chịu trong người,mệt mỏi,đau cơ,ngạt mũi không biết có bị cúm ko nhỉ hay là cảm lạnh

  6. LA NHẬT QUYÊN Trả lời

    Bị sốt nhưng k lâu..sụt sịt mũi..Mệt mỏi toàn cơ thể phải làm như nào vậy ạ

  7. vũ thế hiệu Trả lời

    Theo minh biet cam cúm hay cam lanh chi ddieu tri triệu chứng thôi cac ban nhé , chế độ ăn va nghi ngoi hợp lý , bô sung trái cây và kết hợp thuốc 5-7 ngày la đo

  8. vũ thế hiệu Trả lời

    Minh đi du lich về , bi đau họng , nuốt kho , buồn nôn , nôn , sổ mũi nghẹt mũi , ho nhiều , sốt nhe , đau đầu người rất mệt mỏi ….. Bệnh rồi

  9. Huyền Trang Trả lời

    Mình thấy đau họng 3 hôm nay nước mũi cứ chảy lòng ròng liên tục lúc nào cũng phải có giấy ăn ở cạnh để xì thì mới chịu đc. Mà trước mình cứ nghĩ bị như này là cảm cúm giờ đọc mới phân biệt được cảm lạnh cảm cúm…hic gà wa…:))

  10. LongNg Trả lời

    benh nay lay nhu the nao vay?

    1. Ko biet

  11. Hùng Trả lời

    Bị cảm thì mua panadol hoặc paracetamol uống là được có đúng ko ?

    1. Phạm Lý Trả lời

      Mình nghe mn bảo là ai mà hay bị mấy thể loại cảm này là sức đề kháng kém càng k nên dùng nhiều paracetamol vì nó là kháng sinh uống nhiều nhòn thuốc đấy !

      1. Dr Tuấn

        Panadol hay paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt. Trong trường hợp cảm lạnh do tác nhân virus nếu ko có sốt bạn không cần dùng đâu.

      2. Thảo

        Paracetamol không phải là kháng sinh!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *