Nếu người bệnh có dấu hiệu da lạnh tái, sởn gai lạnh dọc sống lưng, toát mồ hôi, hắt hơi, sổ mũi, trán nóng sốt, mặt nóng đỏ phừng phừng, huyết áp cao,… thì hãy áp dụng ngay 9 cách chữa cảm lạnh hiệu quả tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất.
Cảm lạnh là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, do nhiễm virus ở mũi và họng. Người bệnh thường bị nhiễm lạnh một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở hầu hết các đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh nhân bị cảm lạnh thường rất dễ bị sốt, ho có đờm, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể,…
Tưởng chừng chỉ là một bệnh lý thông thường nhưng nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như viêm phổi tụ cầu vàng, viêm cơ tim, viêm màng não,… Bên cạnh đó, người bệnh cảm lạnh cần phải được theo dõi về nhịp thở. Một số trường hợp nếu máu lạnh bị đẩy về tim, phổi và não có thể gây ra tình trạng tử vong cho người bệnh.
Vì sao chúng ta thường bị cảm lạnh?
Có thể nói, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh nhưng lại không rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh. Với tình trạng thời tiết thay đổi liên tục, nếu người bệnh không có biện pháp bảo vệ cơ thể kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh là rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh còn xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:
- Nhiễm nước: Cơ thể con người có sự cân bằng nhất định. Khi bạn bị nhiễm nước quá lâu có thể do dầm mưa hoặc tắm nước lạnh sẽ nhanh chóng làm mất đi độ cân bằng của thân nhiệt. Với nhiệt độ dưới ngưỡng trung bình của thân nhiệt sẽ rất dễ khiến cho cơ thể không thể tự điều chỉnh được và mắc bệnh cảm lạnh.
- Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến cho cơ thể của người bệnh bị suy nhược trầm trọng. Lúc này, sức đề kháng của bệnh nhân giảm, hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công cơ thể và gây bệnh.
- Lạm dụng thuốc thông mũi: Một số người bệnh có triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi đã sử dụng thuốc thông mũi thường xuyên. Chính việc lạm dụng thuốc thông mũi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Uống không đủ nước: Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể của người bệnh. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây ra hàng loạt các căn bệnh khác, trong đó có cảm lạnh.
- Không khí khô lạnh: Với không khí thay đổi thất thường có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc họng và phổi. Điều này làm tăng tỉ lệ gây ra hiện tượng ho và cảm lạnh cho người bệnh.
- Dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với các chất dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… sẽ rất dễ gây ra tình trạng kích ứng. Thời gian lâu nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh.
➥ Bạn cần phải biết: Biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm điển hình nhất
9 cách chữa cảm lạnh hiệu quả tại nhà
Thực tế, việc chữa trị cảm lạnh không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian mà ông bà thường hay sử dụng. Đây là những cách chữa trị bệnh khá đơn giản, tiết kiệm được nhiều chi phí. Chính vì thế, bệnh nhân có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 9 cách chữa cảm lạnh tại nhà vô cùng hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.
1/ Đánh gió trị cảm lạnh
Phương pháp đánh gió trị cảm lạnh được rất nhiều người trong dân gian áp dụng. Đây là cách “đuổi” cảm lạnh nhanh nhất bởi những tác dụng vượt trội của dầu gió. Thực tế, dầu gió có khả năng giảm đau, làm nóng cơ thể và giúp lượng máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh phải biết cách đánh gió và phương pháp thực hiện, bệnh mới nhanh chóng khỏi được.
Cách thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị: Đồng bạc đánh gió, dầu gió
+ Thực hiện:
- Đầu tiên, bạn tiến hành xoa dầu gió ở các vị trí cần đánh gió, thường là cổ, vai, lưng.
- Tiếp đến, bạn sử dụng đồng bạc đánh gió để đánh dọc theo các vị trí vừa xác định.
- Khi nhận thấy vùng da được đánh gió đã đỏ, nóng lên thì bạn dừng lại.
- Cách làm này có thể cải thiện được tình trạng cảm lạnh nhưng người bệnh không nên thực hiện quá nhiều lần vì sẽ gây bỏng rát ở làn da.
2/ Bài thuốc Đông Y chữa cảm lạnh hiệu quả
Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh không được đảm bảo. Sử dụng các bài thuốc chữa cảm lạnh của Đông y sẽ giúp người bệnh “đánh bay” các triệu chứng nóng, lạnh, sốt, đau đầu, ăn không ngon miệng, đau tức ngực do bệnh gây ra. Đông y cho rằng, với căn bệnh cảm lạnh, người bệnh có thể trừ đi hàn khí xâm nhập ngoài cơ thể, hòa giải giữa chính khí và tà khí nhằm điều hòa sức khỏe sức khỏe của con người từ bên trong và bên ngoài.
Bài thuốc chữa cảm lạnh cổ phương được áp dụng hiện nay bao gồm các thành phần:
- Bạch truật: 16g
- Sài hồ: 12g
- Bán hạ: 12g
- Hoàng cầm: 8g
- Nhân sâm: 4g ( hoặc Đẳng sâm: 12g)
- Cam thảo bắc (nướng thơm): 4g
- Đại táo (táo Tàu): 5 quả
Cách thực hiện như sau:
- Cho tất cả các vị thuốc này vào ấm và sắc lấy nước uống.
- Người bệnh nên uống khi nước còn ấm và uống lúc đói bụng.
- Người bệnh nên uống khoảng 3 lần/ ngày để bệnh cảm lạnh nhanh chóng khỏi.
3/ Chữa cảm lạnh hiệu quả bằng món cháo hành, tía tô và gừng tươi
Cảm lạnh khiến cho người bệnh bủn rủn chân tay, cơ thể mệt mỏi, không còn sức đề kháng. Trong trường hợp này, một bát cháo tía tô, củ hành và gừng tươi sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân giải cảm. Theo một số nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh cảm cúm, người bệnh có thể sử dụng lá tía tô kết hợp với các nguyên liệu khác như củ hành, rau răm, gừng hoặc lòng đỏ trứng gà.
Cách thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị: Lá tía tô, củ hành, rau răm, gừng, trứng gà
+ Thực hiện:
- Đem các loại rau rửa sạch và cắt thành từng đoạn vừa ăn. Đồng thời, gọt vỏ gừng và băm nhuyễn.
- Tiếp đến, bạn vo một ít gạo và cho lên bếp nấu.
- Khi cháo sôi, bạn để cháo chín và cho củ hành vào.
- Tiếp đến, bạn nêm nếm gia vị và cho thêm lá tía tô, rau răm, gừng vào.
- Cuối cùng, bạn đánh lòng đỏ trứng gà vào cháo và cho thêm ít hạt tiêu.
- Sử dụng món ăn này để nhanh chóng giúp giải cảm, làm toát mồ hôi cơ thể.
4/ Chữa cảm lạnh bằng nước lá cúc tần tươi
Theo y học cổ truyền, cúc tần là một trong những nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh cảm lạnh. Với vị cay, thơm, tính ấm, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cây cúc tần để hạ nhiệt, giảm đau, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Đặc biệt, lá cúc tần rất mát, có thể giải nhiệt, giải độc cơ thể nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đem lá cúc tần non và cành non để rửa sạch.
- Tiếp đến, người bệnh tiến hành dùng nguyên liệu này để đun sôi lấy nước uống.
- Bệnh nhân nên uống nước cúc tần khi nóng để nhanh chóng vã mồ hôi ra.
- Kiên trì thực hiện cách làm này liên tiếp khoảng 2 – 3 ngày, triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng được cải thiện.
5/ Xông hơi chữa cảm lạnh tại nhà
Xông hơi là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, cải thiện được tình cảm lạnh hiệu quả. Đây là phương pháp thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh ở mức độ nặng. Các tinh chất và thành phần trong lá xông hơi sẽ nhanh chóng bốc lên thành hơi nước theo đường hô hấp vào đến tận phế nang. Chúng nhanh chóng có tác dụng chống viêm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt.
Cách thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị: Lá tía tô, sả, vỏ bưởi, kinh giới, lá ổi
+ Thực hiện:
- Người bệnh tiến hành rửa sạch các loại nguyên liệu trên.
- Cho chúng vào ấm nấu sôi trong khoảng 20 phút.
- Sau đó đổ nước ra chậu lớn và tiến hành xông hơi.
- Áp dụng cách làm này thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần, các triệu chứng cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất.
Sau khi thực hiện phương pháp xông hơi, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Đồng thời, da dẻ sẽ mềm mại và mát mẻ hơn rất nhiều.
6/ Điều trị chứng cảm lạnh bằng nước gừng, chanh và mật ong
Gừng, chanh và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, giúp loại bỏ các triệu chứng nóng, sốt, ớn lạnh do bệnh cảm lạnh gây ra. Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể. Bên cạnh đó, mật ong có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, khiến bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt, chanh tươi có chứa thành phần vitamin C cao. Nguyên liệu này được xem là vị thuốc giải cảm, thanh nhiệt cơ thể rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đem khoảng 15 – 20 g củ gừng, gọt vỏ và rửa sạch.
- Sau đó, tiến hành đun sôi củ gừng trong khoảng 20 phút.
- Lấy nước gừng cho thêm ít đường và mật ong vào uống.
- Người bệnh nên uống vào buổi sáng để bệnh cảm lạnh nhanh chóng khỏi.
7/ Dùng củ tỏi tía chữa cảm lạnh
Củ tỏi tía là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa trị bệnh cảm lạnh. Nhiều tài liệu Đông y cho thấy, củ tỏi tía có vị cay, tính ôn. Củ tỏi tía có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu đờm, giảm cảm cúm hiệu quả. Bên cạnh đó, y học hiện đại đã chứng minh rằng, trong củ tỏi có chứa thành phần Allicin. Đây là một chất kháng viêm cao, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, củ tỏi tía còn làm thông thoáng đường thở và tăng cường sự trao đổi chất ở phổi. Người bệnh cảm lạnh có thể ăn củ tỏi tía hoặc uống nước củ tỏi để bệnh nhanh cảm lạnh nhanh chóng khỏi.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn đem củ tỏi tía bóc vỏ và tiến hành giã nhuyễn.
- Sử dụng củ tỏi tía này để ngâm với mật ong.
- Khi tỏi ra nước, người bệnh sử dụng nước củ tỏi tía để uống hàng ngày.
- Mỗi lần uống khoảng 1 muỗng và uống trong vòng 2 – 3 ngày để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
8/ Thực hiện bài tập thể dục chữa cảm lạnh tại nhà
Luyện tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giúp cho người bệnh có thể cải thiện được tình trạng cảm lạnh. Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào người bệnh cũng có thể áp dụng được. Việc áp dụng sai các bài tập có thể khiến cho tình trạng bệnh cảm lạnh không những không khỏi mà còn tồi tệ hơn.
Thông thường bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh sẽ áp dụng bài tập thể dục dưỡng sinh “Cánh bướm” . Bài tập này sẽ giúp cho cơ thể lưu thông mạch máu, cơ thể nóng dần và nhanh chóng xua tan cảm lạnh, tránh tình trạng hàn tà xâm nhập có thể.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, người bệnh tiến hành ngồi trên vị trí bằng phẳng.
- Đồng thời, hai gan bàn chân chụm vào nhau.
- Sau đó, người bệnh dùng hai tay cầm lấy đầu ngón chân, đầu gối giơ lên hạ xuống.
Mỗi buổi sáng ngủ dậy, người bệnh hãy tích cực thực hiện bài tập này khoảng 12 lần, bệnh cảm lạnh sẽ nhanh chóng khỏi. Đây cũng là bài tập người bình thường có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng cảm lạnh hiệu quả.
9/ Gừng tươi và rượu trắng chữa cảm lạnh
Ngoài những cách làm trên, người bệnh cảm lạnh có thể sử dụng gừng tươi và rượu trắng để cải thiện tình trạng bệnh cho mình. Rượu trắng có tính ấm, giúp cơ thể ấm dần lên. Với những bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh, gừng tươi ngâm rượu trắng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều vì rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn đem gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
- Tiếp đến, cho gừng tươi vào rượu và ngâm cho ra nước gừng.
- Người bệnh sử dụng nước gừng tươi ngâm rượu trắng này để uống.
Biện pháp phòng chống cảm lạnh hiệu quả
Để phòng chống bệnh cảm lạnh, người bệnh cần phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với một số biện pháp dưới đây, bạn có thể vừa cải thiện được sức đề kháng của bản thân, vừa phòng ngừa được bệnh cảm lạnh hiệu quả.
- Với trẻ nhỏ, bậc phụ huynh không nên kiêng khem cho trẻ quá mức, hãy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé để tránh tình trạng suy dinh dưỡng và phòng ngừa cảm lạnh.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm lạnh, cay, nóng,…
- Bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết từ rau xanh và trái cây. Nhất là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C vào thực đơn hàng ngày của mình.
- Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên làm việc quá sức, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh như các chất dị nguyên.
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Với 9 cách chữa cảm lạnh hiệu quả tại nhà như trên, hy vọng sẽ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát căn bệnh của mình tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh bằng các cách mà chúng tôi đã hướng dẫn, nếu bệnh tình vẫn không được cải thiện, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng khỏi.
BTV: Thiên Hương
→ Có thể bạn quan tâm:
Tôi cũng thường hay bị cảm lạnh và sốt , cứ mỗi lần bị là cảm thấy rất đau họng vùng gáy sau cổ đau nhứt và sống lưng thì ê ẩm di chuyển thì tôi không dám động mạnh vì mỗi lần động mạnh là cơ thể giống như sắp xỉu xuống vậy rất khó chịu
Tôi đag làm vc trong cty tư nhân sau đó tự dưng cảm thấy lạnh nổi da gà kèm theo chóng mặt đau gáy.vậy cách chữa thế nào hả bác sĩ
Ôi dào mỗi lần cảm lạnh hay cảm cúm là toàn ra hiệu thuốc làm vỉ decongen 4 nghìn là xong, chứ lích kích thế này làm gì cho khổ nhỉ
Đánh gió thì dùng thìa nào cũng được ạ? mình tưởng là phải dùng dây bạc hay vòng bạc nhẫn bạc chứ nhỉ?
Mình thử xông hơi thế này rồi, sướng lắm, mỗi ngày xông một lần tầm chiều chiều, xông xong là sảng khoái hết cả người, tầm 4-5 hôm là khỏe luôn, người lại thơm thơm mùi lá nữa, nếu mà có thêm lá hương nhu thì tốt hơn nữa đấy mọi người ạ, nhưng mà xông thì vẫn nên uống cả thuốc nữa
Cháo thì ăn cả ngày luôn à hay là ăn một vài bát thôi? ăn nhiều có được không mọi người?
Ngoài mấy cách này ra còn cách nào nữa không? tôi mỗi lần bị cảm lạnh là đều kèm theo đau họng và ho, có khi bị ho đến mất cá tiếng luôn, mỗi lần muốn nói gì đều phải ra hiệu, bực mình lắm, mà một năm bị cảm lạnh mấy lần, chẳng hiểu sao nữa, người cũng hay ngây ngấy sốt nữa, rất mệt mỏi, tôi thử mấy cách này thì chỉ thấy đơ đỡ thôi nhưng mà ho vẫn nhiều
nếu mà chị bị cảm lạnh thì không bị ho nhiều với đau họng nhiều đâu, còn bị như chị thì có khi là bị viêm họng đau họng thì nó mới thế nhé, đi khám đi chứ để đau họng lâu mà bị lại nhiều lần trong năm có khi thành mãn tính thì chữa lại khó đấy
Thế thì nguy hiểm nhỉ, tôi hay bị đau họng với ho thế lắm, mỗi lần cảm lạnh cảm cúm đều bị này, có lú không ốm mà cũng vẫn bị, cứ nghĩ là lại ăn uống đồ lạnh nên mới bị như thế chứ
Đây em chứ đâu xa, cũng chủ quan như chị đấy, đến lúc họng đau nhiều đến mất thường, ăn uống, nuốt nước bọt cũng thấy đau thì bắt đầu thấy sợ, đi khám thì bác sĩ bào là viêm họng nặng rồi, mãn tính rồi, thế mà chịu được đến tận bây giờ cơ đấy, từ đấy trở đi là em cứ phải đi viện suốt thôi, vì một năm đau mấy lần, mệt mỏi lắm, may giờ tìm được thầy được thuốc rồi nên yên tâm chữa bệnh
Bạn Ba ơi bạn chữa viêm họng ở đâu thế? có tốt không? mình bị viêm họng lần này là lần thứ 2 trong năm rồi, đang uống thuốc ở viện mà chỉ thấy đỡ đỡ một chút, nản lắm
Ngày xưa cứ tầm 1 2 tháng là m8nhf bị viêm họng thật khổ nhưng từ khi mình áp dụng pp sáng ngậm muối 1 lúc sau đó uống 1 cốc nước ấm là ko bao giờ bị vh nữa.pp này áp dụng cả đời nhé. Rất tốt cho sk
Thuốc chữa viêm họng mãn đấy hả? thuốc gì mà hay thế? chỉ tôi với, có khi cũng đi khám với điều trị cái họng này thôi chứ một năm đau 3-4 lần đấy chứ chẳng ít
Em đang chữa bằng thuốc đông y này, chữa chỗ uy tín luôn nên cũng yên tâm chị ạ, trước giờ chưa bao giờ uống thuốc đông y, giờ mới biết là nó tốt thế nào, thật lòng khuyên mọi người là nếu có bệnh gì thì nên đi chữa bằng thuốc đông y luôn, chứ không riêng gì bị viêm họng cả, mấy bệnh mà thuốc tây khó chữa như là xương khớp, viêm xoang, dạ dày các kiểu thì thuốc đông y dùng tốt lắm, em tận mắt chứng kiến rồi em tin lắm
Chỗ nào thế b? thuốc tốt thật à?
Em chữa ở trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y Vn, đang chữa viêm họng mãn ở đấy chị ạ, thuốc thấy tố với ưng lắm, đang uống được 26 ngày rồi, thêm tầm tháng thuốc nữa là bệnh ổn luônq
Cho Tôi hỏi trung tâm này ở đâu thế? ở Hà Nội có không? với thuốc này sao phải uống lâu vậy?
Em chữa ở chỗ đấy là ở 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, HN chị ạ, bác sĩ nói là thuốc đông y thì phải uống lâu vì nó tác dụng chậm nhưng mà tác dụng sâu, kiểu chậm mà chắc ấy, bệnh khỏi dứt điểm, hạn chế sau này bị lại nữa, em uống đến tuần thứ 2 mới bắt đầu thấy có tác dụng, nhưng mà được cái trong người thấy khỏe ra, ăn uống cũng ngon miệng hơn nhiều
Chị ơi cho em xin địa chỉ chỗ chị chữa với ạ, em cũng bị viêm họng nặng quá
Ở 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội đấy em ạ, mà phòng khám của người ta là ở trên tầng 3 đấy nhé, để ý không lại nghĩ là nhầm địa chỉ
Thuốc này mua bao nhiêu tiền thế? với cả thuốc uống kiểu gì? tôi chưa bao giờ uống thuốc đông y cả, đang uống thuốc ở viện thì có uống cùng được không? trẻ con có uống thuốc này được không b? nhà có mấy đứa con nhà các em, chúng nó cũng hay ốm hay ho lắm
Em mua thuốc tháng vừa rồi là hết 2tr1 đấy chị, 10 thang thuốc mỗi thang 201k. mỗi thang thì uống được 3 ngày, em không rõ là có uống cùng nhau được hay không, cái này thì phải hỏi bác sĩ chứ không nên tự ý uống , còn trẻ con thì hình như là có chữa nhé, hôm đi khám tháy có trẻ con đến khám cũng nhiều, bệnh này bọn lít nhít bị nhiều mà
mà thuốc đông y thì uống kiểu gì thế em?
Cũng không khó lắm đâu, thuốc chỉ cần cho vào nồi, đổ nước vào rồi đun lên chị ạ, được thì bỏ bã đi rồi uống nước thuốc đấy hàng ngày thôi, không khó đun lắm đâu, sắm cái nồi inox để đun là được mà
à quên hỏi cái quan trọng, cho tôi xin số điện thoại của bác sĩ ở đấy không thì số của trung tâm đấy luôn cũng được, tôi gọi hỏi bác sĩ mấy thứ được không? người ta có trả lời qua điện thoại không hay là phải đến khám trực tiếp mới được?
Đây chị ơi 0974 026 239, có tư vấn bệnh nhân qua điện thoại đấy, mọi lần em cần hỏi gì cũng đều gọi qua số này mà, bác sĩ với nhân viên tận tình lắm
Em mới tìm lại được cái này viết về thuốc của họ đây, thuốc thanh hầu bổ phế thang, mọi người đọc thêm cho biết thông tin, không lại không biết thuốc nào vào thuốc nào http://www.dongyvietnam.org/chuyen-khoa/tai-mui-hong/viem-hong-viem-amidan
May quá, cảm ơn em nhiều nhé, vài bữa nữa xin nghỉ làm thì mới đi khám được, may quá không thì không biết phải uống thuốc đến bao giờ mới khỏi được cái bệnh này đây
Hay