Lưỡi có bợn trắng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà phải điều trị đúng cách.
Đa phần người bệnh sẽ không chú ý nhiều đến phần lưỡi của mình có màu sắc ra sao. Tuy nhiên lưỡi lại chính là một bộ phận có khả năng thể hiện cơ thể đăng mắc phải những bệnh lý gì. Do đó người bệnh cần nên chú ý những trường hợp lưỡi bị trắng hoặc đóng bợn trắng lâu ngày.
Lưỡi có bợn trắng là dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn
Thông thường thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và cư trú tại miệng. Lâu ngày vùng lưỡi cũng bị viêm nhiễm và chuyển đổi từ màu hồng đỏ sang màu trắng bợn gây bệnh viên họng. Ngoài ra nếu lưỡi xuất hiện màu trắng có thể nhận ra và xác định những dấu hiệu bệnh nguy hiểm sau đây:
- Vị trí mặt trước và đầu lưỡi: Nếu bơn trắng xuất hiện tại vùng mặt trước và đầu lưỡi chứng tỏ người bệnh đang có những vấn đề về đường hô hấp. Khi phổi suy yếu sẽ gây ra hiện tượng bợn trắng xuất hiện dọc theo các cạnh của lưỡi. Bên cạnh đó, màu trắng ở giữa sẽ hiện thị cho các bệnh lý về tim
- Vị trí ngay phần giữa của lưỡi: Nếu bợn trắng xuất hiện bên trái phần giữa lưỡi sẽ là biểu hiện của bệnh xơ gan, nếu xuất hiện bên phải sẽ là tuyến tụy và ở giữa biểu hiện cho bệnh dạ dày đang xuất hiện
- Vị trí dưới lưỡi: Bợn trắng xuất hiện dưới lưỡi đồng nghĩa với việc thận đang suy yếu dần, các bệnh liên quan đến ruột sẽ ở khu vực giữa. Nếu người bệnh phát hiện những bợn trắng dồn lại và tập trung tại gốc lưỡi chứng tỏ các tác nhân gây hại và chất độc đã gây nên các tình trạng xấu về ruột. Cụ thể như: Viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng thể hiện rõ nhất khi bợn trắng lưỡi chuyển dần sang màu xám và có vết nứt
- Lưỡi trắng và xuất hiện nhiều những vết loét có màu đỏ hoặc đỏ sẫm là triệu chứng nhận biết của nấm miệng
- Trong trường hợp không phải đơn thuần là bợn trắng mà lưỡi đã ngã từ màu hồng sang màu trắng bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay. Vì đấy là dấu hiệu thường thấy của một loại bệnh ung thư về da có tên chứng bạch sản (Leucoplakia).
Ngoài ra hiện tượng lưỡi có bợn trắng còn do các nguyên nhân sau: Người bệnh có thói quen hút thuốc lá làm miệng khô, lưỡi cũng khô dần và xuất hiện màu trắng; sốt cao cũng xuất hiện bợn trắng ở lưỡi kèm theo đó là việc mất nước dẫn đến lưỡi co lại và nhăn nhúm.
Do đó với những trường hợp lưỡi có bợn trắng dù rằng đã vệ sinh miệng một cách sạch sẽ nhất, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời.
Những điều cần làm khi thấy lưỡi có nhiều bợn trắng
Để đánh bay bợn trắng tại lưỡi cũng như các tác nhân gây hại đang hoành hành, cư trú và phát triển ở khu vực này, bạn cần:
1. Thăm khám tại các cơ sở y tế khi lưỡi có nhiều bợn trắng
Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế và làm những xét nghiệm kiểm tra trong các trường hợp:
- Lưỡi trắng là dấu hiệu của các bệnh lý vê đường hô hấp, bệnh về phổi
- Người bệnh bị bợn trắng lưỡi và nghi ngờ cơ thể mình đang xuất hiện bệnh về gan cụ thể như xơ gan
- Viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, các bệnh lý về ruột nói chung
2. Dùng thuốc kháng nấm miệng khi lưỡi có nhiều bợn trắng
Khi xuất hiện bợn trắng cùng với những vết loét màu đỏ được cho là dấu hiệu của nấm miệng, người bệnh cần dùng các loại thuốc kháng nấm, kháng viêm theo đơn thuốc của bác sĩ. Tùy theo cơ địa mỗi người mà chúng ta có thể dùng thuốc ở dạng dung dịch hoặc thuốc kháng nấm dạng viên nén. Đồng thời cần sử dụng các loại nước súc miệng có có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm để hỗ trợ điều trị nấm miệng.
3. Khử trùng chữa bợn trắng cho lưỡi
Nếu chỉ mắc chứng bợn trắng ở lưỡi do vệ sinh không sạch sẽ hoặc hút thuốc quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để sát khuẩn, làm sạch và tiêu diệt các tác nhân gây hại đang trú ngụ trên lưỡi. Cụ thể như:
Tỏi giúp khử trùng chữa bợn trắng cho lưỡi
Trên thực tế tỏi có mùi nồng, hơi hăng và đôi khi khiến mùi trên cơ thể và hơi thở miệng không được dễ chịu. Tuy nhiên loại dược liệu này lại có tác dụng làm sạch lưỡi không ngờ, bên cạnh đó tỏi còn có khả năng diệt vi khuẩn, kháng viêm và kháng khuẩn cao.
Bạn nên cho tỏi vào mỗi bữa ăn hằng ngày hoặc ăn riêng 1 tép tỏi mỗi ngày để lạm sạch bợn trắng ở lưỡi.
Dùng Lô hội chữa bợn trắng cho lưỡi
Trong Đông y lô hội mang tính mát và chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chữa bệnh và làm lành vết thương rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lô hội mang đi gọt vỏ, rửa sạch và ép lấy nước
- Cho 20ml nước ép lô hội vào miệng và thực hiện ngậm trong vài phút
- Nhổ ra và súc miệng với nước ấm
- Thực hiện 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối).
Khử trùng chữa bợn trắng lưỡi bằng muối
Dùng muối khử trùng miệng và lưỡi là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả công dụng của chúng là không thể phủ nhận. Trong loại dược liệu này chứa rất nhiều chất khoáng vi lượng và một lượng lớn Clorua Natri có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Điều này đã giúp muối có khả năng chữa bợn trắng ở lưỡi và các bệnh về đường gô hấp rất tốt.
Cách thực hiện:
- Cho một ít muối lên lưỡi và dùng bàn chải đánh răng dạng mềm đánh nhẹ vào vùng lưỡi trong khoảng 2 phút
- Súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng và tối sau khi đánh sạch răng)
Củ nghệ điều trị chứng bợn trắng ở lưỡi
Sẽ rất lạ lẫm khi chúng ta dùng củ nghệ cho vào miệng và chữa chứng bợn trắng. Tuy nhiên trên thực tế nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, khử trùng răng miệng rất tốt. Bên cạnh đó nghệ chứa nhiều hoạt chất có tên curcumin với khả năng chống viêm nhiễm, ngăn chặn không cho các tác nhân gây hại lây lan và phát triển sang những bệnh lý khác.
Hoạt chất curcumin còn được các nhà Y học hiện đại so sánh với các loại thuốc kháng sinh, chống viêm mạnh có thể dùng thay thế cho những loại thuốc trong toa và thuốc khử trùng cho miệng.
Cách thực hiện:
- Ép một lượng nước cam quýt vừa đủ
- Thêm một ít nghệ và khuấy đều
- Dùng hỗn hợp này chà vào lưỡi trong 2 phút
- Nhổ ra và súc miệng lại bằng nước ấm
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Điều trị bợn trắng ở lưỡi bằng bàn chải chải răng
Cách thực hiện:
- Đánh phần răng và nhẹ nhàng đánh phần lưỡi bằng bàn chải đánh răng (có thể thay thế bằng dụng cụ chải lưỡi)
- Thực hiện chải liên tục từ dưới lưỡi lên đầu lưỡi, từ gốc trái đến gốc phải
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Ngoài ra những điều người bệnh cần làm khi xuất hiện bợn trắng ở lưỡi còn có :
- Không hút thuốc nhằm tránh làm tăng lượng đờm gây nhiễm khuẩn và bợn dưới lưỡi
- Không uống rượu nhằm tránh viêm nhiễm và gây bợn trắng ở lưỡi
- Uống nhiều nước lọc hằng ngày
- Việc vệ sinh răng miệng cần được cải thiện và tăng cường hơn nhằm giúp loại bỏ lượng vi khuẩn đang tích tựu trong lưỡi và miệng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề “Lưỡi có bợn trắng là dấu hiệu bệnh gì? Nên làm gì để điều trị?” mà chuyenkhoataimuihong.com đã cung cấp cho bạn đọc. Thông qua những thông tin này người bệnh sẽ biết được liệu mình có đang mắc những bệnh nguy hiểm hay không và điều trị như thế nào sao cho đúng đắn. Tránh trường hợp không hay biết, không thăm khám tại các cơ sở y tế khiến bệnh lý vô tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
chào ad!
ba mình năm nay 56 tuổi, gần đây lưỡi có xuất hiện các vết bong tróc màu trắng, vảy kèm theo đau rát vùng họng, giảm vị giác. Đi khám tại cơ sở y tế thì được chẩn đoán là do đại tràng gây ra. Nhưng điều trị hơn 3 tuần rồi vẫn không đỡ hơn. Ad cho mình hỏi với triệu chứng như vậy thì có phải bị ung thư lưỡi không ạ, nếu không thì là bệnh gì, lành tính hay ác tính và điều trị bằng cách nào ạ?
Mình cảm ơn ạ!