Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Bé bị sốt viêm họng nên uống thuốc gì? [Những điều mẹ cần lưu ý]

Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì? Với khá nhiều bậc cha mẹ sức khỏe của con là điều quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ bị bệnh không phải bậc phụ huynh nào cũng được trang bị đầy đủ. Chính vì vậy, khi bé bị viêm họng và sốt cao nhiều cha mẹ không biết nên cho con uống thuốc gì để giảm sốt.

Trẻ bị sốt viêm họng nên uống thuốc gì?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị căn bệnh viêm họng tấn công. Không những thế, bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu viêm họng sốt cao, với tình trạng bệnh xuất hiện khá quen thuộc này, nhiều bậc phụ huynh đã có kinh nghiệm “chinh chiến” dày dạn với bệnh không hề tỏ ra hoang mang. Tuy nhiên, có một số bậc làm cha làm mẹ, nhất là những cha mẹ lần đầu có con trẻ thường rất lo lắng không biết trẻ bị viêm họng uống thuốc gì hay thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em là loại nào?

Nguyên nhân gây sốt viêm họng ở trẻ nhỏ

Và để tìm được thuốc hay phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho từng đối tượng trẻ nhỏ, giúp bệnh mau khỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát lại, trước tiên cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh sốt viêm họng ở con. Từ đó, đưa ra giải pháp chăm sóc, điều trị, tránh bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ.

Trẻ bị viêm họng và sốt chủ yếu là vi khuẩn, vi rút gây ra. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ. Thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ mất nước và chất điện giải dẫn đến mất cân bằng vi chất, khả năng điều hòa thân nhiệt kém, gây sốt.

Thuốc trị viêm họng trẻ em cha mẹ nên biết

Một khi hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ sẽ tìm được biện pháp điều trị và ngăn chặn bệnh dễ dàng hơn. Cách duy nhất để lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp, đạt hiệu quả điều trị cao nhất là cha mẹ nên dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của con.

1/ Đối với trường hợp trẻ bị bệnh do vi rút gây ra

Nếu trẻ bị viêm họng và sốt do vi rút gây ra, phụ huynh không nên cho con sử dụng kháng sinh để chữa bệnh mà nên thay vào đó là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời nên thay đổi thói quen sống. Mặt khác, nếu trẻ bị viêm họng kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ C, phụ huynh nên cho con dùng một số thuốc hạ sốt thông thường không theo đơn như efferalgan, paracetamol hoặc aspegic,… Sau khi dùng thuốc trẻ vẫn không có dấu hiệu hạ sốt, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc trị viêm họng ở trẻ em như thuốc chữa ho prospan, thuốc giảm ho siro phenergan, atussin và theralen,… Hoặc cũng có thể dùng một số thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm hoăc, thuốc trị giảm ngứa rát ở cổ họng như rhinathiol. Kẹo ngậm lysopaiin và oropivalon cũng phần nào giúp cải thiện chứng bệnh viêm họng, sốt ở con.

Thuốc trị sốt viêm họng cho trẻ em

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp hạ sốt, giảm viêm họng cho con ngay tại nhà như dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm rồi vắt ráo, đắp lên trán hoặc lau khắp mình cho con, nhất là vùng nách và bẹn. Khi kiểm tra nếu thấy thân nhiệt trẻ dưới 30 độ C, cha mẹ nên mặc quần áo mỏng và thoáng cho trẻ. Không cho trẻ tiếp xúc với gió.

Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây hoặc cho bé uống Oresol để bù đắp mất nước, điều hòa thân nhiệt. Với các bé sơ sinh, mẹ nên tích cực cho con bú sữa mẹ. Và đừng quên hướng dẫn con vệ sinh răng miệng thường xuyên và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

2/ Trường hợp sốt, viêm họng do vi khuẩn

Kháng sinh trị viêm họng cho trẻ chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ bị viêm họng, sốt do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc, cha mẹ chỉ cần cho trẻ sử dụng đúng và đủ liều lượng bác sĩ chỉ định. Tránh trường hợp ngưng thuốc giữa chừng khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều.

Bởi quá lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh dẫn đến tình trạng trẻ dùng thuốc với liều mạnh nhưng kết quả điều trị kém xa lần đầu trị liệu. Ngoài ra, thuốc kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn hệ tiêu hóa, dị ứng,… Vì vậy, khi dùng thuốc kháng sinh, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ đúng theo yêu cầu bác sĩ đưa ra.

Cách phòng bệnh sốt viêm họng ở trẻ em

Vì viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gây ra, cho nên đến nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu phòng ngừa bệnh. Vì thế, thay vì chờ bệnh tái phát để dùng thuốc trị viêm họng ở trẻ em, cha mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau đây để phòng bệnh ngay từ đầu.

  • Thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho con trẻ bao gồm đủ thành phần dưỡng chất như vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, nên cho con uống nhiều nước và nên hạn chế thức ăn lạnh.
  • Bên cạnh chế độ ăn, cha mẹ cũng nên xây dựng giờ giấc sinh hoạt hợp lý cho con.
  • Sử dụng máy điều hòa đúng cách và không nên cho con ngồi trước máy quạt hoặc nơi có gió mạnh khi cơ thể co đang đổ nhiều mồ hôi, tránh nhiễm lạnh.
  • Khi ra ngoài nên mang khẩu trang và mũ, tránh để đầu không dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh nhà cửa mỗi ngày và hướng dẫn con vệ sinh răng miệng 3 lần trong ngày. Đồng thời, đừng quên lấy cao răng định kỳ, bởi những mảng bám trên răng là nơi tru khú của vi khuẩn gây bệnh.
  • Nếu trẻ bị viêm xoang hoặc viêm mũi, viêm phế quản hay bị sâu răng,… cha mẹ nên lựa chọn giải pháp điều trị dứt điểm những căn bệnh đường hô hấp này. Bởi đây chính là nguyên nhân khiến bệnh diễn đi diễn lại mãi không khỏi.

Với câu trả lời nêu trên, chắc chắn các bậc phụ huynh đã tìm thấy cho bản thân lời giải đáp hữu ích về câu hỏi “bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì”. Để khắc phục và kiểm soát bệnh hiệu quả, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện khi thấy dấu hiệu viêm họng, sốt cao xuất hiện ở con.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:17 - 05/06/2023

Bình luận

Bé bị sốt viêm họng nên uống thuốc gì? [Những điều mẹ cần lưu ý]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *