Tôi đang rất lo lắng, không biết xì mũi bị đau tai là bệnh gì ? Cháu Nhật Anh nhà tôi năm nay 6 tuổi. Trước đây, mỗi lần bị cảm cúm hay gì tôi đều bảo bé cố gắng xì nước mũi ra ngoài kẻo hít vào bị viêm họng, viêm xoang,… – tôi nghe phông phanh như vậy. Mới hôm qua, thời tiết trở trời khiến bé bị sổ mũi, như mọi lần nghe tôi bé cố gắng xì mũi ra ngoài nhưng đến tối lại có biểu hiện sốt, chán ăn và kêu đau tai nữa. Thực sự thì cũng chẳng biết nguyên nhân do đâu nữa, nghe bảo bị đau tai ở trẻ thường do viêm tai giữa. Bác sĩ giải đáp giùm tôi với ạ!
Tôi xin cảm ơn!
(Trà Giang – Đồng Tháp)
*Tư vấn bạn đọc:
Không ít trường hợp như bạn, bắt trẻ xì mũi nhưng không dạy trẻ cách xì mũi đúng cách gây ra đau tai. Mà kết luận đó chính là bị viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản hoặc nhiều nhất là trẻ bị viêm tai giữa.
Xì mũi bị đau tai có thể bị viêm tai giữa
Xì mũi là phản ứng tự nhiên để tống các chất ứ đọng, các dịch nhầy ở mũi ra ngoài lấy lại sự thông thoáng và dễ thở; nhưng nếu xì mũi không đúng cách rất nguy hiểm. Khi xì mũi áp lực khí trong vòm mũi họng tăng rất cao, có thể tới +200 mmH2O. Nếu như xì mũi không đúng cách, tai có thể có tiếng ót rồi ù tai là do khí bị đẩy vào vòi tai và hòm tai kéo theo dịch mủ, vi trùng gây biến chứng như: viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhĩ, viêm tai màng nhĩ đóng kín.
Đặc biệt với trẻ em, ống dẫn từ mũi họng lên tai ngắn (khoảng 0,5cm), lại nằm ngang, thẳng nên rất dễ đẩy dịch ngược gây bệnh viêm tai giữa cấp. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khởi phát bằng triệu chứng sốt cao, đau tai, nhức đầu, khả năng nghe giảm sút và quan sát sẽ thấy màng nhĩ căng phồng, sung huyết. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm tai giữa mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sức nghe của trẻ.
Vậy xì mũi như thế nào đúng cách?
Xì mũi đúng cách sẽ giúp cho người bệnh đẩy được một phần dịch mủ của xoang ra khỏi mũi xoang – đây là một việc tốt. Tuy nhiên, chỉ được xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, không được xì mũi khi mũi ngạt tắc; Khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một, không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí chạy ra.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ cần hướng dẫn trẻ cẩn thận. Với trẻ sơ sinh, trẻ không thể tự xì mũi được thì mẹ nên biết cách hút mũi cho trẻ để bé thoải mái hơn, phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp.
>>>Lời khuyên: Với trường hợp bé nhà bạn, nguyên nhân gây xì mũi đau tai nguy cơ lớn là do bệnh viêm tai giữa. Bệnh này cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đừng chủ quan sẽ khiến bệnh trở thành mãn tính có thể gây điếc tai nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!