Xin hỏi viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Xin hỏi viêm tai giữa có tự khỏi được không? Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là các bậc phụ huynh có con em bị viêm tai giữa. Thực tế, những con số thống kê về tỉ lệ bệnh nhân bị viêm tai giữa không ngừng tăng qua các năm đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Giải đáp câu hỏi trên, bác sĩ Trần Minh Khang (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) chia sẻ như sau:

Xin hỏi viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không?
Viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng viêm tai giữa là căn bệnh có thể tự khỏi sau khoảng một thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, quan niệm này của người lớn là hoàn toàn sai lầm. Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh do vi khuẩn gây nên và không thể tự khỏi được nếu không có phương pháp chữa trị đúng cách. 

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ù tai, ngứa rát, chảy mủ có mùi hôi,… Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Lúc này, tai sẽ chảy mủ nhiều, tổn thương màng nhĩ, chức năng nghe kém đi, thậm chí có nguy cơ điếc mãi mãi, không thể hồi phục. Một số trường hợp dịch mủ còn ăn vào xương tai, vào não gây áp xe, xuất huyết não, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc tiến hành điều trị dứt điểm căn bệnh này là rất cần thiết.

Hiện tại, các phương pháp chữa trị bệnh viêm tai giữa đều hướng đến mục đích tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, tùy vào mức độ bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp nhất.

+ Trường hợp bệnh nhẹ: Bệnh viêm tai giữa vẫn chưa xuất hiện nhiều mủ, tình trạng viêm nhiễm chưa lan rộng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, hút mủ trong ống tai, hòm nhĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ nhỏ vào một lượng thuốc kháng sinh, đồng thời chỉ định người bệnh uống thêm thuốc.

Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân mắc thêm chứng bệnh viêm xoang hoặc viêm họng cùng lúc thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị đến khi hoàn toàn khỏi bệnh để tránh tình trạng viêm nhiễm ngược. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị, bạn nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc đổi thuốc khi chưa được người trực tiếp điều trị đồng ý.

+ Trường hợp bệnh nặng: Nếu tình trạng mủ đã chảy ra bên ngoài với số lượng nhiều, tai đau nhức nặng nề thì người bệnh sẽ được bác sĩ nhanh chóng tiêm kháng sinh nhằm dẫn lưu mủ. Khi sức khỏe bệnh nhân dần ổn định sức khỏe, bác sĩ lại tiếp tục tiêm hoặc cho người bệnh uống thuốc kháng sinh đến khi tai hoàn toàn sạch mủ. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật mổ để nạp hết phần xương bị viêm.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:

Để điều trị bệnh viêm tai giữa khỏi hoàn toàn, bên cạnh việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên thực hiện một số yêu cầu sau đây:

Lời khuyên của bác sĩ khi bị viêm tai giữa
Lời khuyên của bác sĩ khi bị viêm tai giữa
  • Giữ vệ sinh tai sạch sẽ, không đưa tay vào tai để ngoáy hoặc gãi ngứa.
  • Sử dụng những dụng cụ ráy tai vệ sinh, chỉ nên dùng một lần.
  • Không để nước hoặc xà phòng vào bên trong lỗ tai.
  • Tuyệt đối không bơi lội hoặc ngâm mình dưới nước quá lâu khi bệnh chưa khỏi hẳn.
  • Nhanh chóng điều trị khi có dấu hiệu của bệnh sốt, cảm, viêm họng, viêm xoang, tránh để vi khuẩn xâm nhập ngược lên vùng tai.
  • Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như cam, quýt, bưởi, xoài, ổi và uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng câu trả lời sẽ giúp ích được cho bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm tai giữa. Những biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu chẳng may mắc bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám kịp thời. Tuyệt đối tránh trường hợp để bệnh tự khỏi mà không có bất cứ biện pháp can thiệp nào. Quan niệm sai lầm này sẽ khiến cho bệnh viêm tai giữa ngày càng trầm trọng hơn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:25 - 05/06/2023

Bình luận

Xin hỏi viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *