Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa cấp tính và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp tính và cách điều trị là vấn đề phổ biến, được quan tâm và rất thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ thông tin về bệnh cũng như cách thức điều trị sao cho đúng đắn. Để tránh những điều không hay xảy ra mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp tính và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

 Bệnh viêm tai giữa và cách điều trị
Cùng tìm hiểu bệnh viêm tai giữa và cách điều trị sao cho đúng

I. Những thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là một bệnh xuất hiện ở vùng tai giữa khi bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng gây tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi bị tác động bệnh khởi phát rất nhanh gây ứ động dịch nghiêm trọng tại vùng tai giữa. Kèm theo đó đau nhức nhiều ở vùng tai là triệu chứng điển hình.

Bên cạnh đó, viêm tai giữa cấp tính xuất hiện và duy trì bệnh một cách dai dẳng. Kéo theo màng nhĩ bị sưng phình to, thủng màng nhĩ (khi bị tổn thương mạnh), chảy nhiều dịch mủ gây đau nhức.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp tính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính. Nhưng đa phần những nguyên nhân này lại tác động nhiều hơn đối với trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tỉ lệ tử vong trong những trường hợp này là vô cùng cao. Do đó chúng ta cần thông hiểu các nguyên nhân nhằm tránh những trường hợp đáng tiết xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp tính
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp tính bạn cần lưu ý
  • Viêm nhiễm cấp tính ở mũi họng, viêm VA là nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta dễ mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính
  • Những người mắc các bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, u viêm mũi họng… trong một thời gian không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm tai giữa cấp tính
  • Cơ thể bị xâm nhập và bị tác động mạnh mẽ bởi các loại vi khuẩn nguy hiểm dẫn đến bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cụ thể như phế cầu (S. pneumoniae), liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (H. Influenzae, S. pyogenes), M. catarrhalis, S. aureus
  • Người bệnh vô tình bị chấn thương như rách thủng màng nhĩ do ngoáy tai, tai nạn do sức ép, tiếng nổ…
  • Viêm tai giữa cấp tính do vệ sinh tai không đúng cách…

2. Triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp tính

Khi mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính, các triệu chứng sẽ được chia thành 3 giai đoạn viêm tai giữa với từng biểu hiện khác nhau:

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp tính
Những triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp tính thường gặp

Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này hòm nhĩ chưa xuất hiện mủ

  • Toàn thân: Trước khi khởi phát bệnh, người bệnh đột nhiên xuất hiện chứng chảy mũi và nghẹt mũi. Song song đó là triệu chứng sốt cao lên tới 40 độ. Đây còn được gọi là hội chứng nhiễm trùng.
  • Cơ năng: Bắt đầu xuất hiện chứng đau tai kèm theo đó là triệu chứng ù tai và nghe kém.
  • Thực thể: Xung huyết đỏ vùng rìa màng nhĩ. Khi soi kỹ sẽ thấy nhiều mạch máu chảy hiện dọc theo cán búa và màng trùng.

Giai đoạn ứ mủ:

  • Toàn thân:
    • Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện với biểu hiện sốt cao 39 đến 40 độ.
    • Có triệu chứng co giật, viêm mũi họng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, phân sống, đôi khi nôn trớ, đầy bụng
  • Cơ năng:
    • Đau nhức nhiều tại vùng tai, đau sâu trong tai.
    • Bên cạnh đó còn đau sang thái dương gât co giật, đau tai khi ngoáy hoặc lắc đầu, khả năng nghe giảm sút nghiêm trọng.
  • Thực thể:
    • Toàn bộ vùng màng nhĩ nề đỏ, sưng tấy và phồng to, mất nón sáng.
    • Màng nhĩ thay đổi màu sắc sang vàng nhạt hoặc trắng bệch

Giai đoạn toàn phát (giai đoạn vơ mủ):

  • Tất cả triệu chứng đau nhức ở giai đoạn toàn thân và cơ năng giảm nhanh khi mủ vỡ và được thoát ra ngoài
  • Thực thể: Có mủ chảy ra ngoài ống tai màu vàng nhạt, thủng màng nhĩ.

3. Phân loại bệnh viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính không đơn thuần là một dạng bệnh độc lập mà chúng thực chất được phân thành 3 loại chính dưới đây:

Phân loại bệnh viêm tai giữa cấp tính
Bệnh viêm tai giữa cấp tính được phân thành 3 loại chủ yếu

Viêm tai giữa cấp tính có mủ:

Viêm tai giữa cấp tính có mủ xuất hiện khi người bệnh mắc phải các chứng bệnh viêm nhiễm như cúm, sởi… hoặc các bệnh liên quan đến các vấn đề về tai mũi họng khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan, u vòm mũi họng. Ngoài ra các căn nguyên vi khuẩn S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis, S. aureus và sau những chấn thương cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tai giữa cấp tính.

Giai đoạn khởi phát:

– Khi mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính, ban đầu khi chưa có mủ trong hòm nhĩ, người bệnh sẽ sốt cao liên tục kèm theo đó là triệu chứng chảy mũi và nghẹt mũi.

– Vùng tai bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa, về sau đau tức nhiều dẫn đến khả năng nghe kém.

– Bên cạnh đó màng nhĩ cũng bị sung huyết đỏ ở góc sau trên, dọc theo cán xương búa và ở vùng màng trùng

Giai đoạn toàn phát:

Trải qua 2 thời kì:

– Thời kì ứ mủ: Bệnh nhân sốt cao liên tục trong nhiều ngày liền gây mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, co giật, sút cân… Ngoài ra còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: Rối loạn hệ tiêu hóa (tiêu chảy, sống phân hoặc nôn trớn, đầy bụng kéo dài), đau tai dữ dội (đau tai ngày càng tăng, cơn đau lan sang vùng thái dương và sau tai, đau khi lắc đầu và ngoáy tai).  Màng nhĩ đỏ và phồng to, không thể xác định được cán xương búa, mấu ngắn xương búa hay thậm chí là nón sáng.

– Thời kỳ vỡ mủ: Mủ vỡ dẫn đên ống tai có nhiều mủ và chảy ra ngoài gây thủng màng nhĩ (độ lớn nhỏ tùy theo màng nhĩ có được chích rạch hay không). Tuy nhiên chứng đau tai giảm nhanh, không còn sốt và nhiệt độ cơ thể cũng được trung hòa.

Viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm: Loại này rất thường gặp và không giới hạn độ tuổi.

Tắc vòi nhĩ (trẻ em thường mắc phải do viêm VA quá phát, người lớn mắc phải do thay đổi áp lực không khí thay đổi một cách đột ngột khi ở trên cao hoặc lặn xuống quá sâu), cơ địa dị ứng, phản ứng quá phát của lymphô vùng mũi họng là những nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm.

Toàn thân không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên đau tức vùng tai, nghe kém, ù tai gây khó chịu. Màng nhĩ xuất hiện dấu hiệu đỏ, có mạch máu nổi đỏ và hơi lỡm vào trong, có ngấn nước và cả bọt nước trong màng nhĩ, Valsalva âm tính.

Có thể tự khỏi và không để lại di chứng hay biến chứng

Viêm tai giữa cấp tính xung huyết

Viêm tai giữa cấp tính xung huyết (còn được gọi là viêm tai giữa xuất tiết dịch rỉ) là một loại viêm tai giữa cấp tính không có mủ. Người bệnh thường không xác đinh được bệnh vì ít triệu chứng, thay vào đó xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp trên gây nhầm lẫn.

Viêm vòm mũi họng, viêm mũi, viêm VA lan sang vòi nhĩ làm viêm, tắt vòi và gây xuất tiết. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Màng nhĩ hồng hơn bình thường, xuất hiện mạch máu dọc cán xương búa, màng nhĩ bị lỡm, hòm nhĩ có dịch.

Khi mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính xung huyết người bệnh sẽ có các triệu chứng chính như đau tai (đau nhiều và đau nhói, đau lây sang ống tai và lan xuống hàm dưới), ù tai, giảm thính lực không đáng kể.

II. Cách điều trị viêm tai giữa cấp tính bạn nên biết

Điều trị viêm tai giữa cấp tính là điều không mấy phức tạp. Tuy nhiên nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như người bệnh bị điếc hoàn toàn, tử vong nếu để vi khuẩn mủ tấn công lâu ngày, chậm nói đối với trẻ nhỏ. Để tránh những điều đáng tiết có thể xảy ra, người bệnh cần hiểu và điều trị đúng cách.

Cách điều trị viêm tai giữa cấp tính
Cách điều trị viêm tai giữa cấp tính bạn nên biết
  • Đối với viêm tai giữa cấp tính có mủ cần điều trị triệt để những nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp tính như viêm vùng mũi họng, viêm VA, viêm  mũi xoang… bằng các loại thuốc co mạch làm thông thoáng mũi hoặc những loại thuốc chống viêm, kháng sinh như Amoxicillin, Co-trimazole  hoặc Erytromycin trong thời gian từ 1 đến 2 tuần.
  • Đối với viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm cần bơm hơi hoặc nong vòi nhĩ, chống xơ dính màng nhĩ bằng cách nhỏ Glyxerin bôrat 2% ấm, Hydrocortison, Alpha-chymotrypxin vào tai qua vòi nhĩ và vào vòm nhĩ.
  • Đặt ống thông khí và thường xuyên thực hiện xoa màng nhĩ bằng bóng cao su có lắp đầu ống khít, đưa vào tai và bóp nhẹ khiến màng nhĩ chuyển động
  • Đối với viêm tai giữa cấp tính xung huyết cần nhỏ Glyxerin bôrat 3%, Otipax vào tai liên tục từ 8 đến 10 lần 1 ngày (nhỏ cách nhau 2 tiếng)

III. Cách phòng bệnh viêm tai giữa cấp tính

Bên cạnh những cách điều trị sẽ có những cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp tính đơn giản mà bạn nên quan tâm và lưu lại nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh xuất hiện ngày càng tăng.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa cấp tính
Ngoáy tai mạnh bằng tăm bông sẽ gây tổn thương màng nhĩ nghiêm trong
  • Không ngoáy tai mạnh bằng tăm bông gây tổn thương và lủng màng nhĩ
  • Không đùa giỡn, không xì mũi bằng cách bịt cả 2 bên lỗ mũi
  • Giải quyết và điều trị dứt điểm những nguyên nhân gây tắc nghẽn vòi nhĩ. Cụ thế như: Các bệnh về viêm mũi họng, viêm xoang, viêm VA…
  • Thường xuyên thông vòi nhĩ khi đi máy bay, leo núi, lặn biển và giếng chìm
  • Ngậm kẹo và tự thổi hơi giúp phòng bệnh viêm tai giữa cấp tính
  • Thường xuyên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lí nhằm tăng tính sát khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Đồng thời chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Ở nơi thoáng mát và yên tĩnh. Ngoài ra cần tránh các tác nhân gây hại như ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải, tiếng ồn,  khói thuốc lá…
  • Cần có biện pháp chữa trị kịp thời khi gặp phải các vấn đề về tai mũi họng, các bệnh về đường hô hấp trên và tránh gây những thương tổn cho màng nhĩ
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Khi biết mình bị viêm tai giữa cần đến tham khám ngay tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng và bổ ích xoay quanh vấn đề về bệnh viêm tai giữa và cách điều trị. Theo đó người bệnh có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có cách phòng ngừa và điều trị chính xác khi được xác định mắc bệnh. Ngoài ra người bệnh cần thăm khám thường xuyên và báo ngay cho bác sĩ nếu có những vấn đề bất thường khác xảy ra.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm: 

Cập nhật lúc 23:26 - 05/06/2023

Bình luận

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa cấp tính và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *