Bệnh viêm tai giữa mãn tính và những điều cần lưu ý

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở vùng tai giữa rất nguy hiểm. Nếu không điều trị bệnh đúng cách sẽ gây thủng màng nhĩ dẫn đến điếc tai và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa mãn tính và những điều cần lưu ý
Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa mãn tính và những điều cần lưu ý

Hiểu hơn về bệnh viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mãn tính phản ánh cho hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng một phần tai hoặc toàn bộ phần tai giữa lâu ngày. Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa, người bệnh sẽ vô cùng khó khăn với việc điều trị đối với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ban đầu người bệnh sẽ chỉ mắc viêm tai giữa cấp tính nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển sang viêm tai giữa mãn tính (còn có tên gọi khác là thối tai kinh niên). Không dừng tại đó bệnh còn gây nên nhiều biến chứng khôn lường khác gây nguy hiểm đến sức khỏe và điếc tai vĩnh viễn là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Viêm tai giữa mãn tính theo y học hiện đại được chia làm hai dạng bệnh:

  • Viêm tai giữa mãn tính nhưng không có cholesteatoma. Ở dạng viêm tai giữa này sẽ ít gây biến chứng hơn so với dạng khác
  • Viêm tai giữa mãn tính có cholesteatoma. Ở dạng viêm tai giữa này thường rất dễ gây biến chứng với các vấn đề về xương.

Vì sao mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính?

Nguyên nhân gây viêm tai giữa mãn tính chủ yếu vẫn do đặc điểm cấu trúc tai của người bệnh không giống hoặc khác biệt hơn rất nhiều so với những cấu trúc tai thông thường khác. Cụ thể như cấu trúc tai của trẻ nhỏ có hòm nhĩ và cấu trúc họng mũi nằm ngay trên vùng dễ bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm.

Ngoài ra không vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, sử dụng những nguồn nước bị nhiễm khuẩn cũng là điều kiện thuận lợi khiến chúng ta dễ bị vi khuẩn tấn công, phát triển và gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn trong một thời gian dài. Khi xuất hiện lần đầu viêm tai giữa sẽ ở mức độ cấp tính, lâu ngày sẽ chuyển sang mãn tính rất khó điều trị.

Vì sao mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính?
Viêm tai giữa mãn tính xuất hiện khi bị vi khuẩn tấn công, phát triển và gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn

Bên cạnh đó viêm tai giữa mãn tính còn bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như:

  • Viêm tai giữa mãn tính là biến chứng của một số bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng như: Viêm amidan mãn tính, viêm họng, viêm mũi dị ứng…
  • Người bệnh iếp xúc với nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, bụi bẩn, nấm móc, khói thuốc lá…
  • Các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập thông qua đường hô hấp
  • Mủ do vùng xoang bị nhiễm khuẩn tiết ra chảy xuống vòi nhĩ gây viêm tai giữa.

Triệu chứng nhận biết sớm bệnh viêm tai giữa mãn tính

Do viêm tai giữa mãn tính xuất hiện như một biến chứng của viêm tai giữa cấp tính nên các triệu chứng nhận biết căn bệnh này cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ban đầu lúc phát bệnh. Cụ thể như:

  • Vòi nhĩ xuất hiện nhiều dịch mủ chảy ra ngoài ống tai và vành tai. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mủ sẽ loãng hay đặc, xuất hiện màu trắng hoặc vàng xanh sẫm. Ngoài ra mủ còn có mùi hôi rất khó chịu, đôi khi xuất hiện kèm theo máu bên trong
  • Vùng tai đột nhiên đau nhức dữ dội, đau lan qua vùng má và hàm trên
  • Khả năng nghe suy yếu nhanh chống
  • Mủ chèn ép lâu ngày trên màng nhĩ gây thủng màn nhĩ, điếc tai vĩnh viễn
  • Bệnh nhân viêm tai giữa mãn tính có dấu hiệu sốt cao
  • Viêm tai giữa mãn tính gây đau nhức đầu, chóng mặt, đau mắt
  • Người bệnh bị lạc miệng, chán ăn, ăn không ngon
  • Ngủ không sâu giấc, thường hay thức giấc lúc nửa đêm
  • Nhìn sâu sẽ thấy màng nhĩ sưng tấy, chuyển sang màu đỏ sẫm kèm theo chứng ù tai.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính

Khi mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở  y tế để đươc các bác sĩ chuyên khoa làm xét nghiệm và cho ra kết quả về mức độ bệnh lý. Theo đó người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp sau đây:

1. Điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc kháng sinh

Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm tai giữa mãn tính. Những dược phẩm này đều có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu mủ, giảm tình trạng sưng, viêm nhiễm và phù nề, thu nhỏ lỗ thủng của màng nhĩ.

Điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc kháng sinh
Điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc kháng sinh

Tuy nhiên đối với tình trạng thủng màng nhĩ do viêm tai giữa mãn tính gây nên, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị cao. Do đó việc chữa bệnh viêm tai giữa là vô cùng khó khăn và rất khó có thể đạt hiệu quả tối đa nhất, bệnh cũng thường tái phát nhiều lần và không thể chữa triệt để.

2. Phẫu thuật khôi phục màng nhĩ

Phương pháp phẫu thuật khôi phục màng nhĩ là một dạng điều trị truyền thống cho những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính dạng loét xương và viêm tai giữa có cholesteatoma. Khi thực hiện phương pháp này, vùng ống tai ngoài và những bộ phận bị viêm nhiễm như xương chũm, xoang nhĩ và màng nhĩ được thông thoáng và tương thông với nhau.

Đồng thời phẫu thuật khôi phục màng nhĩ còn giúp hình thành khoang trống phủ lên toàn bộ bề mặt da. Ngoài ra còn tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh và tổ chức viêm nhiễm tại màng nhĩ, xương chũm, xoang nhĩ và toàn bộ hốc vòi xoang nhĩ, giúp ngưng chảy mủ viêm.

3. Điều trị viêm tai giữa nội khoa

Khi thực hiện phương pháp điều trị viêm tai giữa nội khoa, người bệnh và cả bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ và làm kiểm tra về độ tổn thương, viêm nhiễm các tế bào ở xoang chũm để điều chỉnh mức độ điều trị sao cho phù hợp. Đầu tiên cần thực hiện làm thuốc tai tại chỗ kết hợp cùng với việc uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Lưu ý những loại thuốc này cần phải được kê toa đúng loại thuốc và đủ liều lượng.

Ngoài ra trong quá trình điều trị cần thực hiện tái lập những điều kiện sinh lý đáng có từ ban đầu cho vùng tai giữa và các tổ chức liên quan. Bởi ở những bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính, các tác nhân gây viêm đã làm thay đổi nghiêm trọng niêm mạc hang chũm và vòm tai rất nguy hiểm.

Điều trị viêm tai giữa nội khoa
Điều trị viêm tai giữa nội khoa

Bên cạnh đó với phương pháp này người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài thì mới mong khỏi bệnh. Và những loại thuốc kháng sinh sẽ được cân nhắc chọn lựa trong quá trình này sẽ là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh penicilline – cephalosporine
  • Nhóm thuốc phổ rộng cephalotine, cefuroxime, cefotaxime, đối với nhóm quinolone (lưu ý tuyệt đối không được dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi).

4. Điều trị viêm tai giữa ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị rộng rãi kết hợp với với phẩu thuật chống viêm và khôi phục chức năng màng tai. Phương pháp này thường sẽ đạt được hiệu quả rất cao nhưng cần phải thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để đạt kết quả mong muốn.

Trong quá trình điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng các phương pháp trên, người bệnh cần kết hợp thêm những loại thuốc kháng sinh toàn thân, những loại thuốc phù nề, làm thuốc tai hằng ngày.

Những điều cần lưu ý khi bị viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mãn tính là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Chính vì thế, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành điều trị kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra. Đồng thời, nếu chẳng may mắc bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Những điều cần lưu ý khi bị viêm tai giữa mãn tính
Bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất và vitamin từ rau xanh, trái cây khi bị viêm tai giữa mãn tính

+ Đối với người lớn:

  • Vệ sinh tai sạch sẽ, tránh nước và các loại bụi bẩn bám vào tai, khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
  • Không được sử dụng các vật cứng, nhọn ngoáy tai vì vùng tai giữa sẽ rất dễ bị tổn thương.
  • Nếu người bệnh mắc các bệnh liên quan đến mũi và họng, hãy tiến hành điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến vùng tai.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn
  • Có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp: Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin từ rau xanh và trái cây.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến bệnh viêm tai giữa mãn tính.

+ Đối với trẻ nhỏ:

  • Khi vệ sinh vùng tai cho trẻ, các mẹ cần phải hết sức nhẹ nhàng, không nên vệ sinh phía sâu trong tai, bởi nếu không làm đúng cách, không có dụng cụ phù hợp có thể làm bệnh nặng thêm.
  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào tai khiến bệnh nặng hơn.
  • Cố gắng duy trì bữa ăn và cho trẻ ngủ đủ giấc.
  • Khi tắm rửa cho trẻ, tránh để nước xâm nhập vào trong tai, gây ù tai của trẻ.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh và trong nhà luôn sạch sẽ, tránh ảnh hưởng đến vùng tai của bé.

Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm tai giữa mãn tính cùng với một số lưu ý cho người bệnh khi mắc phải căn bệnh này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, tốt nhất, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ vào tai hay bất cứ loại thuốc uống nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Kim Linh

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 00:18 - 06/06/2023

Bình luận

Bệnh viêm tai giữa mãn tính và những điều cần lưu ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *