Để góp phần đẩy lùi bệnh viêm tai giữa, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Vậy bệnh viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể tự xây dựng được cho bản thân mình một thực đơn ăn uống để hỗ trợ chữa trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất.
Bệnh viêm tai giữa nên ăn gì?
Viêm tai giữa là một dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân thường gặp phải hiện tượng đau nhức tai, tai bị chảy nước, gây khó chịu. Nếu không được tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng thủng màng nhĩ, áp xe não, điếc tai,… Để có thể khắc phục bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân nên ăn một số loại thực phẩm sau:
1/ Thực phẩm chứa nhiều chất béo omega – 3 và iot
Chất béo omega – 3 và iot là thành phần rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm tai giữa. Nếu sử dụng thường xuyên, sức khỏe của người bệnh không những được cải thiện đáng kể mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Các loại cá biển, rong biển, tảo, hàu, ghẹ, ốc,… là thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega – 3 và iot, làm tăng khả năng hồi phục bệnh tốt nhất.
2/ Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin có tác dụng giúp tăng thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng nhức đầu do bệnh gây ra. Bệnh nhân bị viêm tai giữa nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, E, D. Thành phần này sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm như cà rốt, gan bò, dầu hướng dương,…
3/ Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và kẽm
Bệnh viêm tai giữa thường dẫn đến tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… do cơ thể bị thiếu kẽm. Đậu phộng luộc là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bị viêm tai giữa. Trong đậu phộng có chứa rất nhiều kẽm, giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
4/ Thực phẩm có nhiều chất sắt, chất xơ
Người bị viêm tai giữa cần bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất xơ và chất sắt nhất định. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh như rau dền, rau muống, rau cải,… Đặc biệt, các loại thịt cũng cung cấp nhiều chất sắt, giúp phòng tránh tình trạng ù tai. Đặc biệt, ở những người có tiền căn thiếu máu nên bổ sung một lượng chất xơ nhiều hơn người bình thường.
Bệnh viêm tai giữa nên kiêng ăn gì?
Việc kiêng cữ đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh viêm tai giữa cần phải kiêng:
1/ Thức ăn khô cứng, khó nhai nuốt
Người bệnh viêm tai giữa nên hạn chế ăn những thực phẩm khô cứng, khó nhai nuốt khiến cho cơ khớp và cơ hàm phải hoạt động liên tục ở cường độ cao. Điều này làm cho khả năng hồi phục của loa tai bị gián đoạn, gây bất lợi cho người bệnh bị viêm tai giữa. Nếu sử dụng những loại thực phẩm này thường xuyên, bệnh sẽ lâu khỏi và rất dễ chuyển từ tình trạng cấp tính sang mãn tính.
2/ Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
Vốn dĩ, những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh luôn không tốt cho sức khỏe của bất cứ người nào. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị viêm tai giữa nên tuyệt đối kiêng những loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho người bệnh viêm tai giữa bị đau nhức tai hơn và gây ra một số biến chứng phức tạp về tai.
3/ Thực phẩm tăng đường huyết
Tránh sử dụng những loại thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết như: đường, chè, bánh mì,… Khi ăn các loại thức ăn này, cơ thể giải phóng nội tiết tố insulin nhiều hơn mức bình thường, làm tăng lượng đường huyết một cách nhanh chóng và cũng hạ đường huyết một cách đột ngột gây triệu chứng chóng mặt, ù tai.
4/ Thực phẩm ở dạng sấy khô
Những thực phẩm ở dạng sấy khô như chuối sấy, chà là, cam thảo,… thường rất cứng nên dễ gây ra tình trạng tổn thương loa tai. Bên cạnh đó, chà là là một thực phẩm có tác dụng giảm đau nhưng ăn quá nhiều sẽ gây choáng ở người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều cam thảo vì nó có chứa chất khiến tăng huyết áp, gây hiện tượng ù tai, ảnh hưởng đến mạng lưới tuần hoàn vi mạch ở loa tai.
5/ Thức ăn cay, nóng
Những loại thức ăn cay, nóng không tốt cho bệnh nhân muốn điều trị bệnh viêm tai giữa. Việc sử dụng loại thức ăn này sẽ khiến tai bị ù, không nghe rõ. Đặc biệt, các loại gia vị cay như mù tạt, ớt, tiêu,… sẽ gây đau nhức tai, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
LƯU Ý:
Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, người bệnh viêm tai giữa cần phải chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày để bệnh nhanh chóng được phục hồi. Sau đây là một số vấn đề, bệnh nhân cần lưu ý khi mắc phải bệnh viêm tai giữa.
- Vệ sinh vùng tai sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây ra ra tình trạng viêm ống tai và dẫn đến hiện tượng điếc tai.
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh để đầu óc căng thẳng hay stress.
- Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp bên ngoài để tránh làm tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh không nên các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa. Bao giờ cũng vậy, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân nên chú ý đến vấn đề này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!