Với những mẹ bầu khi mang thai nếu chẳng may mắc bệnh viêm tai giữa, việc điều trị bệnh quả thật là một điều rất khó khăn.
Sử dụng thuốc Tây và một số phương pháp chữa trị khác sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên áp dụng một số phương pháp phòng ngừa tự nhiên để khắc phục tình trạng viêm tai giữa. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu mang thai nên làm để chữa trị bệnh viêm tai giữa và bảo vệ thai nhi.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng cùng mệt mỏi. Tuy nhiên việc phòng ngừa những nguyên ngân gây bệnh viêm tai giữa khi mang thai là điều vô cùng dễ dàng bởi những nguyên nhân gây bênh này đa phần đều xuất phát từ các thói quen sinh hoạt của mẹ bầu gây nên. Cụ thể như:
1. Mẹ bầu mắc bệnh viêm tai giữa do thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ rất dễ bị rối loạn cùng với việc hệ miễn dịch và sức đề kháng của phụ nữ mang thai vô cùng yếu đã góp phần tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vurus xâm nhập. Khi những tác nhân gây hại này âm nhập trong một thời gian nhất định sẽ gây nên quá trình hình thành các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng trong đó có bệnh viêm tai giữa.
2. Chế độ sinh hoạt không hợp lý khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm tai giữa
Khi mang thai mẹ bầu thường có xu hướng thay đổi chế độ sinh học thông thường. Cụ thể như: Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu, chế độ tập luyện các bài tập hít thở, tập yoga… khiến cơ thể mẹ bầu không đủ khả năng đáp ứng một chế độ dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho cơ thể dẫn đến thiếu chất khi mang thai, cơ thể không đủ sức đề kháng và hệ miễn dịch. Điều này đã đẩy nhanh những tác động của các loại vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài gây bệnh viêm tai giữa.
3. Viêm tai giữa khi mang thai do thay đổi thời tiết
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ đang ở mức quá nóng hoặc quá lạnh cùng với cơ thể trong thời gian đang mang thai vô cùng yếu khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích nghi với sự ảnh hưởng này dẫn đến mắc bệnh viêm tai giữa.
4. Chấn thương vùng tai gây bệnh viêm tai giữa khi đang mang thai
Phụ nữ mang thai có tiền sử bị chấn thương vùng tai hoặc bị viêm nhiễm nặng sẽ dẫn đến bệnh viêm ống tai ngoài và ù tai. Tình trạng này nếu diễn ra lâu ngày nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh sẽ chuyển sang mức độ nguy hiểm hơn đó chính là viêm tai giữa.
Viêm tai giữa khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa khi mang thai không chỉ gây nên nhiều những khó khăn, khó chịu trong các hoạt động thường ngày mà bệnh còn dẫn đến nhiều hậu quả cũng như các hệ lụy nghiêm trọng khác. Những hậu quả này sẽ góp phần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi cũng bị tác động không kém. Cụ thể như:
- Viêm tai giữa khiến mẹ bầu sốt cao toàn thân trong vài ngày. Cơn sốt có thể giao động nhiệt độ từ 38 đến 41 độ C
- Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm tai giữa sẽ liên tục đối mặt với tình trạng đau nhức tai, ngứa nhiều tại vùng tai, nóng trong tai hay thậm chí là ù tai
- Tình trạng viêm tai giữa xảy ra lâu ngày khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm dẫn đến cơ thể kiệt sức và suy yếu trầm trọng, có khả năng sinh non
- Đa phần mẹ bầu mắc bênh viêm tai giữa thường có mủ chảy từ trong ống tai ra ngoài, khả năng nghe giảm đi nhanh chóng trong một thời gian ngắn
- Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây điếc tai tạm thời hay thậm chí là điếc tai hoàn toàn và vĩnh viễn.
- Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm tai giữa có khả năng bị vi khuẩn, virus tác động gây nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm màng xương dẫn đến viêm não, áp xe não gây tử vong…
Bị viêm tai giữa khi mang thai nên làm gì?
Hầu hết những mẹ bầu bị viêm tai giữa thường có triệu chứng đau nhức, khó chịu ở tai. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị đau nửa đầu và có hiện tượng chảy chất dịch trong tai. Các mẹ thường gặp phải hiện tượng suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt. Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa, các mẹ nên thực hiện các yêu cầu sau để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
1/ Vệ sinh tai sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng tai sạch sẽ giúp hạn chế được tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Đây cũng là cách loại bỏ bớt các loại vi khuẩn trong tai, giảm được tình trạng chảy mủ trong tai. Bên cạnh đó, khi tắm, các mẹ nên hạn chế tình trạng chảy nước vào trong tai. Khi tắm gội xong, các mẹ nên dùng khăn lau khô tai, hạn chế tình trạng tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
2/ Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn
Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm để tránh bụi bẩn bám vào tai, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, các mẹ nên sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ để bệnh nhanh chóng khỏi.
3/ Hạn chế tình trạng ngoáy tai thường xuyên
Việc ngoáy tai thường xuyên sẽ khiến tai bị viêm nhiễm và tổn thương trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi bị viêm tai giữa, bạn nên hạn chế tình trạng ngoáy tai. Đặc biệt, mẹ bầu không được dùng các vật nhọn ngoáy tai vì dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào tai, gây ra tình trạng viêm loét tai.
4/ Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh
Mẹ bầu mắc bệnh viêm tai một phần do thời tiết lạnh. Chính vì thế, hãy luôn giữ ấm cơ thể để cải thiện tình hình của bệnh. Tốt nhất, các mẹ nên mặc áo khoác và sử dụng các vật dụng khác nhau để bảo vệ sức khỏe và đôi tai của mình.
5/ Có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp
Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các mẹ cải thiện được tình trạng viêm tai giữa. Hãy bổ sung cho cơ thể một số loại vitamin từ rau xanh và trái cây. Đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Đây là cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công vào tai.
6/ Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức
Khi bị mắc bệnh viêm tai giữa, hầu hết các mẹ bầu đều trở nên lo lắng, căng thẳng quá mức. Chính điều này đã khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Các mẹ nên biết rằng, tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh viêm tai giữa đáng kể. Bên cạnh đó, tâm trạng thoải mái sẽ khiến thai nhi phát triển tốt hơn.
Trên đây là những việc mẹ bầu nên làm khi bị viêm tai giữa. Bên cạnh những yêu cầu trên, mẹ bầu nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh hay kháng viêm, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!