Viêm họng xung huyết có khả năng tiến triển sang bệnh ung thư vòm họng nếu không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời. Vậy viêm họng xung huyết là gì? Cách nhận biết và điều trị như thế nào? Đọc ngay thông tin quan trọng dưới dây để tìm câu trả lời.
Thông thường khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh thường có xu hướng xem thường bệnh và có suy nghĩ bỏ bệnh, để bệnh “tự phát tự khỏi” khiến bệnh viêm họng ngày càng trở nặng và chuyển dần sang viêm họng xung huyết. Khi đó người bệnh sẽ phải hứng chịu nhiều nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và đau đớn kéo dài. Bên cạnh đó viêm họng xung huyết nếu không thể tìm cách khắc phục hoặc điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt biến chứng ung thư vòm họng có khả năng khiến người bệnh tử vong trong một thời gian ngắn.
Viêm họng xung huyết là gì?
Trên thực tế, viêm họng xung huyết được xem là tên gọi khác của bệnh viêm họng cấp trở nặng. Đây là một trong những dạng bệnh viêm họng vô cùng nguy hiểm mà người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý và chữa trị một cách nhanh chóng, kịp thời. Để việc điều trị bệnh có thể đạt hiệu quả một cách tối đa nhất người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm họng xung huyết là gì.
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng xung huyết
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng xung huyết mà người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý và cẩn trọng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được khả năng mắc bệnh, đồng thời việc điều trị bệnh viêm họng xung huyết cũng được diễn ra một cách suông sẻ và nhanh gọn hơn. Cụ thể như:
1. Viêm họng xung huyết do virus và vi khuẩn gây nên
Các loại vi khuẩn và virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm họng xung huyết nếu người bệnh không cẩn thận trong việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc vệ sinh vùng mũi, họng không sạch sẽ. Cụ thể như:
- Viêm họng xung huyết xảy ra do liên cầu bêta tan huyết nhóm A hình thành và phát triển bệnh
- Tụ cầu vàng gây nên bệnh viêm họng xung huyết
- Các phế cầu hay thậm chí là Hemophilus Inluenze cũng gây nên tình trạng viêm họng xung huyết dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
2. Dị ứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng xung huyết
Cơ địa người bệnh không có khả năng chống đẩy bệnh lý dẫn đến hình thành quá trình dị ứng mạnh và kéo dài khi tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất, khí thải, bụi bẩn, nấm móc, chất thải công nghiệp… Nếu quá trình dị ứng này diễn ra lâu ngày nhưng không có sự can thiệp của y khoa sẽ khiến người bệnh mắc bệnh viêm họng xung huyết.
3. Viêm họng xung huyết là biến chứng của những bệnh lý liên quan
Khi mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng cấp tính, viêm phế quản, viêm thanh quản hay thậm chí là viêm khí quản nhưng không được chữa trị kịp thời hoặc việc điều trị bệnh không thể dứt điểm, thường xuyên tái phát sẽ dẫn đến bệnh viêm họng xung huyết trong một thời gian ngắn.
4. Thói quen ăn uống không hợp lý khiến người bệnh dễ mắc phải chứng viêm họng xung huyết
Đối với người thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, thức ăn đông lạnh, thức uống lạnh có đá, các loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nướng hay thậm chí là sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) sẽ khiến họ có tỉ lệ mắc bệnh viêm họng xung huyết cao hơn rất nhiều lần so với thông thường.
Ngoài ra đối với những người bệnh có sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng yếu, những bệnh nhân có tuần hoàn máu suy giảm khi mắc các bệnh lý về tiểu đường, dị ứng, các dạng bệnh xương khớp; những người thường xuyên có thói quen thức khuya, cơ thể suy nhược do làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng… đều có khả năng bị các tác nhân gây hại xâm nhập, phát triển và tạo nên bệnh viêm họng xung huyết gây nguy hiểm.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm họng xung huyết
Khi mắc bệnh viêm họng xung huyết, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, vùng cổ họng không chỉ xuất hiệu triệu chứng đau nhức mà còn bị nóng rát, nuốt đau như đang có dị vật vướng vào khiến người bệnh luôn trong tư thế muốn khạc nhổ, xuất hiện dấu hiệu ho khan, ho không có đờm mủ nhưng lại chứa một ít chất dịch nhầy kèm theo.
Bên cạnh đó khi bệnh viêm họng xung huyết có dấu hiệu trở nặng thêm, người bệnh còn xuất hiệu triệu chứng sốt cao trên 39 độ C. Đồng thời bệnh nhân bị viêm họng xung huyết sẽ nhận thấy thêm nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Cụ thể như: Viêm họng xung huyết gây chảy máu mũi kéo dài không khỏi, xuất hiện tình trạng khó thở, nghẹt mũi, chảy mũi hay thậm chí là đau nhiều tại vùng đầu…
Ngoài ra vùng họng, niêm mạc họng đều bị viêm nhiễm nặng nề, những vị trí này luôn trong trạng thái ửng đỏ thành từng mảng; trụ trước và trụ sau đều bị phù nề và sưng to hơn rất nhiều so với thông thường; viêm họng xung huyết gây nổi hạch to dưới hàm khiến người bệnh vô cùng đau nhức.
Trong một vài trường hợp khi mắc bệnh viêm họng xung huyết, vùng amidan của bệnh nhân cũng bị sưng to, các hốc amidan đột nhiên xuất hiện nhiều đốm mủ một cách bất thường, bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần và có khả năng gây nguy hiểm nếu lượng bạch cầu trong máu cũng tăng cao.
Nên làm gì để chữa bệnh viêm họng xung huyết
Trong trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ hoặc chắc rằng cơ thể có khả năng mắc bệnh viêm họng xung huyết, người bệnh cần đến ngay các cơ cở y tế và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của mình. Khi đó các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, cho ra kết quả chính xác về nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ phát triển bệnh lý, xử lý và ra hướng điều trị sao cho kịp thời và thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị bệnh viêm họng xung huyết, người bệnh cũng cần lưu lại cho mình và thực hiện một vài lưu ý nhỏ để thúc đẩy quá trình chữa bệnh trở nên suông sẻ, hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa bệnh để không phải hứng chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
- Bệnh nhân bị viêm họng xung huyết cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc sao cho hợp lý.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt, chất đạm, kali, chất kẽm, protein… có trong thịt cá trứng sữa và đa dạng các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, tăng nhanh hệ miễn dịch, khả năng chống đẩy các tác nhân gây hại và bệnh lý theo đó cũng được cải thiện.
- Bệnh nhân viêm họng xung huyết cần ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, có nhiều nước để giúp giảm đau trong quá trình nhai, nuốt, hạn chế gây tổn thương tại vùng họng, niêm mặc họng và amidan, tránh nguy cơ viêm họng sung huyết bùng phát dữ dội.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, thức ăn đông lạnh, thức uống lạnh có đá, những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống lạnh có đá, thức ăn khô cứng… để tránh làm tăng sự viêm nhiễm, tổn thương vùng họng và niêm mạc họng.
- Bệnh nhân viêm họng xung huyết cần hạn chế sử dụng những các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch, nâng cao khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách mạnh mẽ.
- Khi mắc bệnh viêm họng xung huyết người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bụi, nấm móc, hóa chất, khí thải, các loại vi khuẩn, virus, các tác nhân gây dị ứng… bằng cách mang khẩu trang khi ra đường.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Sống và làm việc tại những nơi khô thoáng, trong lành.
Viêm họng xung huyết là gì, cách nhận biết cùng như những cách chữa bệnh viêm họng xung huyết trong bài viết này sẽ giúp người bệnh có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh. Đồng thời nguyên nhân hình thành bệnh viêm họng xung huyết là vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Bởi điều này sẽ giúp làm hạn chế mức độ phát bệnh, giúp việc chữa bệnh trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn, tránh những biến chứng khôn lường cũng như bệnh ung thư vòm họng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây nên nhiều hệ lụy không thể cứu chữa.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!