Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì?
Tôi có bé gái vừa được 6 tháng tuổi, cách đây vài hôm tôi nhận thấy có nhiều biểu hiện lạ và chứng ho bắt đầu xuất hiện. Ban đầu bé có dấu hiệu ho nhẹ nhẹ nhưng khoảng hai hôm gần đây, bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng không khỏi, ho thành từng cơn kéo (nhất là về đêm) khiến bé quấy khóc, mặt thì đỏ khiến gia đình tôi vô cùng lo lắng và hoang mang. Mặt khác bé còn quá nhỏ nên tôi cũng không biết phải sử dụng những loại thuốc nào thì hợp lí và không gây nên tác dụng phụ. Vậy Trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì? Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ.
Nguyễn Thanh Trà (25 tuổi, Bình Định)
Góc giải đáp:
Chào bạn Nguyễn Thanh Trà, trước khi trả lời thắc mắc của bạn, chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hộp thư chuyenkhoataimuihong.com. Về vấn đề “Trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì?” Chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Trần Thị Thêm (chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện Nhi Đồng 2) và có đôi lời muốn chia sẻ với bạn về vấn đề này như sau:
Trên thực tế chứng ho không đơn thuần là một loại bệnh lý mà đây còn là một triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp mà chúng ta rất dễ gặp phải. Theo đó khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài hoặc khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bụi, nấm móc, khói thuốc lá, lông chó mèo… cũng là những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh lý cũng như triệu chứng này. Mặt khác trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng yếu do chưa được hoàn thiện đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh công cuộc tấn công của các tác nhân gây hại. Và chính nguyên nhân này cũng khiến bậc phụ huynh vô cùng lo lắng khi vấn đề dùng thuốc gì để chữa ho cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng khó so với những lứa tuổi thông thường.
Theo đó nếu bậc phụ huynh không cẩn thận trong việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh (đặc biệt là thuốc kháng sinh) sẽ gây nên chứng lờn thuốc, thuốc không có tác dụng cho những lần điều trị bệnh sau hay thậm chí là gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Cụ thể như: Nếu bậc cha mẹ lạm dụng quá nhiều thuốc cho trẻ sơ sinh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não của bé, bé chậm phát triển, xương và các cơ điều bị ảnh hưởng… Vậy trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì là điều mà ba mẹ phải hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn.
Trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì?
Thông thường chúng ta sẽ có hai hướng điều trị bệnh ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc. Đầu tiên có thể kể đến việc dùng thuốcTây y chữa ho cho trẻ sơ sinh và phương pháp này đều được đông đảo các bậc cha mẹ lựa chọn. Tuy nhiên với phương pháp chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây y là vô vùng mạo hiểm vì nếu không cần thận thuốc sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ bất cứ lúc nào.
Cách thứ hai là dùng thuốc Đông y kết hợp với liệu trình chăm sóc cơ thể phù hợp để chữa cho cho bé. Với phương pháp này thì việc tránh khỏi những rủi ro là vô cùng cao. Tuy nhiên dù là chọn lựa loại thuốc nào để chữa ho cho trẻ sơ sinh đi chăng nữa, chúng ta cần phải phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Theo đó chuyenkhoataimuihong.com sẽ chi tiết 2 cách phương thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới đây:
1. Dùng thuốc Tây y chữa ho cho trẻ sơ sinh
Theo thông tin trên, việc dùng thuốc Tây y chữa ho cho trẻ sơ sinh phải đặc biệt nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và phải dùng đúng các loại thuốc trong đơn thuốc của bác sĩ. Theo đó những loại thuốc Tây y thường dùng cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm các loại siro ho, dầu tràm trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ho ở thể nhẹ. Còn đối với những trường hợp trẻ bị ho ở thể nặng cần kết hợp dùng siro ho và các loại thuốc mà trong thành phần của các loại dược phẩm này có chứa vitamin C.
Bên cạnh đó ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà trong thành phần của những loại tân dược chứa một lượng chất an thần, các loại chất á phiện, chất kháng histamine hay thậm chí là corticoid. Bởi những loại thuốc này đều tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh cũng như phổi và tim mạch của trẻ.
Trong trường hợp trẻ bị trớ, mẹ nên phụ thuộc vào lượng bé trớ ra để dùng thuốc cho đúng liều lượng.
2. Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc Đông y
Việc dùng thuốc Đông y chữa ho cho bé sẽ tốt hơn rất nhiều so với thuốc Tây y bởi những nguyên liệu trong những loại thuốc này đều xuất phát từ các dược liệu thiên nhiên. Do đó mặc dù không mang lại hiệu quả công dụng nhanh như thuốc Tây y nhưng vẫn đạt hiệu quả lâu dài và an toàn hơn rất nhiều.
Điều trị ho cho trẻ sơ sinh bằng hoa đu đủ đực
Trong Đông y, hoa đu đủ đực mang trong mình tính ấm, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ấm cơ thể, giúp giảm ho nhanh, hỗ trợ làm dịu đi những cơn đau rát cổ họng và chữa các bệnh lý về đường hô hấp vô cùng tốt.
Nguyên liệu:
- 10 bông hoa đu đủ đực
- 10 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Mẹ cho đường phèn vào một lượng nước đun sôi thích hợp, khuấy đều cho đến khi lượng đường phèn tan hết
- Hoa đu đủ đực mang đi rữa sạch, để ráo nước
- Cho phần hoa đu đủ đực vừa rửa vào một bát nhỏ. Sau đó thêm lượng đường phèn đã hòa tan sẵn vào cùng
- Mẹ cho bát hỗn hợp đu đủ đực và đường phèn vào một nồi nhỏ và thực hiện hấp cách thủy trong 10 phút
- Để nguội bớt và chắt lấy phần nước
- Mẹ cho bé uống 1 lần mỗi ngày. Mỗi lần khoảng 2 thìa cốt đu đủ đực và đường phèn là được.
Khi dùng phương pháp đều trị ho cho trẻ sơ sinh bằng hoa đu đủ đực, mẹ cần quan sát bé thật kỹ vì đôi khi dung dịch này có thể tác động làm phần bụng của bé chướng và đầy hơi.
Dùng hạt chanh chữa ho cho trẻ sơ sinh
Hạt chanh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh ho cho trẻ sơ sinh, giúp làm dịu đi những cơn đau rát tại vùng họng vô cùng tốt. Đồng thời loại dược liệu này còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diêt các tác nhân gây hại mạnh mẽ.
Nguyên liệu:
- 20 gram hạt chanh
- 20 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Hạt chanh mang đi rửa sạch, cho chúng vào một cối nhỏ và thực hiện giã nát
- Cho phần hạt chanh đã giã ra ngoài bát nhỏ cùng với đường phèn
- Cho bát hỗn hợp hạt chanh và đường phèn vào một nồi nhỏ sau đó thực hiện hấp cách thủy trong 10 phút
- Để nguội bớt và chắt lấy phần nước
- Cho bé uống 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối), mỗi lần 1 muỗng cafe nước hạt chanh và đường phèn.
Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng quả lê
Trong Đông y, quả lê mang trong mình tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại ra bên ngoài. Bên cạnh đó những dưỡng chất và các loại vitamin trong loại dược liệu này còn có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chống vi khuẩn và kháng bệnh của bé cũng được nâng cao một cách đáng kể.
Nguyên liệu: 1 quả lê tươi
Cách thực hiện:
- Quả lê mang đi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và lõi lê
- Thực hiện thái lê thành từng miếng nhỏ
- Cho phần lê đã thái vào máy ép và ép lấy phần nước cốt (cách 1)
- Mang lê đã thái vào một cối xay sinh tố sao đó xay nhuyễn
- Thực hiện vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã (cách 2)
- Mẹ cho bé uống từ 4 đến 5 lần mỗi ngày. Mỗi lần 30ml nước cốt lê.
Những điều mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc chữa ho cho bé
Bên cạnh việc giải đáp trẻ sơ sinh nên uống gì, ba mẹ cũng cần lưu lại những lưu ý khi dùng thuốc chữa ho cho bé. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình chữa bệnh an toàn và đạt hiệu quả công dụng cao giúp bé có thể thoát khỏi triệu chứng cũng như bệnh ho ở trẻ em gây khó chịu. Cụ thể như:
- Việc dùng thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh dù là thuốc Tây y hay Đông y điều cần đến sự tư vấn và hỗ trợ từ phía bác sĩ. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc kháng sinh hay bất cứ loại dược phẩm nào để chữa bệnh cho trẻ mà không có đơn thuốc từ bác sĩ.
- Ba mẹ cần đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng sai liều lượng, sai thuốc hay thậm chí là lạm dụng thuốc để điều trị ho cho trẻ sơ sinh.
- Bên cạnh việc dùng thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú sữa thường xuyên, cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ đối với những trẻ trên 6 tháng hoặc đã biết ăn. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình làm tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như hệ miễn dịch cũng được nâng cao.
- Nếu trẻ xuất hiện chứng ho có đờm gây nghẹt mũi, khó thở, chán ăn, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú… mẹ nên để cho bé ho tự nhiên, không nên dùng nhiều thuốc để ức chế những cơ ho này bởi việc bé ho sẽ giúp tống đi những dịch đờm mủ chứa nhiều vi khuẩn ra bên ngoài.
- Ba mẹ cần ngưng sử dụng thuốc đối với những trường hợp bé bị dị ứng với các thành phần của thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
- Trong thời gian dùng thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần quan sát con thật kỹ. Nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường hoặc chứng ho không thể thuyên giảm, ba mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, cho ra kết quả chính xác, xử lý bệnh và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề “Trẻ sơ sinh bị ho nên cho uống thuốc gì?” mà bác sĩ Trần Thị Thêm đã cung cấp sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn mới hơn về việc lựa chọn và sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh. Theo đó trẻ sơ sinh còn rất non nớt, sức đề kháng vô cùng yếu và rất dễ bị phản ứng với thuốc nên ba mẹ cần đặc biệt nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc chữa ho trẻ sơ sinh. Đồng thời đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám thường xuyên để các bác sĩ có thể nắm bắt bệnh lý và điều chỉnh thuốc theo mức độ phát triển bệnh ho của trẻ. Điều này sẽ giúp bé mau chóng khỏi bệnh và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của con trong quá trình dùng thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Bs cho e hoi tre so sinh 1 thang bi ho nghet mui tho kho khe co nen cho uong thuoc ho khong bs vi tre moi dc 1 thang ah