Thưa bác sĩ, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi: Trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm phải làm sao?
Hiện tại, cháu nhà tôi gặp phải triệu chứng ho có đờm. Nhất là về đêm, cơn ho xuất hiện thường xuyên hơn, kèm theo tình trạng ra nhiều mồ hôi và thỉnh thoảng cháu có bị nóng, sốt. Đặc biệt, đờm xuất hiện ở cổ họng quá nhiều, khiến cho trẻ bị khó thở. Với tình hình hiện tại của cháu như thế, tôi phải làm sao? Rất mong bác sĩ hồi đáp sớm để tôi có hướng điều trị bệnh cho con tốt nhất.
(Thanh Thúy, 25 tuổi, Quận 12 – TP.HCM)
GIẢI ĐÁP:
Trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm phải làm sao?
Bạn Thanh Thúy thân mến!
Trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Với độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều có sức đề kháng khá yếu và rất dễ khiến cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, vi rút gây ra tình trạng ho có đờm loãng hoặc đặc. Thông thường, khi mắc phải căn bệnh này, trẻ rất dễ bị khó thở, ho khò khè về đêm. Nếu bệnh kéo dài, đờm xuất hiện càng nhiều sẽ càng khiến trẻ không thể thở được và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm, các mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách để có thể khắc phục bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm, các mẹ nên tham khảo.
1/ Vệ sinh vòm họng sạch sẽ cho trẻ
Đây là việc làm đầu tiên, các mẹ cần phải thực hiện. Khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm sẽ khiến cho vòm họng tích tụ rất nhiều đờm bên trong. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các loại vi khuẩn tích tụ nhiều trong vòm họng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến họng. Do đó, khi trẻ mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ.
Đây là cách làm đơn giản nhất giúp nhanh chóng loại bỏ những tác nhân gây hại trong vòm họng của trẻ và giúp các bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Vì trẻ 1 tháng tuổi còn quá nhỏ, các mẹ có thể dùng vải sạch để thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau miệng và bên trong họng cho bé, tránh làm tổn thương đến họng của trẻ.
2/ Áp dụng một số mẹo dân gian trị ho có đờm cho trẻ 1 tháng tuổi
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh ho có đờm cho trẻ 1 tháng tuổi cũng là phương pháp được rất nhiều bậc phụ huynh thực hiện. Những cách chữa trị này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ mà còn khiến các bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Hãy áp dụng ngay 2 mẹo dân gian dưới đây để có thể giảm nhanh triệu chứng ho ở trẻ hiệu quả nhất.
# Sử dụng hoa hồng bạch
Theo Đông y, hoa hồng bạch có tính ấm, vị ngọt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho có đờm cho trẻ 1 tháng tuổi khá hiệu quả. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh hoa hồng bạch rất giàu Carotene, vitamin B, vitamin K, vitamin C, canxi, kali, tinh dầu, đường. Những thành phần này có khả năng làm giảm triệu chứng đờm xuất hiện ở vòm họng của trẻ nhỏ.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 15g cánh hoa hồng bạch
- 1 muỗng đường phèn
Thực hiện:
- Đầu tiên, các mẹ đem cánh hoa hồng bạch rửa sạch với nước.
- Sau đó, bạn cho hoa hồng bạch và đường phèn vào một chiếc chén sứ và đem đi hấp cách thủy.
- Mỗi ngày, các mẹ có thể cho bé uống 1 muỗng nước hoa hồng bạch với đường phèn. Thực hiện cách làm này thường xuyên sẽ nhanh chóng làm giảm cơn ho và triệu chứng đờm đặc ở cổ họng của trẻ.
# Mật ong chữa ho có đờm cho bé 1 tháng tuổi
Mật ong là nguyên liệu có tính kháng viêm và tiêu đờm cao. Sử dụng mật ong có thể xoa dịu cảm giác khó chịu ở vòm họng của trẻ. Thực tế đã chứng minh, nhiều người sử dụng mật ong còn ngăn ngừa được tình trạng vi khuẩn tấn công, kiểm soát bệnh ho có đờm ở trẻ 1 tháng tuổi hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện như sau:
- Các mẹ sử dụng mật ong nguyên chất cho hòa tan với nước ấm và cho trẻ uống mỗi ngày một lần.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng miếng vải mềm và sạch thấm mật ong và lau họng cho trẻ.
3/ Đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám nếu bệnh ho có đờm trở nặng
Khi trẻ mắc bệnh ho có đờm ở mức độ nặng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu nhận thấy trẻ mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám sớm, tránh một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân.
- Trẻ bị thở khò khè, khó thở, tức ngực.
- Trẻ thường xuyên thở nhanh, thở dồn dập trên 60 lần/phút
- Trẻ có dấu hiệu bị sốt, nóng, cơ thể mệt mỏi và không chịu bú sữa mẹ.
- Trẻ ngủ không ngon, hay quấy khóc và có dấu hiệu bị nôn trớ.
Trên đây là những việc các bậc phụ huynh cần làm khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm. Vì sức đề kháng của trẻ khá yếu nên sẽ rất dễ khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì thế, nếu nhận thấy trẻ mắc phải căn bệnh ho có đờm, tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám sớm và chú ý đến vấn đề vệ sinh, chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh nhanh chóng khỏi.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!