Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn?

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn khiến cho các mẹ vô cùng lo lắng? Vậy thì các mẹ hãy thử ngay một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Thông thường, khi xác định trẻ nôn thức ăn do viêm họng các mẹ thường nghĩ ngay đến việc cho trẻ dùng kháng sinh. Tuy nhiên, đây là trường hợp không cần thiết nên các mẹ có thể cải thiện cho trẻ bằng cách khác để không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng miễn dịch của trẻ.

Nguyên nhân khiến cho trẻ nôn ói do viêm họng có thể là do sự tác động của virus, vi khuẩn hay do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho cổ họng trẻ viêm, đau và gây vướng khi nuốt thức ăn. Đây là một trong số những triệu chứng thông thường nên các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nhé!

Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn?
Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện ho nhẹ, hơi thở khò khè, trẻ ăn uống kém tiêu hóa

Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn? – Mẹ thông thái

Khi nhận biết trẻ viêm họng dẫn đến nôn, đầu tiên các mẹ nên dừng ngay việc cho trẻ sử dụng thức ăn cứng, thay vào đó nên cho trẻ sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh nóng để giúp cổ họng dễ chịu hơn. Việc nôn ói quá nhiều thường rất dễ khiến cho trẻ bị mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Cho nên các mẹ nên chú ý bổ sung nhanh các dưỡng chất kịp thời cho trẻ. Bằng cách:

Có thể bạn đọc quan tâm: Bệnh viêm họng đỏ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

#. Xoa dịu khó chịu do viêm họng cho trẻ:

1. Cho trẻ ngậm mật ong: Phương pháp này phù hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên nên các mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý. Trong mật ong có chứa lượng lớn các kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế lại những vi khuẩn gây bệnh và đồng thời làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng một lượng mật ong vừa đủ để ngậm và nuốt từ từ hoặc đem hấp mật ong với chanh đào cho trẻ uống.

2. Chưng cách thủy lá húng chanh và đường phèn: Đây cũng được xem là một trong số những mẹo dân gian được rất nhiều phụ huynh lựa chọn thực hiện để cải thiện tình trạng viêm họng, ho khò khè ở trẻ.

– Nguyên liệu:

  • 20g lá húng chanh
  • 20g đường phèn

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch lá húng chanh, sau đó để ráo nước và cắt nhỏ.
  • Cho lá húng chanh và đường phèn vào chén sạch, đem hấp cách thủy.
  • Khoảng 15 phút thì tắt bếp và bưng ra cho nguội, chắt lấy nước.
  • Cho trẻ sử dụng nước lá húng chanh và đường phèn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tốt triệu chứng đau họng.

3. Cho trẻ uống nước lá rau diếp, nước gạo và đường phèn: Trong lá rau diếp có chứa lượng lớn các dưỡng chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, kháng viêm nên nó có thể mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ khi viêm họng. Bên cạnh đó, nước gạo lại chứa lượng lớn PP, có khả năng làm sạch cổ họng trẻ nên khi kết hợp với nhau sẽ mang tính cải thiện rất cao.

– Nguyên liệu:

  • 15 lá rau diếp cá
  • 1 chén nước vo gạo
  • 20g đường phèn

– Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch rau diếp cá, giã nhuyễn, sau đó cho vào nồi nhỏ.
  • Tiếp tục cho nước vo gạo, đường phèn vào chung rồi đặt nồi nhỏ lên bếp, đun với lửa cực nhỏ trong vòng 30 phút.
  • Sau đó, đem hỗn hợp trên lọc lấy phần nước, bỏ phần xác và để nguội thì cho trẻ uống 2-3 lần/ngày.

4. Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối:

Vệ sinh răng miệng bằng nước muối có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện răng miệng và điều trị viêm họng cho trẻ. Ngậm nước muối thường xuyên có thể giúp làm giảm triệu chứng đau họng, chống nhiễm trùng. Vì vậy, các mẹ hãy hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối 2-3 lần/ngày để xoa dịu những triệu chứng khó chịu.

Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn?
Hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa viêm họng

Các bậc phụ huynh nên lưu ý: Bị viêm họng có nên uống nước đá không?

#. Tập cho trẻ thói quen sống lành mạnh:

Khi trẻ bị buồn nôn do viêm họng, mẹ nên dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi và không nên ép trẻ ăn thêm. Ngoài ra, các mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh tự nhiên khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ và không bị ngột ngạt hoặc lạnh quá mức, hãy duy trì độ ẩm trong phòng là giữ cho không gian xung quanh luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, thường xuyên vận động cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của trẻ cũng nên hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều gia vị,… Khi trẻ thường xuyên nôn, đau họng và có biểu hiện sốt thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

#. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học:

Khi trẻ đang trong thời kỳ viêm họng kèm theo triệu chứng buồn nôn, người mệt mỏi thì chắc hẳn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp trẻ nuốt và hấp thu dễ hơn. Các mẹ có thể bổ sung nước và các dưỡng chất trực tiếp cho trẻ bằng các món ăn dưới đây.

1. Các món nước, có tính trơn, mát

Đối với người lớn hay trẻ nhỏ thì khi bị viêm họng thường có cảm giác vướng víu và khó chịu nơi cổ họng, đồng thời đó là cảm giác mệt mỏi, biến ăn. Vì vậy, các món ăn nhiều nước, mềm có thể giúp cho người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa, đồng thời cổ họng cũng không bị cọ xát quá nhiều. Do vậy, khi bé bị đau họng và hay nôn sau khi ăn, phụ huynh có thể sử dụng các loại canh, súp từ rau củ để cơ thể trẻ nhanh chóng tiếp nhận. Các loại rau như rau đay, bầu, rau lang, chuối là những thực phẩm được bố mẹ trẻ rất ưu tiên.

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại hoa quả như cam, bưởi, ổi, măng cụt có chứa lượng lớn vitamin C rất phù hợp với cơ thể trẻ. Không những chỉ giúp loại bỏ những tác nhân gây viêm họng mà các loại hoa quả này còn có khả năng làm dịu cảm giác khó chịu nơi cổ họng, kích thích vị giác giúp trẻ ăn uống tốt hơn. Vì vậy, những thực phẩm này cũng không thể bỏ qua trong thực đơn cải thiện viêm họng của trẻ.

Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn?
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho các bé

3. Bổ sung thực phẩm chứa kẽm

Khi cơn buồn nôn kéo dài rất dễ dẫn đến hiện tượng mất nước và trì trệ khả năng trao đổi chất trong cơ thể, kể cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ đang thời kỳ phát triển, việc suy giảm kẽm có ảnh hưởng rất lớn, có thể làm trẻ bị còi xương. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ đối với những căn bệnh do vi khuẩn, virus nên việc bổ sung thực phẩm này cho trẻ mang lại hiệu quả rất tối ưu.

Các bậc phụ huynh chú ý bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, sò, ốc, nghêu hay các loại rau củ quả khác như củ cải trắng, rau chân vịt,… Mặc dù nước cốt dừa cũng có hàm lượng kẽm và khoáng chất rất cao nhưng phụ huynh cũng nên hết sức thận trọng khi cho trẻ sử dụng trong thời kỳ trẻ bị viêm họng và nôn sau khi ăn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi phải làm sao?

Khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn kèm theo những triệu chứng khác như sốt quá lâu, ăn uống không tiêu, người mất nước thì tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. Không nên chủ quan với tình trạng của trẻ, tránh khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Kiều My

Cập nhật lúc 23:22 - 05/06/2023

Bình luận

Nên làm gì khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *