Biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính không chỉ bao gồm các dấu hiệu như ngứa, đau rát, sưng viêm mà còn nhiều hiểu hiện khác nhau như ho dai dẳng, xuất hiện đờm, nổi hạt li ti,… Chính những triệu chứng này thường khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả năng suất làm việc. Và việc điều trị bệnh cần có quá trình, bệnh không thể khỏi ngày ngày một ngày hai.
Viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh viêm họng không đáp ứng điều trị cấp tính dẫn đến trường hợp bệnh kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần và gây khó khăn trong việc chữa trị. Bệnh viêm họng cấp tính thường gây đau rát ở vòm họng, bệnh không biến mất mà tái phát thường xuyên. Có một số nguyên nhân cơ bản gây viêm họng mãn tính, chủ yếu là vi khuẩn và vi rút. Và việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính
Thông thường, triệu chứng của viêm họng mãn tính khá giống với bệnh viêm họng cấp tính. Vì vậy, khi mắc phải bệnh viêm họng mãn tính người bệnh có thể bắt gặp các biểu hiện bệnh như:
- Cảm thấy khó chịu và đau rát ở cổ họng.
- Ho, ho khan, ho có đờm.
- Khàn tiếng.
- Có cảm giác ngứa ngáy ở cổ họng.
- Cổ họng bị vướng víu như có vật gì mắc ở cổ.
- Nuốt vướng gây khó nuốt.
- Sốt và đau đầu.
Nguyên nhân của viêm họng mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây viêm họng mãn tính nhưng cũng có những nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Vì vậy, nếu thấy biểu hiện đau rát ở họng không rõ ràng ngay cả khi đã sử dụng kháng sinh nhưng bệnh vẫn không khỏi, tốt nhất người bệnh nên tìm đến sự can thiệp từ y tế. Bệnh viêm họng mãn tính có thể là do các yếu tố:
- Môi trường, khói ô nhiễm
- Do nhiễm trùng.
- Do dị ứng.
- Trào ngược acid dạ dày (GERD)
- Trường hợp hiếm gặp do ung thư vòm họng.
1/ Môi trường và khói bị ô nhiễm
Một trong những nguyên nhân gây viêm họng mãn tính và bệnh viêm họng hạt mãn tính phổ biến nhất hiện nay đó là khói bụi và môi trường bị ô nhiễm. Thông thường, khói chứa các hạt chất rắn, chất lỏng và chất khí. Chúng được tạo ra từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như nhựa, đốt thuốc, gỗ hoặc than, cỏ, khí thải công nghiệp hoặc bất kỳ vật liệu nào có thể đốt cháy hay liên quan đến quá trình cháy carbon.
Khói được vận chuyển trong không khí và chứa nhiều hóa chất, độc tố gây hại cho môi trường, sức khỏe của con người. Và họng được coi là tấm vé thông hành của không khí. Vì vậy, không khí trước khi đi vào phổi sẽ qua họng. Khi đó, chất độc, vi khuẩn chứa trong không khí sẽ tích tụ, bám vào vòm họng gây kích ứng niêm mạc họng và dẫn đến viêm. Việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ khói thường xuyên và lâu dài sẽ khiến bệnh viêm họng dai dẳng, khó dứt.
Người dân sinh sống ở các khu vực đô thị hoặc các hộ gia đình sống trong môi trường, khu vực ô nhiễm, kém phát triển hoặc người dân khu vực mỏ than là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính khá cao.
2/ Viêm amiđan
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây bệnh viêm họng mãn tính là do bệnh viêm amidan. Ở những người mắc bệnh viêm amidan có thể gây nhiễm trùng cấu trúc và dẫn đến viêm họng. Và biểu hiện viêm họng hạt mãn tính do amidan gây ra cụ thể như:
- Ho khan.
- Buồn nôn hoặc ói mửa.
- Đau rát cổ họng gây khó nuốt.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Đau đầu và đau bụng.
- Sốt.
3/ Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng dữ dội với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Bệnh thường gây ra các biểu hiện như chảy nước mũi, hắt hơi và gây ngứa ngáy ở cổ họng. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính.
Thông thường, dịch mũi do viêm mũi dị ứng gây ra có thể thoát ra ngoài bằng đường mũi nhưng chúng lại chảy ngược xuống vòm họng . Lâu dần sẽ gây kích ứng niêm mạc họng làm cho thanh quản hầu bị sưng, gây ngứa ngáy ở cổ họng và gây viêm họng.
4/ Trào ngược acid dạ dày
Viêm họng mãn tính cũng có thể là do bệnh trào ngược acid dạ dày gây nên. Là hiện tượng acid dạ dày trào ngược từ dạ dày lên thực quản và cổ họng gây đau rát ở vòm họng. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài gây kích ứng niêm mạc họng dẫn đến viêm
5/ Ung thư vòm họng
Đây là một trong những nguyên nhân rất hiếm gặp của bệnh viêm họng mãn tính nhưng khá nghiêm trọng nếu bệnh xảy ra. Và đau họng, khó nuốt,… chỉ là một trong số những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư vòm họng. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu của viêm họng mãn tính các bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Đặc biệt, những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá hay uống rượu nhiều hoặc những bạn có người thân mắc bệnh ung thư vòm họng, tốt nhất bạn nên tiến hành tầm soát ung thư để có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực.
Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?
Bao giờ cũng vậy, trước khi muốn điều trị một bệnh lý nào đó, bước quan trọng đầu tiên bác sĩ thường làm là chẩn đoán bệnh để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các triệu chứng, dấu hiệu khác ngoài biểu hiện đau họng cũng như xem xét tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán. Đôi khi, bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào hình ảnh chụp x – quang, nội soi thanh quản hoặc CT scan.
1/ Điều trị bệnh viêm họng mãn tính dựa vào nguyên nhân gây bệnh
Để giảm các triệu chứng của viêm họng mãn tính, người bị viêm họng mãn tính có thể sử dụng các loại thuốc điều trị viêm họng mãn tính không kê đơn như paracetamol hoặc acetaminophen. Ngoài ra, để giảm đau họng bệnh nhân cũng có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng mỗi ngày. Hoặc nên giữ ấm cho cơ thể, đồng thời tránh xa thuốc lá, rượu,…
Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm căn bệnh dai dẳng này, việc người bệnh cần làm là giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Do vi khuẩn và vi rút: Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm họng mãn tính. Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh do nhiễm vi rút, thuốc kháng vi rút sẽ được chỉ định.
- Đối với nguyên nhân gây viêm họng mãn tính do môi trường ô nhiễm: Bệnh nhân nên vệ sinh nhà và môi trường sống sạch sẽ. Cách tốt nhất, người bệnh nên chuyển đến nơi sinh sống mới với môi trường, không khí trong lành hơn.
- Viêm amidan: Để chấm dứt sự hành hạ do viêm họng mãn tính gây ra, người bệnh nên chữa trị dứt điểm bệnh viêm amidan. Thuốc kháng sinh chuyên sâu có thể giúp cải thiện bệnh viêm amidan. Bên cạnh đó, nếu bệnh thường xuyên tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể xem xét đến giải pháp cắt amidan.
- Viêm mũi dị ứng: Thuốc xịt mũi và một số loại thuốc chống dị ứng không kê toa có thể giúp bệnh nhân cải thiện bệnh. Tuy nhiên, đối với trương hợp bệnh nặng hơn, các bạn có thể gặp chuyên gia để được tư vấn.
- Trào ngược dạ dày: Dưa thừa trọng lượng, chế độ ăn uống không hợp lý và khoa học hay lối sống thiếu lành mạnh,… có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Vì vậy, để cải thiện viêm họng mãn tính, trước tiên các bạn cần chấm dứt trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn, trọng lượng,… Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc ức chế bơm proton (omeprazole hoặc esomeprazole).
- Ung thư vòm họng: Để trị bệnh viêm họng hạt mãn tính do ung thư vòm họng, các lựa chọn điều trị có thể được sử dụng bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
2/ Mẹo chữa viêm họng mãn tính từ dân gian tại nhà
Ngoài cách chữa viêm họng mãn tính bằng việc loại bỏ nguyên nhân người bệnh cũng có thể chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng các mẹo hay sau đây.
#1. Uống nhiều nước chữa bệnh viêm họng mãn tính
Bị bệnh viêm họng mãn tính phải làm sao? Không cần phải quá lo lắng, bạn có thể giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, đau của bệnh bằng cách bổ sung nước cho cơ thể. Đây được xem là cách trị bệnh viêm họng hạt mãn tính khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
Nước không chỉ giúp làm tăng sức đề kháng, tăng khả năng chiến đấu giúp chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng mà nước còn giúp cân bằng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giảm sốt tốt. Ngoài ra, nước giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể, niêm mạc họng, giảm thiểu khô tình trạng khô rát ở vòm họng. Đồng thời, giúp làm loãng đờm, giảm điều tiết dịch nhầy, giúp khơi thông cổ họng. Ngoài việc uống nước lọc, người bệnh có thể sử dụng nước trái cây, nhất là nước uống chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh hơn.
#2. Chữa viêm họng mãn tính bằng gừng và củ hành tím
Người bệnh có thể kết hợp gừng với nhiều loại thảo mộc tự nhiên khác để chữa viêm họng mãn tính tại nhà. Và một trong những cách chữa viêm họng mãn tính hiệu quả đó là sự phối trộn giữa gừng và củ hành tím. Đặc điểm chung của hai nguyên liệu này là đều có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giữ ấm cơ thể và nâng cao sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Cách làm đơn giản: Bệnh nhân dùng 50g củ hành tím kết hợp với 10g gừng tươi đem rửa sạch, bỏ vỏ. Cho vào ấm và hãm như hãm thuốc. Dùng nước này xông miệng và mũi, giúp tiêu diệt các ổ viêm nhiễm, đồng thời làm sạch đường hô hấp. Vì vậy, để bệnh mau khỏi, người bệnh nên áp dụng cách này đều đặn 2 lần mỗi ngày.
#3. Bệnh viêm họng mãn tính và cách chữa trị từ mật ong
Mật ong không những giàu hàm lượng khoáng chất, vitamin mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng. Theo nghiên cứu, mật ong nguyên chất tự nhiên sẽ hiệu quả hơn cả siro trị viêm họng và giúp bảo vệ cổ họng tốt hơn. Do đó, để giảm đau rát họng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra, bệnh nhân có thể cho 1 muỗng cà phê mật ong hòa tan với 1 cốc nước ấm, 1/2 quả chanh vắt và uống mỗi ngày. Chanh có công dụng như chất làm se giúp làm co màng nhầy, bảo vệ vòm họng khỏi tấn công của vi khuẩn.
#4. Mẹo chữa viêm họng bằng tỏi
Theo Heathy, tỏi có chứa chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm họng mãn tính và giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở họng. Người bệnh chỉ cần ngậm một tép tỏi sống từ 5 – 10 phút hoặc có thể đập dập tỏi rồi thêm một ít mật ong, nước, đun sôi thành hỗn hợp sánh mịn và uống. Thực hiện cách làm này liên tục và chỉ sau thời gian ngắn, bệnh viêm họng mãn tính sẽ thuyên giảm rõ rệt.
#5. Trị dứt điểm viêm họng mãn tính bằng bột quế
Có một cách đơn giản có thể chữa viêm họng mãn tính mà bạn có thể thử tại nhà là sử dụng bột quế. Các hoạt chất chống oxy hóa chứa trong bột quế có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm, đồng thời giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh dùng 1 muỗng cà phê bột quế hòa chung với 1 ít hạt tiêu đen, 2 muỗng mật trong một cốc nước ấm và uống. Với cách chữa viêm họng mãn tính bằng bột quế sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, đồng thời giúp làm sạch vòm họng.
Những điều người bệnh viêm họng mãn tính nên tránh
Người bị viêm họng mãn tính nên tránh xa những điều sau đây để bệnh nhanh khỏi:
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Như đã đề cập ở trên, người bệnh viêm họng mãn tính nếu muốn bệnh mau khỏi, các bạn nên tránh xa môi trường, không khí ô nhiễm. Bởi đây là yếu tố gây bệnh và cũng là nguyên nhân khiến bệnh chuyển nặng. Người bệnh viêm họng mãn tính nếu sống trong điều kiện này thời gian dài nguy cơ mắc ung thư vòm họng tăng cao.
- Tránh uống rượu bia và hút thuốc lá: Một vài nghiên cứu cho thấy, những người hút khoảng 40 điếu thuốc lá mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh ung thư vòm họng gây ra thường cao gấp 20 lần những người hút ít hoặc không hút thuốc. Và khả năng ung thư vòm họng chuyển nặng và tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn con số 20 nhiều lần nếu người bệnh vừa hút thuốc, vừa uống rượu.
- Tránh xa những thói quen không lành mạnh: Ăn uống vô tội vạ, không vệ sinh răng miệng thường xuyên,… có thể gây hại đến cổ họng của bạn. Không dừng lại ở đó, chúng có thể tác động xấu đến thực quản, phổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi,…
Viêm họng mãn tính nên được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, người bệnh cần nhờ bác sĩ tư vấn để biết cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!