Vòm họng bị loét là dấu hiệu của bệnh gì?

Vòm họng bị loét là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có khả năng gây tử vong cao. Vậy vòm họng bị loét là dấu hiệu của bệnh gì ? Đọc ngay thông tin trong bài viết  dưới đây để biết câu trả lời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét vòm họng

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét vòm họng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét vòm họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét vòm họng. Tuy nhiên đa phần đều là những nguyên nhân khá nguy hiểm, nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân là vô cùng cao. Cụ thể như:

  • Nhiễm khuẩn là tình trạng viêm loét vòm họng dễ gặp phải nhất khi chúng ta tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây hại nhưng không vệ sinh sạch sẽ vùng miệng, họng.
  • Người bệnh mắc phải tình trạng viêm loét vòm họng nguyên nhân do cơ thể xuất hiện quá trình nhiễm nấm. Cụ thể như tưa lưỡi – một trong những dạng của nấm Candida albicans.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình bị tác động mạnh bởi các loại virus gây viêm nhiễm cũng xuất hiện tình trạng viêm loét vòm họng. Đặc biệt là virus Coxsackie A gây nên bệnh tay chân miệng.
  • Người bệnh bị viêm loét vòm họng do mắc phải bệnh lý về hội chứng Behcet
  • Tình trạng viêm loét vòm họng xảy ra do bệnh ung thư vòm họng
  • Việc thực hiện hóa trị, xạ trị cho những bênh nhân bị ung thư cũng góp phần đẩy nhanh tình trạng viêm loét vòm họng.

Khi nào cần đi khám?

Trên thực tế những nguyên gây nên chứng viêm loét vòm họng rất đa dạng lại mang trong mình nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Do đó khi người bệnh nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường cùng với tình trạng viêm loét vòm họng, cần đế ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, làm xét nhiệm và tiến hành xử lý kịp thời.

Khi nào cần đi khám viêm loét vòm họng?
Khi nào cần đi khám viêm loét vòm họng?

Bên cạnh đó người bệnh thăm khám và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải những trường hợp sau đây:

  • Đau nhiều tại vùng họng nhưng không khỏi mặc dù đã uống nhiều thuốc chữa trị
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng hay thậm chí là không thể ăn uống
  • Đau họng do bệnh viêm họng gây ra, triệu chứng này liên tục không khỏi và xuất hiện trong một thời gian dài
  • Đột nhiên đau nhiều tại vùng ngực, khó thở, thở gấp, tim luôn trong trạng thái đập nhanh, hôn mê sâu
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng nôn ói, đau nhiều ở đầu, đau xuống vùng cổ và cứng cổ
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, thay đổi tính tình
  • Nôn một lượng lớn thức ăn có kèm theo máu đỏ
  • Nôn ói có dịch màu nâu.

Những cách chữa loét vòm họng tại nhà

Có rất nhiều cách chữa loét vòm họng tại nhà đơn giản lại đạt hiệu quả công dụng vô cùng khi nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do viêm nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đã sử dụng những phương pháp chữa bệnh này trên 10 ngày nhưng vẫn không thể khỏi, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và xử lý kịp thời. Theo đó những cách chữa loét vòm họng tại nhà có thể kể đến như:

1. Dùng muối chữa viêm loét vòm họng

Muối rất nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng. Theo đó loại dược liệu này chứa một lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm tiêu viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập một cách mạnh mẽ.

Dùng muối chữa viêm loét vòm họng
Dùng muối chữa viêm loét vòm họng hiệu quả

Nguyên liệu: Muối tinh

Cách thực hiện:

  • Cho ¼ muỗng cafe muối tinh vào một ly thủy tinh nhỏ
  • Thêm 50ml nước ấm vào cùng sau đó thực hiện khuấy đều cho đên khi phần muối tan hết là được
  • Cho dung dịch muối vào miệng và thực hiện súc họng, miệng sao cho phần dung dịch muối có thể luồn qua các kẽ răng và luồn xuống vùng họng, vòm họng để sát khuẩn
  • Dùng 2 lần mỗi ngày (sáng sau khi đánh răng và tối trước khi đi ngủ).

2. Chữa viêm loét vòm họng bằng nghệ

Trong Đông y nghệ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm tiêu viêm, hỗ trợ làm lành đi những thương tổn tại vùng vòm họng, niêm mạc họng vô cùng tốt. Đồng thời loại dược liệu này còn có tác dụng làm dịu đi những cơn đau rát tại vùng cổ họng, chữa chứng viêm loét vòm họng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Bột nghệ tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Cho 5 gram bột nghệ tươi vào chén nhỏ
  • Thêm 10ml mật ong nguyên chất vào cùng, trộn đều
  • Dùng bông tăm thấm vào hổn hợp nghệ mật ong sao đó thực hiện trây lên vị trí vòm họng đang có vết viêm loét
  • Giữ nguyên trạng thái trong khoảng 10 phút
  • Súc miệng lại với nước ấm
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối) để nhận thấy được hiệu quả công dụng.

3. Chữa viêm loét vòm họng bằng lô hội

Lô hội mang trong mình tính mát có tác dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, giảm nhanh những cơn đau rát cổ họng. Đồng thời lượng tinh chất trong lo hội sẽ giúp chữa lành những vết loét vòm họng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.

Chữa viêm loét vòm họng bằng lô hội
Chữa viêm loét vòm họng bằng lô hội không tốn nhiều công sức

Nguyên liệu: Lô hội

Cách thực hiện:

  • Lô hội gọt sạch vỏ
  • Lấy bông gòn hút phần tinh chất lô hội rồi thấm vào vùng bị viêm loét
  • Giữ nguyên trạng thái trong khoảng 5 phút
  • Súc họng với nước ấm
  • Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối).

4. Điều trị viêm loét vòm họng bằng lá húng quế

Trong Đông y lá húng quế mang trong mình tính ấm và chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây hại, chữa các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng rất tốt.

Nguyên liệu:

  • 10 lá húng quế
  • Muối tinh

Cách thực hiện:

  • Lá húng quế mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho một vài hạt muối lên trên bề mặt lá húng quế, sau đó cuộn lại
  • Cho vào miệng và thực hiện nhai kỹ, nuốt từ từ
  • Dùng 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối)
  • Kiên trì thực hiện cho đến khi các vết viêm loét vòm họng hết hẵn.

5. Dùng dầu dừa chữa chứng viêm loét vòm họng

Dầu dừa mang trong mình tính mát, có vị ngọt thanh có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau rát cổ họng, hỗ trợ làm dịu đi những vết viêm loét vòm họng. Đồng thời những hoạt chất trong loại dược liệu này còn có khả năng làm ức chế quá trình xâm nhập, phát triển của các loại vi khuẩn, giúp tiêu viêm và sát khuẩn mạnh mẽ.

Dùng dầu dừa chữa chứng viêm loét vòm họng
Dùng dầu dừa chữa chứng viêm loét vòm họng an toàn

Nguyên liệu: Dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Sau khi đánh răng, cho một ít dầu dừa vào miệng và thực hiện súc miêng, họng sao cho phần dầu dừa xen vào những kẻ răng, xuống vùng niêm mạc họng, vòm họng trong 5 phút
  • Nhổ bỏ phần dầu dừa
  • Súc miệng với nước ấm
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) cho đến khi các vết viêm loét vòm họng có thể thuyên giảm.

Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề “Vòm họng bị loét là dấu hiệu của bệnh gì?” mà chuyenkhoataimuihong.com đã cung cấp. Theo đó bạn sẽ biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét vòm họng, khi nào người bệnh cần đi khám cũng như những cách chữa loét vòm họng tại nhà an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian điều trị, nếu bệnh nhân nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng viêm loét vòm họng không thể khỏi, cần đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, cho ra kết quả chính xác, hướng dẫn xử lý và điều trị kịp thời.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:25 - 05/06/2023

Bình luận

Vòm họng bị loét là dấu hiệu của bệnh gì?

Bình luận (4)

  1. huỳnh quyên Trả lời

    bị vướng cổ , kèm theo đau rát …. khó thở … đau đầu là bị gì ạ …..

  2. Vũ xuân trường Trả lời

    Cho tôi hỏi tôi bị loét một vết sâu trong vòm họng, tôi không đau chỉ ho, đã kéo dài 1 tháng rồi ạ! nhưng tôi rát sợ ” các bác sĩ làm ơn giúp cháu là bị sao ạ ” cháu xin cảm ơn và đa tạ ạ!

  3. Trần Thị Hà Trả lời

    Tôi tên Trần Thị Hà 40t ở ấp Tân Thuận, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tôi bị viêm loét vòm họng nổi hột đỏ và sưng, nuốt thì bị đau bên phải. Cho tôi hỏi, bệnh tôi có nặng lắm không? Và cách chữa trị như thế nào? Tôi cảm ơn

  4. Hà văn quý Trả lời

    Tôi rất khó khăn xin hỏi chi phí thăm khám hết tầm bao nhiêu ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *