Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bác sĩ cho tôi hỏi: Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 

Tuần vừa rồi, bé nhà tôi tự nhiên bị sốt, trong tai lại có dịch mủ, khiến bé rất khó chịu, quấy khóc. Tôi đã đưa cháu đến gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị. Hiện tại, cháu đã khỏi bệnh nhưng tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bé. Liệu bệnh viêm ống tai ngoài có ảnh hưởng gì đến thính giác của bé sau này hay không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Em xin cảm ơn rất nhiều!

(Thiên Bình, 27 tuổi, Cần Thơ)

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Bạn Thiên Bình thân mến!

Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chuyên mục của chúng tôi. Ngay khi nhận được câu hỏi của bạn, Ban Biên tập của chuyên mục đã nhanh chóng gửi câu hỏi đến bác sĩ Trần Hoài An (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM) và nhận được câu trả lời như sau:

Viêm ống tai ngoài là hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc ống tai ngoài hoặc vành tai, bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc các loại nấm xâm nhập gây ra. Trong những thống kê gần đây thì viêm ống tai ngoài thường mắc phải ở trẻ sơ sinh chiếm tỉ lệ cao, có khoảng 80% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm ống tai ngoài ít nhất một lần.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bởi đa phần các bà mẹ không chú ý vệ sinh cho con đúng cách. Chính vì vậy, căn bệnh này đã gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là những biến chứng mà các mẹ cần quan tâm để bảo vệ cho sức khỏe con mình.

1/ Bệnh chuyển cấp tính thành mãn tính

Vốn dĩ viêm tai giữa là căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn lây lan và phát triển nhanh chóng. Chính vì thế, nếu không chữa trị bệnh kịp thời sẽ rất dễ khiến bệnh chuyển từ tình trạng cấp tính sang mãn tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe đôi tai của trẻ.

2/ Gây suy giảm thính lực, ù tai, thậm chí dẫn đến điếc tai

Viêm ống tai ngoài lâu ngày sẽ dẫn đến tai sẽ tiết dịch mủ, gây bít tắc, ứ đọng ráy tai, màng nhĩ sẽ bị tắc nghẽn. Đồng thời, bệnh còn gây ra các triệu chứng ù tai, nghe không rõ, làm cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị điếc tai.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh gây điếc tai vĩnh viễn
Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh gây suy giảm thính lực, ù tai, thậm chí dẫn đến điếc tai vĩnh viễn

3/ Ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ

Các cơ quan tai, mũi, họng có khả năng liên kết với nhau. Nếu bệnh viêm ống tai ngoài không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào sọ não và gây nên những biến chứng nguy hiểm như: viêm xương thái dương, viêm tủy xương hộp sọ, gây liệt thần kinh,…

Nếu bệnh càng nặng thì mức độ viêm nhiễm ngày càng cao. Lúc này, vi khuẩn sẽ dịch chuyển và phát triển theo hướng ốc thái dương dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm màng não, gây nhũng não và có nguy cơ gây tử vong cao.

4/ Gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác

Ngoài những mối nguy hiểm trên, bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh còn gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác mà các bậc phụ huynh ít chú ý đến.

Một khi ống tai ngoài đã bị vi khuẩn bào mòn, sẽ chịu nhiều tổn thương. Khi đó, sức đề kháng của trẻ suy giảm, sẽ dẫn đến các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi, thiếu máu, thiếu vitamin,…

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Vốn dĩ sức đề kháng của trẻ sơ sinh khá yếu, với những tác nhân bên ngoài, trẻ sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý khác nhau. Trong đó, viêm ống tai ngoài là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp nhất. Để phòng ngừa căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên chú ý các vấn đề sau đây.

+  Trong quá trình điều trị bệnh viêm ống tai ngoài cho trẻ sơ sinh, các mẹ không nên chủ quan, lơ là, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

+ Khi thấy trẻ có những biểu hiện đầu tiên, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện tai mũi họng để khám và chữa trị một cách kịp thời.

+ Không nên tự ý bôi thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa. Đây là một hành động hết sức sai lầm sẽ khiến cho bệnh tình con bạn ngày càng nặng thêm.

Không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ bị viêm ống tai ngoài
Mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ bị viêm ống tai ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa

+  Khi bệnh có dấu hiệu chảy mủ, mẹ nên dùng bông gạc thấm và lau khô tai cho con. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên thay bông gạc cho con 1 – 2 miếng/tiếng, tránh hiện tượng vi khuẩn phát triển gây biến chứng bệnh nặng thêm.

+ Trong quá trình điều trị nên cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất: vitamin, protein,… và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

+ Khi trẻ khỏi bệnh, cha mẹ nên vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ, giữ tai trẻ luôn khô ráo, không nên ngoáy tai trẻ quá nhiều, giữ ấm cơ thể, mũi, họng khi thay đổi thời tiết. Đồng thời, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và ô nhiễm tiếng ồn để phòng ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc phòng và chữa bệnh viêm ống tai ngoài cho con một cách tốt nhất. Hiện nay, khoa học phát triển tiên tiến, có rất nhiều phương thuốc chữa trị bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, mà các mẹ không nên quá lo lắng, hãy chăm sóc và chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bé nhanh chóng khỏe mạnh.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 00:34 - 06/06/2023

Bình luận

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *