Với 7 món cháo giải cảm ngon – bổ – rẻ được chúng tôi hướng dẫn sau đây, người bệnh sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Thời tiết liên tục thay đổi, những cơn gió lạnh ùa về có thể khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm lạnh. Với tình trạng sức khỏe không được ổn định, luôn hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh thì sử dụng các món cháo để chữa bệnh cảm cúm là giải pháp mà rất nhiều người trong dân gian ưa chuộng. Thực tế, những món cháo này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, không chỉ hỗ trợ chữa trị bệnh cảm cúm mà còn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe rất tốt.
Những món cháo giải cảm bạn nên ăn khi bị cảm cúm
Cảm cúm thực sự là một nỗi ám ảnh của nhiều người. Những cơn hắt xì hơi liên tục do bệnh gây ra có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Thay vì co ro trong cái lạnh, bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm có thể sử dụng một số món cháo nóng hổi để nhanh chóng “thổi bay” cơn cảm cúm, nhất là cảm cúm theo mùa. Dưới đây là Top 7 món cháo giải cảm được chúng tôi hướng dẫn khá chi tiết, mọi người có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân mình.
1/ Cháo trứng tía tô giúp giải cảm
Món ăn đầu tiên được nhắc đến là cháo trứng tía tô. Nhiều người trong dân gian đã sử dụng lá tía tô để tạo thành món cháo giúp hỗ trợ chữa trị bệnh cảm cúm.
Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp giảm tình trạng ho, khó thở, tức ngực, cảm lạnh. Đây được xem là một trong những thảo dược quý được các nhà Đông y đánh giá cao. Đó là lí do vì sao người bệnh cảm lạnh sử dụng lá tía tô nấu cháo lại có tác dụng giải cảm, giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, trứng gà còn có chứa một lượng chất dinh dưỡng khá cao. Chỉ cần người bệnh ăn một bát cháo trứng tía tô, cơn cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, người bệnh đem vo 1 nắm gạo với khoảng 500 ml nước.
- Đun sôi nồi cháo cho đến khi gạo nở mềm.
- Tiếp đến, bạn rửa sạch lá tía tô và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Khi cháo đã chín mềm, bạn nêm các loại gia vị cho vừa ăn.
- Cuối cùng, bạn cho lá tía tô vào và đập vào cháo một quả trứng.
- Nếu nhận thấy cháo đã chín, bạn tắt bếp và cho vào cháo một ít tiêu.
- Bạn nên ăn cháo khi nóng để cải thiện bệnh cảm cúm tốt nhất.
2/ Cháo đậu xanh thanh nhiệt, hạ sốt
Nếu người bệnh bị cảm lạnh kèm theo những cơn sốt, cơ thể bị nóng, bạn không nên bỏ qua món cháo đậu xanh. Với một lượng protein và các acid amin có trong đậu xanh, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh cảm lạnh.
Sử dụng cháo đậu xanh thường xuyên sẽ kích hoạt được các tế bào lympho nhanh chóng sản xuất các kháng thể để chống lại tế bào gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, đậu xanh rất tốt cho dạ dày. Do đó, bệnh nhân cảm lạnh có thể ăn cháo đậu xanh hàng ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, người bệnh tiến hành ngâm đậu xanh trong 1h đồng hồ để loại bỏ vỏ. Ngoài ra, người bệnh có cũng có thể mua đậu xanh người ta đã loại bỏ vỏ sẵn để dùng nấu cháo.
- Sau khi đã cho gạo lên bếp nấu, bạn chờ cháo sôi thì cho đậu xanh vào.
- Bạn nên để nhỏ lửa cho đậu và gạo chín mềm.
- Khi cháo chín, bạn có thể nêm các loại gia vị vừa ăn là được.
- Hãy thưởng thức món cháo đậu xanh khi cháo còn nóng.
3/ Cháo gà giúp bồi bổ cơ thể cho người bệnh
Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh mà cơ thể bị suy nhược trầm trọng, người bệnh hãy nhanh chóng bổ sung cho cơ thể món cháo gà. Thịt gà là nguyên liệu có chứa lượng đạm khá cao. Nhất là các amino axit trong thịt gà có thể giúp cho người bệnh tăng sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cháo gà thường xuyên còn giúp cho cổ họng giảm được tình trạng đau rát. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh được cháo gà có thể ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây hại và làm tan chất nhầy bên trong mũi nhờ đặc tính kháng viêm của nó.
Cách thực hiện như sau:
- Sau khi đã ướp gia vị cho thịt gà, bạn cho một nắm gạo tẻ lên bếp nấu cháo.
- Trong lúc để cho cháo chín, bạn cho thịt gà vào chảo để xào qua cho thơm.
- Khi gạo đã nở mềm thì bạn cho thịt gà vào và nấu cho chín.
- Tiến hành nêm nếm gia vị cho vừa ăn và cho rau thơm vào rồi tắt bếp.
- Ăn cháo gà lúc nóng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
4/ Cháo thịt băm gừng tươi
Bên cạnh món cháo gà thì cháo thịt băm với gừng tươi cũng là món ăn có chứa thành phần dinh dưỡng khá cao. Gừng tươi có tính ấm, kháng khuẩn, nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Thịt bằm có chứa cysteine, sinh tố C, E và chất selenium, giúp chống oxy hoá, ngăn ngừa ho. Kết hợp gừng tươi và thịt băm là bí quyết chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh được nhiều người trong dân gian sử dụng. Có thể nói, đây là món cháo nhận được sự đánh giá khá cao của người bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân cũng tiến hành nấu cháo.
- Khi cháo sôi, người bệnh cho thịt băm nhuyễn vào.
- Bạn chờ cho đến khi cháo đã nhuyễn và thịt đã chín đều, tiến hành nêm nếm các loại gia vị.
- Cuối cùng bạn cho gừng vào, khuấy đều cháo lên và tắt bếp.
- Sử dụng cháo để ăn nóng. Nếu bạn ăn gừng tươi không quen, có thể bỏ ít gừng lại.
5/ Cháo hành tiêu
Nhắc đến cháo hành, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon tuyệt vời cùng mùi hành tiêu thơm phức. Không phải ngẫu nhiên mà món cháo này được những người trong dân gian sử dụng để giải cảm.
Thực chất, củ hành có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Vị ngọt thanh của hành kích thích người bệnh cảm lạnh ăn ngon hơn. Đồng thời, với vị ấm nồng của hạt tiêu, cơ thể của bệnh nhân sẽ nhanh chóng ấm dần lên và nhanh chóng thoát khỏi cơn cảm lạnh ngay tức khắc.
Cách thực hiện như sau:
- Tương tự như những món cháo trên, bạn tiến hành nấu cháo trước.
- Trong khi cháo chín mềm, bạn gọt vỏ củ hành và băm nhuyễn.
- Khi cháo sôi, bạn cho củ hành vào và nấu cho ra nước.
- Tiến hành nên nếm các loại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp cho thêm tiêu vào.
- Với món cháo hành tiêu này, người bệnh cũng nên ăn nóng để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
6/ Cháo bí đỏ
Đây là món cháo khá quen thuộc với nhiều người. Không chỉ cung cấp thành phần vitamin và các khoáng chất cho cơ thể mà cháo bí đỏ còn là một trong những món ăn giúp giảm ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng khá tốt. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong cháo bí đỏ còn hỗ trợ tốt cho người bệnh trong việc cải thiện tình trạng ho, ngứa rát cổ họng.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn lấy khoảng 100 g bí đỏ gọt vỏ và rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Sau đó, bạn cho một nắm vào nồi với khoảng 500 ml nước để nấu cháo.
- Cháo sôi, bạn cho bí đỏ vào và nấu cho đến khi bí chín mềm.
- Bạn tiến hành nêm các loại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
- Để giải cảm, bạn nên ăn cháo khi cháo còn nóng.
7/ Cháo sữa
Có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm với món cháo sữa. Tuy nhiên, đây lại là món cháo có tác dụng giải cảm khá tốt. Những thành phần dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp cho bệnh nhân cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng khỏe lại. Chỉ cần người bệnh kiên trì ăn cháo mỗi ngày, cơn cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Món cháo này không những cải thiện được tình trạng ho, ngứa rát cổ họng mà còn giúp giảm nhanh được cơn ho rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn dùng một nắm gạo vo thật kỹ và nấu với 500 ml nước trong vòng 20 phút cho cháo chín.
- Khi nhận thấy cháo đã chín, bạn cho vào một ít muối, không nên cho quá nhiều.
- Múc cháo ra bát và cho vào một ít sữa đặc.
- Sử dụng muỗng đánh cháo lên cho thơm và ăn ngay khi nóng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm
Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cảm, cơ thể đang bị mất đi độ cân bằng, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.
Thực phẩm nên ăn khi bị cảm
Người bệnh cảm cúm, cảm lạnh chỉ nên ăn những loại thực phẩm nóng, loãng để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này còn giúp cho cơ thể của người bệnh nhanh chóng ấm lên và xua tan đi cơn cảm lạnh. Dưới đây là các loại thực phẩm, bệnh nhân cảm lạnh có thể bổ sung cho cơ thể của mình.
- Một số món cháo: Chúng hỗ trợ khá tốt cho người bệnh trong việc cải thiện sức khỏe và giảm đau rát, khó chịu ở họng.
- Rau xanh và trái cây: Loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
- Sữa chua: Thực phẩm này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Với thành phần kháng khuẩn cao, chỉ cần bệnh nhân bổ sung mỗi ngày để có thể hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
- Rong biển: Đây là loại thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm, sinh tố A, carotenoids khá cao. Do đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
- Hạnh nhân: Quả hạnh nhân có chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa. Bệnh nhân sử dụng thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hải sản: Các loại thủy hải sản có chứa thành phần chất đạm và kẽm cao. Người bệnh cảm có thể bổ sung chúng cho cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực phẩm không nên ăn khi bị cảm
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bệnh nhân bị cảm cúm, cảm lạnh cũng cần phải tránh một số thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất.
- Nước đá, nước lạnh: Chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân càng trầm trọng hơn. Khi người bệnh bị cảm, nhiệt độ của cơ thể khá thấp. Nếu người bệnh tiếp tục uống nước đá sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Các loại thực phẩm như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga,… sẽ nhanh chóng kích thích và khiến cho người bệnh bị sốt nhiều hơn.
- Thực phẩm chiên, xào: Các món ăn này sẽ chứa rất nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, vừa khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh cảm nên tránh ăn nhiều muối, nhiều đường. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu protein như thịt, tôm, cua,… Việc ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Những điều người bị cảm cần lưu ý để bệnh nhanh khỏi
Thực tế, bệnh cảm lạnh, cảm cúm có thể tái phát trong nhiều ngày và khó có thể chữa dứt điểm nếu người bệnh không biết phương pháp chữa trị. Với căn bệnh này, ngoài việc sử dụng các món cháo được chúng tôi hướng dẫn ở trên, bệnh nhân còn cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Giữ ấm cơ thể bằng các vật dụng như áo khoác, khăn choàng cổ, găng tay,…
- Không nên làm việc và ngủ ở những nơi có nhiệt độ quá lạnh.
- Giữ phòng luôn thông thoáng và tránh các loại bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi tắm, người bệnh không nên tắm quá lâu. Đồng thời, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Không được uống nước đá và sử dụng các thực phẩm lạnh, thực phẩm có chứa chất kích thích.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tiến hành thăm khám bệnh định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc điều trị bệnh cảm lạnh. Với căn bệnh này, tốt nhất bệnh nhân nên tiến hành thăm khám bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh cảm sớm khỏi.
→ Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!