Những cách điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em

Hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em là một bệnh tương đối phức tạp và dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó việc chữa bệnh là vô cùng quan trọng. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em hiệu quả.

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản bội nhiễm là gì?
Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản là một bệnh lý xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh mắc bệnh ở trẻ em là vô cùng cao. Và hen phế quản bội nhiễm là một bước tiến mới của căn bệnh này khi đồng thời xuất hiện hiện tượng xâm nhập, hoành hành của cả virus và vi khuẩn. Khi hen phế quản bội nhiễm xuất hiện đồng nghĩa với việc nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng là rất cao.

Mặt khác hen phế quản bội nhiễm lại là một trong những dạng biến chứng về viêm đường hô hấp mãn tính. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh có những cơn co thắt phế quản dữ dội gây bó hẹp lòng phế quản. Đồng thời căn bệnh này sẽ khiến các bộ phận bị viêm nhiễm sưng to và phù nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông không khí về phổi.

Không dừng tại đó, viêm phế quản bội nhiễm khiến tình trạng co thắt, tiết nhiều dịch nhầy hơn và ứ đọng tại phế quản gây tắc nghẽn đường dẫn khí ngày càng nghiêm trọng. Thông thường bệnh sẽ phát triển rất nhanh, dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần.

Hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi hen phế quản bội nhiễm xuất hiện sẽ kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong

1. Hen phế quản bội nhiễm gây viêm phế quản

Khả năng mắc bệnh viêm phế quản từ hen phế quản bội nhiễm là rất cao. Khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nguy hiểm: Khó thở thường xuyên, thở gấp, sốt cao, họng chứa nhiều đờm mủ có màu vàng hoặc màu xanh sẫm. Ngoài ra khi thực hiện việc xét nghiệm máu sẽ phát hiện lượng bạch cầu đa nhân trung tính ngày càng tăng lên, bệnh lý ngày càng xấu đi.

2. Xẹp phổi là biến chứng của hen phế quản bội nhiễm

Hen phế quản bội nhiễm xuất hiện khiến tỉ lệ gây biến chứng xẹp phổi tăng hơn nhiều lần so với các bệnh lý thông thường khác. Khi đó mu phổi sẽ mất dần khả năng giãn nở do xẹp phế nang lan rộng khiến thể tích phổi cũng bị giảm xuống đáng kể. Biến chứng này cũng khiến cho việc lưu thông không khí qua vùng phổi bị hạn chế. Nhưng khi hen phế quản bội nhiễm được kiểm soát ổn định thì biến chứng xẹp phổi cũng mau chóng khỏi.

3. Hen phế quản bội nhiễm gây biến chứng khí phế thũng

Hen phế quản bội nhiễm gây biến chứng khí phế thũng dẫn đến hiện tượng giãn phế nang và các vách phế nang không còn khả năng co giãn. Thay vào đó chúng suy nhược, yếu dần và dễ bị bục vỡ làm tắt nghẽn đường khí vào phổi. Điều này đã gây nên tình trạng khó thở, thở gấp, ho xuất hiện nhiều đờm, môi và các đầu ngón tay tím tái.

Ngoài ra hen phế quản bội nhiễm còn gây nên biến chứng tràn khí màn phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp và tổn thương não, tâm phế mạn tính. Tất cả các biến chứng này có một điểm chung là không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây tử vong nhanh chóng. Do đó người bệnh cần phải hết sức lưu ý, việc điều trị gấp rút nhất có thể là vô cùng cần thiết.

Cách điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em

Điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em
Hướng dẫn cách điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em

Tùy từng cơ địa người bệnh và mức độ phát triển của bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn và chỉ định phát đồ điều trị thích hợp và hiệu quả. Theo đó những loại thuốc thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và đề cập đến là:

  • Thuốc giãn phế quản albutamoi ở dạng xịt (Ventolin 100mcg)
  • Thuốc chữa hen phế quản bội nhiễm Terbutalin
  • Thuốc Salbutamol dạng viên (Bricanyl)
  • Corcitoid dạng phun hít

Ngoài ra khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng bệnh nhân hen phế quản bội nhiễm sẽ được chỉ định điều trị theo đơn thuốc kháng sinh. Cụ thể như: Thuốc chống viêm cefotaxim, ceftazidim kết hợp cùng với một lượng cố định thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon bao gồm: ciprofloxacin, levofloxacln, moxifloxacin,…

Bên cạnh việc điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em, mẹ cũng cần lưu ý cho bé môt vài điểm đặc biệt về các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ giúp hỗ trợ bệnh tình của bé trở nên tốt hơn và tránh bệnh chuyển sang biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Cụ thể như:

  • Tránh cho bé hít phải khói thuốc lá, khói bếp than, tất cả các mùi hắc có khả năng gây kích ứng
  • Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà
  • Mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Hạn chế tập thể dụng và hoạt động thể lực quá mức
  • Không dùng các loại thức ăn gây dị ứng.

Điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng nên mẹ cần đặc biệt lưu ý đế tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Theo đó cần đưa bé đến các cơ sở y tế nếu nhận thấy bé đang có dấu hiệu mắc bệnh. Tại đây các bác sĩ sẽ làm kiểm tra, cho ra kết quả chính xác nhất và điều trị kịp thời.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 00:19 - 06/06/2023

Bình luận

Những cách điều trị bệnh hen phế quản bội nhiễm ở trẻ em

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *