Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Bệnh viêm phế quản dạng hen: Một bệnh lý nguy hiểm chớ coi thường

Viêm phế quản dạng hen được gọi là viêm phế quản co thắt. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, nhất là thời tiết lạnh, khiến người bệnh có cảm giác khó thở, tức ngực, ho rít, ho khù khụ, cổ họng xuất hiện nhiều đờm, da tím tái, ngủ li bì,…

Nhiều người nhầm tưởng những triệu chứng này là do bệnh cảm gây ra, dẫn đến việc điều trị chậm trễ, gây ra hiện tượng sưng, làm hẹp ống thở, cản trở hô hấp. Do đó, với căn bệnh viêm phế quản dạng hen, người bệnh nên hết sức thận trọng, không được xem thường.

Bệnh viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản dạng hen – bệnh lý nguy hiểm chớ nên xem thường

I. Viêm phế quản dạng hen là gì?

Phế quản chính là đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi. Cơ quan này được cấu tạo bởi các phế quản gốc, các tiểu phế quản và các phế nang. Đây là một trong những bộ phận quan trọng giúp con người có thể thở và duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, một khi bệnh nhân bị viêm phế quản dạng hen thì toàn bộ đường dẫn khí bị viêm nhiễm và chít hẹp lại gây co thắt phế quản. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên bị khó thở, thở khò khè, thậm chí thở rít lên. Riêng trẻ nhỏ sẽ xuất hiện những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.

Viêm phế quản dạng hen là gì?
Bạn cần biết viêm phế quản dạng hen là gì?

Hầu hết những bệnh nhân bị viêm phế quản dạng hen là do các loại vi rút, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài tấn công vào cơ thể. Thông thường, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này nhất, bởi sức đề kháng của các bé quá yếu. Khi mắc phải căn bệnh này, khoảng sau 2 – 3 ngày trẻ sẽ thở ngắn, nặng, thở co thắt. Cơn co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho kéo dài khoảng 14 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần liền.

II. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen

Với triệu chứng ho kéo dài trong nhiều ngày liền do bệnh viêm phế quản dạng hen gây ra, nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen, các bậc phụ huynh cần biết để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

1/ Viêm tai giữa

Viêm phế quản dạng hen gây biến chứng viêm tai giữa
Viêm tai giữa là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen

Tai – Mũi – Họng là 3 cơ quan liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, khi cổ họng gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thì tai cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhiều nghiên cứu cho thấy biến chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản dạng hen là viêm tai giữa. Trong đó có khoảng 20% trẻ em gặp phải biến chứng này. Nhiều trẻ bị chảy mủ ở tai, đau và khó chịu ở tai, giảm khả năng nghe khi mắc bệnh viêm phế quản dạng hen. Nếu tình trạng này kéo dài không được tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị điếc tai.

2/ Suy hô hấp

Có thể nói, suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen. Suy hô hấp được hiểu là tình trạng giảm áp lực riêng của phần khí ô xy trong động mạch (PaO2) xuống dưới 60 mmHg, đồng thời áp lực riêng phần khí cacbonic trong động mạch PaCO2 có thể tăng, giảm hoặc bình thường. Khi bị suy hô hấp, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng khó thở tăng nhanh đột biến, các đầu ngón tay, ngón chân và môi bị tím tái. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Viêm phế quản dạng hen gây biến chứng suy hô hấp
Viêm phế quản dạng hen gây biến chứng suy hô hấp nghiêm trọng

3/ Viêm phổi

Nếu bệnh viêm phế quản dạng hen không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng viêm phổi. Người bệnh sẽ bị ho nhiều hơn, cơn ho dữ dội khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và không còn sức lực để làm việc hoặc vận động. Tình trạng ho kéo dài sẽ gây xẹp phổi, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Viêm phổi dạng hen gây biến chứng viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen

4/ Áp xe phổi

Hầu hết những bệnh nhân gặp phải tình trạng áp xe phổi là do xuất hiện mủ ở mô phổi sau quá trình mắc bệnh viêm phế quản dạng hen. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do nhiễm trùng, vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến phổi.Có thể thấy đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen, bởi mô phổi có mủ có thể bị hoại tử nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu khối áp xe phổi bị vỡ có thể gây ra hiện tượng tràn khí trong phế quản và màng phổi và dẫn đến nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Viêm phế quản dạng hen gây biến chứng áp xe phổi
Viêm phế quản dạng hen gây biến chứng áp xe phổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

5/ Hen phế quản

Sau khi bị viêm phế quản co thắt, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ chuyển biến thành hen phế quản sau này. Một khi lớp niêm mạc ở phổi bị tổn thương lâu dài sẽ phát triển thành bệnh hen phế quản mãn tính. Căn bệnh này sẽ khiến bệnh nhân khó thở, nhất là vào ban đêm. 

Viêm phế quản gây biến chứng hen phế quản
Viêm phế quản gây biến chứng hen phế quản bạn nên cẩn trọng

III. Làm thế nào để chữa bệnh viêm phế quản dạng hen?

Có nhiều cách chữa viêm phế quản dạng hen bạn nên áp dụng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người bệnh không chữa hoặc chữa trị không đúng phương thuốc dẫn đến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần lưu lại những cách chữa viêm phế quản dạng hen như sau:

Làm thế nào để chữa viêm phế quản dạng hen
Người bệnh cần làm gì để chữa viêm phế quản dạng hen?
  • Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như Albuterol. Loại dược liệu này sẽ giúp mở rộng đường thở trong thời gian ngắn
  • Dùng corticosterod dạng hít. Ở dạng này người bệnh có thể mang theo bên mình mà không sợ bất tiện.
  • Có thể điều trị theo cách “chậm mà chắc” với thuốc dạng ống phế quản kết hợp cùng Corticosterod dạng hít.
  • Dùng thuốc điều chỉnh Leukoteriene
  • Người bệnh có thể chữa viêm phế quản dạng hen bằng thuốc loại Cromolyn hoặc Theophylline
  • Dùng thuốc giãn phế quản kết hợp với thuốc Steroid
  • Dùng dài hạn với thuốc chống tiết cholin
  • Có thể dùng máy tạo hơi ấm chữa viêm phế quản dạng hen

IV. Viêm phế quản dạng hen cần lưu ý những điều này

Những lưu ý khi chữa viêm phế quản dạng hen
Người bệnh cần lưu lại những lưu ý khi chữa viêm phế quản dạng hen
  • Sử dụng thuốc đúng cách và nghiêm ngặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu sốt trên 39 độ
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở cần nhanh chóng dùng thuốc cắt hen nhằm hổ trợ làm giảm chứng viêm phế phản
  • Thường xuyên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và họng nhằm hạn chế dịch mũi chảy xuống làm tắt nghẽn ống thở
  • Bệnh nhân cần sinh hoạt những nơi có không khí trong lành, giữ ấm khi trời quá lạnh hoặc làm mát cơ thể khi trời quá nóng
  • Cung cấp đủ lượng nước lọc cần thiết. Có thể dùng thêm nước ép hoa quả nhằm cũng cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng, làm loãng đờm
  • Có chế độ ăn hợp lý và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất
  • Người bệnh cần hạn chế đến những nơi đông người, nhiều xe cộ
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nhằm tránh các tác nhân gây hại như bụi bẩn, nấm móc, vi khuẩn… Có thể dùng máy lọc khí với màng lọc HEPA
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng. Tuyệt đối không cho thú cưng lên giường
  • không sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia…)
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm diệt vi khuẩn gây hại
  • Xông mũi thường xuyên với các tinh loại tinh dầu tốt cho sức khỏe. Cụ thể: Cam thảo, húng chanh, dầu chàm…

Có thể thấy, viêm phế quản dạng hen là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những biến chứng phức tạp của căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản dạng hen, các bậc phụ huynh nên tiến hành đưa trẻ thăm khám và điều trị kịp thời.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 00:17 - 06/06/2023

Bình luận

Bệnh viêm phế quản dạng hen: Một bệnh lý nguy hiểm chớ coi thường

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *