Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?

Đau mũi khi thời tiết lạnh gây nên cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày. Vậy đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?

Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?
Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?

Đau mũi khi thời tiết lạnh là một trạng thái không mấy dễ chịu khi triệu chứng này gây nên nhiều khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày và góp phần làm thuyên giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Không dừng tại đó, đau mũi khi gặp thời tiết lạnh còn là một trong những triệu chứng báo hiệu chúng ta đang mắc phải những bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng nguy hiểm.

Đau mũi khi trời lạnh có phải dấu hiệu bệnh viêm xoang?

Những người có cấu tạo vùng niêm mạc mũi tương đối mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương sẽ có tỉ lệ mắc chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh cao hơn rất nhiều so với những trường hợp thông thường. Theo đó khi thời tiết trở lạnh thất thường, mùa đông kéo dài đã đẩy nhanh công cuộc làm khô vùng niêm mạc xoang, lớp mao mạch trong hệ thống niêm mạc cũng khô dần, co rút lại nên rất nhạy cảm, dễ bị đau rát và đôi khi sẽ xuất hiện hiện tượng xuất huyết.

Chính vì sự nhạy cảm của lớp mao mạch cùng với sức đề kháng của cơ thể vô cùng yếu đã tạo điều kiên thuận lợi cho các tác nhân gây hại như các loại vi khuẩn, virus, nấm móc, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây dị ứng… xâm nhập và phát triển tại vị trí này. Hiện tượng này xảy ra lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm mũi lây lan sang các hốc xoang và dẫn đến bệnh viêm xoang, đồng thời cũng làm xuất hiện triệu chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh.

Đau mũi khi trời lạnh có phải dấu hiệu bệnh viêm xoang?
Đau mũi khi trời lạnh là dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang không chỉ xuất hiệu chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh mà họ còn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu khác. Cụ thể như: Đau nhiều tại vùng đầu, đau nhiều tại vùng trán lây sang hai hốc mắt và phía sau gáy, viêm xoang khiến người bệnh mắc phải chứng nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, khả năng làm việc suy yếu…

Tuy nhiên trong một vài trường hợp không phải cứ mắc bệnh viêm xoang sẽ gây đau mũi khi gặp thời tiết lạnh, mà đó còn là triệu chứng của những bệnh đường hô hấp khác. Điển hình như những bệnh sau:

1. Nhiễm trùng xoang mũi gây nên triệu chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các tác nhân gây hại ở những bệnh lý này sẽ lây lan và khiến vùng xoang mũi bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này đã gây nên chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh và đi kèm theo đó là triệu chứng đau nhức và xót bên trong mũi.

2. Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh do tổn thương mũi

Tổn thương mũi cũng là một trong những nguyên do chủ yếu gây nên triệu chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh. Theo đó tổn thương mũi sẽ xuất phát từ quá trình người bệnh có tiền sử bị va đập, va chạm khi thực hiện các hoạt động sống, do tai nạn gây chấn thương… Tuy nhiên mức độ tổn thương mũi khác nhau sẽ kéo theo mức độ đau mũi khi gặp thời tiết lạnh cũng khác nhau.

3. Polyb mũi cũng là nguyên nhân gây nên chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh

Polyb mũi cũng được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu tác động mạnh mẽ gây nên chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh. Ngoài ra đi kèm theo đó còn là triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài, khứu giác thuyên giảm đáng kể.

4. Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh do dị ứng

Vùng niêm mạc xoang nhạy cảm cùng với việc bị tác động bởi các tác nhân gây dị ứng đã tạo nên triệu chứng đau mũi khi gặp thời tiết lạnh. Ngoài ra ở những người thường xuyên bị dị ứng còn kèm theo chứng sổ mũi, chảy mũi và hắc hơi.

Cách khắc phục chứng đau mũi khi trời lạnh

Để khắc phục chứng đau mũi khi thời tiết trở lạnh, người bệnh phải xác định rõ mức độ đau nhức, nguyên nhân gây nên triệu chứng này thì việc điều trị mới đạt hiệu quả tối đa.Theo đó người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để làm kiểm tra xác đinh rõ nguyên nhân gây bệnh lý, mức độ bệnh lý và đề xuất giải pháp điều trị sao cho phù hợp nhất mang lại hiệu quả công dụng cao.

Cách khắc phục chứng đau mũi khi trời lạnh
Giữ ấm cơ thể để khắc phục chứng đau mũi khi gặp trời tiết lạnh

Ngoài ra để tránh trường hợp đau mũi khi thời tiết trở lạnh người bệnh nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ góp phần cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu này. Cụ thể như:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, mùa đông kéo dài. Đặc biệt là vùng mũi, cổ và ngực
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
  • Cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, sữa… Đồng thời những bệnh nhân đang mắc chứng đau mũi khi thời tiết lạnh cần cung cấp nhiều vitamin từ các loại rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình làm tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, khả năng chống, kháng và ngăn ngừa bệnh lý cũng được nâng cao.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bụi, nấm móc, hóa chất, khí thải, các loại virus, vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông thú cưng, nước hoa, thức ăn có khả năng gây dị ứng…)
  • Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ mỗi ngày bằng cách rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muỗi pha loãng. Điều này không chỉ làm sạch mũi họng mà còn thúc đẩy quá trình kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại một cách mạnh mẽ
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà
  • Hạn chế chưng hoa trong phòng
  • Sống và làm việc tại những thông thoáng, thoáng mát

Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gây nên nhiều phiền toái trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra triệu chứng này không chỉ xuất hiện đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm xoang mà đau mũi khi gặp thời tiết lạnh còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về mũi xoang khác nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Theo đó bệnh nhân nên xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý bệnh hiệu quả nhất.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 23:24 - 05/06/2023

Bình luận

Đau mũi khi gặp thời tiết lạnh phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *