**Xin hỏi: Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì vậy thưa bác sĩ? Thời tiết chuyển lạnh, mấy ngày gần đây bé nhà tôi bỗng nhiên ngay ngấy sốt rồi kêu đau họng, khàn tiếng khó chịu. Tìm hiểu thì được biết đây là triệu chứng bệnh viêm thanh quản cấp tính nên đã dùng thử một số cách trị viêm thanh quản bằng dân gian như: Dùng gừng tươi và mật ong, quất hấp đường phèn,… song bé chỉ bớt thôi chứ không khỏi hẳn. Thấy bé nói khó khăn quá nên đang tính mua thuốc để chữa cho nhanh lành, nhưng không biết dùng thuốc nào cho hiệu quả cả.
(Phạm Phương – Cần Thơ)
**TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị kích thích quá mức nên bị viêm nhiễm tổn thương, mà nguyên nhân có thể là do vi trùng, vi khuẩn hay virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện sau đợt cảm lạnh, cảm cúm, hoặc có thể do tác động của môi trường ô nhiễm, thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc, nói to nói nhiều, thay đổi thời tiết,… Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng những triệu chứng bệnh viêm thanh quản như: Đau họng, khô rát cổ họng, có thể ho khan hay ho có đờm, khàn tiếng hay thậm chí mất tiếng,… lại cản trở không nhỏ đến giao tiếp, công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Đa phần các trường hợp không cần thiết dùng thuốc mà chỉ cần điều trị triệu chứng bằng cách dùng một số thảo dược thiên nhiên như: Bạc hà, húng chanh, gừng, quất xanh hay mật ong,… kết hợp ăn uống hợp lý, uống nhiều nước trà nóng, tránh hút thuốc lá, uống rượu và dùng thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, súc miệng họng bằng nước muối loãng và hạn chế nói,… trong khoảng 3-5 ngày thì bệnh sẽ khỏi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tuy nhiên, một số trường hợp chúng không mang lại hiệu quả mà chỉ khi dùng thuốc các triệu chứng bệnh mới thoái triển và khỏi hẳn. Một số thuốc điều trị bệnh viêm thanh quản phổ biến có thể được bác sĩ chỉ định là:
Thuốc chữa bệnh viêm thanh quản
- Thuốc kháng sinh: Dùng uống điều trị toàn thân như nhóm b lac-tam như amoxilin, taxetil dạng viêm hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thường được thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid như davercine… giúp phòng bội nhiễm.
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Bằng liệu pháp corticoid (hít) như solumedrol hoặc depersolone hay corticoid đường uống, chymotrypsine choay dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hau có thể uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống.
- Thuốc ngậm tại chỗ: Giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau họng.
Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyên nhỏ mũi, súc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ hoặc một số trường hợp dùng khí dung mũi họng cùng với làm thuốc thanh quản trên.
Cần lưu ý rằng: Để điều trị bệnh viêm thanh quản hiệu quả, trong từng trường hợp cụ thể với triệu chứng gì và mức độ nặng nhẹ ra sao mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng, phối hợp dùng nhiều loại thuốc để chữa trị. Hơn nữa, một số loại thuốc trị viêm thanh quản có thể gây ra một số mối nguy hại nếu dùng không đúng liều lượng. Do đó, với trường hợp bé có dấu hiệu viêm thanh quản, chị không nên tùy tiện dùng bất kì một loại thuốc nào khi chưa được thăm khám và được bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn.
Chúc bé mau khỏe!
**Xin hỏi: Tôi bị viêm thanh quan cấp đã được 20 ngày và điều trị trọng bệnh viện 12 ngày nhưng vẫn chưa thấy đỡ, giọng vẫn khàn và không nói ra tiếng. Tôi có tiền sử bị viêm xoang, lúc ban đầu thì ho nhiều và dần dần mất giọng. Với tình trạng bệnh tình của tôi bây giờ có nguy hiểm gì không ạ. Vậy xin Bác sĩ có thể tư vấn cách điều trị và thuốc sử dụng giúp tôi để có hiệu quả nhất.
Trân trọng cảm ơn!