Công dụng của lá hẹ chữa viêm họng không phải ai cũng biết. Dưới đây là 6 cách chữa viêm họng bằng lá hẹ không phải tốn quá nhiều công sức mà lại đạt hiệu quả.
Lá hẹ không chỉ là một loại nguyên liệu góp phần làm nên các món ngon mỗi ngày mà trong dân gian nó còn là một dược liệu chuyên chữa bệnh viêm họng rất lành tính. Các công thức chữa viêm họng bằng lá hẹ đã được biết đến và lưu truyền từ ngày xưa cho đến hiện tại.
Ngoài ra, lá hẹ còn được biết đến như một loại thảo dược trong Y học Cổ truyền từ rất lâu. Loại thảo dược này mang trong mình tính ấm, vị chua nhè nhẹ. Các hoạt chất trong chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm bổ khí huyết, kích thích quá trình lưu thông máu một cách ổn định, cầm máu ở những vết thương hở. Không dừng tại đó, các hoạt chất và chất kháng sinh tự nhiên trong lá hẹ còn có khả năng làm tiêu đờm, chữa ho, chữa viêm họng rất tốt.
6 cách chữa viêm họng bằng lá hẹ có thể bạn chưa biết
Có rất nhiều cách dùng lá hẹ chữa viêm họng. Tuy nhiên không phải cách nào cũng khiến các hoạt chất trong loại dược liệu này có thể phát huy hết công dụng tuyệt vời của chúng. Người bệnh cần phải hiểu biết, lưu ý một số cách và các nguyên liệu kèm theo để chữa viêm họng hiệu quả.
1. Dùng lá hẹ và đường phèn chữa bệnh viêm họng
Đường phèn là một nguyên liệu khá quen thuộc trong các ngăn bếp của mỗi gia đình. Trong Đông Y nó được biết đến như một loại dược liệu có tính bình, vị ngọt thanh mát có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm, đau viêm họng. Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ bắt gặp đường phèn trong một vài các phương thuốc chữa ho và viêm họng khác.
Các hoạt chất trong lá hẹ và đường phèn đều có tác dụng chữa viêm họng rất hiệu quả. Cả hai loại dược liệu này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một phương pháp chữa bệnh viêm họng vừa đơn giản, vừa đạt hiệu quả cao lại không tốn quá nhiều công sức.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá hẹ
- 50 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá hẹ mang đi rửa sạch (có thể rửa bằng nước muối để làm sạch và tăng tính sát khuẩn hơn)
- Sau khi rửa sach, lá hẹ để ráo nước và mang đi cắt thành từng khúc ngắn
- Đường phèn giã nhuyễn
- Cho lá hẹ đã được cắt ngắn vào một chén sành, đường phèn đã giã nhuyễn rãi lên phía trên lá hẹ
- Cho vào nồi và hấp cách thủy trong vòng 20 phút
- Chắt lấy nước uống.
Để công thức lá hẹ hấp đường phèn chữa viêm họng đạt hiệu quả cao, trẻ em nên dùng 2 lần (sáng, tối), mỗi lần dùng khoảng 50ml. Người lớn dùng công thức chữa viêm họng này 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều), dùng từ 5 đến 10ml nước lá hẹ và ăn cả xác hẹ để tăng thêm khả năng chữa viêm họng ở người lớn.
2. Dùng lá hẹ và gừng tươi chữa viêm họng
Trong Đông Y gừng có tính ấm, có vị cay nhẹ, dùng để chữa ho khan, ho có đờm, đau rát họng rất tốt. Ngoài ra trong gừng còn chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chữa viêm họng một cách tự nhiên.
Khi kết hợp cùng với lá hẹ, cả hai loại dược liệu này sẽ hòa hợp vào nhau tạo nên một vị thuốc chữa viêm họng cực hiệu quả. Đồng thời gừng còn làm kích thích các hoạt chất trong hẹ khiến các hoạt chất này phát huy tác dụng một cách tối đa nhất.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá hẹ
- 1 củ gừng tươi nhỏ
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá hẹ mang đi rửa sạch và cắt nhỏ thành từng khúc
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch và giã nát
- Cho hẹ đã cắt, gừng đã giã, một ít đường phèn vào chén và mang đi hấp cách thủy
- Chắt lấy nước uống
- Đối với trẻ em: Dùng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 50ml (lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì không được dùng gừng)
- Đối với người lớn: Dùng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 50ml (lưu ý dùng cả nước và cái để đạt hiệu quả tốt nhất).
Để phương pháp dùng lá hẹ và gừng tươi chữa viêm họng một cách hiệu quả người bệnh cần kiên trì sử dụng phương pháp này từ 3 đến 4 ngày. Khi đó chứng đau họng sẽ dịu đi trông thấy, các cơn ho cũng nhanh chóng giảm hẳn.
3. Chữa viêm họng bằng lá hẹ và mật ong
Mật ong là một dược liệu được sử dụng rất phổ biến. Trong mật ong chứa các thành phần dược học tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu đi những chứng đau rát họng, các cơn ho cũng nhanh chóng biến mất.
Cho đến hiện tại chữa viêm họng bằng lá hẹ và mật ong là phương pháp dân gian được tin tưởng và lưu truyền rộng rãi. Mặt khác lá hẹ và mật ong đều rất lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng ngay.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá hẹ
- 250ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Lá hẹ mang đi rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng khúc khoảng 2 đến 3cm
- Cho phần hẹ đã được cắt vào chén, thêm mật ong vừa đến ngang mức phần hẹ
- Mang vào nồi và hấp cách thủy khoảng 20 phút
- Đối với trẻ nhỏ: Uống 2 lần mỗi ngày (sáng,tối), mỗi lần dùng khoảng 2 muỗng café
- Đối với người lớn: Uống và ăn cả xác lá hẹ 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều), mỗi lần dùng khoảng 2 muỗng café.
Chữa viêm họng bằng lá hẹ và mật ong là phương pháp được sử dụng phổ biến. Người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả một cách rõ rệt chỉ sau vài ngày sử dụng, các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng cũng nhanh chóng biến mất.
4. Dùng lá hẹ, chanh và nghệ tươi chữa viêm họng
Trong chanh chứa một lượng lớn Vitamin C làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống bệnh cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn và phòng ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập, lây lan, sinh sôi và phát triển.
Trong nghệ tươi cũng chứa phần lớn các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu những thương tổn và các cơn đau do ho, viêm họng gây ra một cách nhanh chóng.
Khi kết hợp cả hẹ, chanh và nghệ tươi không chỉ tạo ra một phương pháp an toàn mà còn chữa viêm họng một cách hiệu quả nhất.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá hẹ
- ½ quả chanh
- 1 củ nghệ tươi
Cách thực hiện:
- Lá hẹ rửa sạch, để ráo và mang đi cắt khúc
- Chanh rửa sạch và cắt thành từng lát
- Nghệ gọt vỏ, rửa sạch và mang đi giã nát
- Cho các nguyên liệu vào một cái chén và mang đi hấp cách thủy khoảng từ 10 đến 15 phút
- Đối với trẻ nhỏ: Sử dụng 2 lần mỗi ngày (sáng,tối), mỗi lần dùng khoảng 2 muỗng café (uống nước)
- Đối với người lớn: Sử dụng 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều), mỗi lần dùng khoảng 2 muỗng café (uống nước và ăn cả xác).
Với phương pháp chữa viêm họng bằng lá hẹ, chanh và nghệ tươi, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày bệnh tình sẽ khỏi hẵn.
5. Chữa viêm họng bằng cách đắp lá hẹ
Đắp lá hẹ đặc trị cho người mắc bệnh viêm họng nặng có dấu hiệu sưng, viêm và đau rát cổ họng, khó ăn, khó uống nước, nuốt nước bọt đau, ho từng cơn không thể khỏi. Khi dùng phương pháp này người bệnh sẽ có cảm giác dịu nhẹ nhanh những cơn đau do viêm họng gây ra, bệnh tình cũng mau chóng khỏi hẵn.
Nguyên liệu: Một nắm lá hẹ tươi (khoảng 100 gram)
Cách thực hiện:
- Lá hẹ đem hơ nóng với lửa, bó lại rồi đắp vào vùng cổ họng
- Đến khi lá hẹ nguội thì lại dùng bó lá hẹ mới. Tiếp tục hơ nóng, bó lại và đắp vào cổ họng
- Thực hiện nhiều lần trong ngày.
Khi thực hiện phương pháp chữa viêm họng bằng cách đắp lá hẹ, để mau chóng thuyên giảm người bệnh cần kiên trì thực hiện từ 3 đến 4 ngày. Khi đó các cơn đau buốt vùng cổ họng, ho, viêm họng và đau rát cổ họng sẽ nhanh chóng khỏi hẵn khiến người bệnh có cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.
6. Chữa viêm họng bằng cháo hẹ
Khi bị viêm họng, cổ hong sẽ bị viêm, sưng và đau rát rất khó chịu, không thể ăn uống. Khi đó phương pháp chữa viêm họng bằng cháo hẹ có thể giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc ăn uống. Song song đó các hợp chất trong hẹ cũng góp phần làm dịu đi các triệu chứng đau rát cổ họng, vùng bị viêm cũng nhanh chóng được khắc phục.
Nguyên liệu:
- 50 gram gạo
- 100 gram hẹ
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu đến khi gạo nhừ
- Hẹ rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ sao cho vừa ăn
- Sau khi gạo nhừ cho thêm một ít nguyên liệu để làm tăng hương vị
- Cho hẹ vào, khuấy đều và tắt bếp.
Với phương pháp chữa viêm họng bằng cháo hẹ người bệnh cần sử dụng liên tục từ 2 đến 3 ngày để bệnh mau chóng được thuyên giảm. Khi thực hiện phương pháp này các triệu chứng khó chịu mà viêm họng gây ra cũng nhanh chóng rời đi.
Trên đây là 6 phương pháp chữa viêm họng bằng lá hẹ không phải tốn quá nhiều công sức mà hiệu quả đạt được lại vô cùng cao. Tuy nhiên để có thể khỏi bệnh một cách nhanh chóng, người bệnh cần kết hợp phương pháp giữ ấm đặc biệt ở vùng cổ, không ăn thức ăn lạnh và đồ ăn cay nóng. Thăm khám và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
mình áp dụng cách dùng lá hẹ với mật ông này rồi nhưng không khỏi hay do mình không hợp
Có người nói lá hẹ kỵ mật ong, nhưng ở đây lại khuyên dùng 2 thứ này với nhau. Biết tin ai bây giờ?