Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị viêm xoang. Với hệ miễn dịch khá yếu, trong thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể của trẻ sẽ không kịp thích ứng với môi trường xung quanh. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể để gây ra bệnh viêm xoang. Khi mắc phải căn bệnh này, hầu hết các trẻ đều cảm thấy rất khó chịu, đau nhức ở vùng xoang mũi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý đến căn bệnh viêm xoang ở trẻ, để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.
Viêm xoang là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trên thực tế, những trẻ em bị viêm xoang sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng về mắt dẫn đến giảm thị lực hoặc mù xảy ra ở trẻ em cao hơn. Với tỉ lệ thống kê cả các chuyên gia sức khỏe, có tới 75 – 80% trẻ bị nhiễm trùng mắt đều có nguyên nhân do viêm xoang.
Hầu hết các trẻ mắc bệnh viêm xoang đều là viêm xoang sàng. Khi thấy con có các dấu hiệu như bị cảm kéo dài, đau đầu, nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng mắt bị sưng, thâm quầng, nhìn kém,… thì cha mẹ không được chủ quan và nên tìm hiểu ngay cách chữa viêm xoang ở trẻ em, để tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.
Bệnh viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của căn bệnh viêm đường hô hấp trên. Xoang là bộ phận khoang rỗng nằm trong xương sọ mặt và xung quanh mũi. Ở người lớn, hệ thống xoang phát triển đầy đủ gồm 5 đôi xoang: xoang sàng trước và sau, xoang trán, xoang hàm, xoang bướm.
Khi phát triển, tế bào sàng xâm lấn vào xương để hình thành các xoang khác nhau như: xoang trán, xoang hàm, xoang bướm. Chính vì sự liên kết chặt chẽ này nên thường bị viêm nhiều xoang cùng lúc. Xoang sàng có ngay từ lúc trẻ ra đời, xoang hàm xuất hiện khi trẻ 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm xuất hiện khi trẻ được 7 – 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện khi trẻ đạt đến độ tuổi 20, còn ở những đứa trẻ ở lứa tuổi nhỏ thì hệ thống xoang đang dần hình thành và phát triển. Ở tuần thứ tư của thời kì bào thai, hệ thống xoang mặt được hình thành từ một tế bào sàng. Chính vì thế, ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, thường chỉ gặp phải tình trạng viêm xoang sàng và xoang hàm.
1 – Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể về gây ra căn bệnh này.
+ Vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virut, nấm: Một trong các loại vi khuẩn gây viêm xoang hay gặp nhất là Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella,… Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.
+ Các bệnh lý khác gây ra: Với những trẻ mắc các căn bệnh như viêm họng, mũi, amidan,… sẽ rất dễ khiến các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và gây bệnh viêm amidan. Bình thường các xoang và đường hô hấp trên có liên quan mật thiết với nhau, nên khi một bộ phận bị viêm thì nguy cơ sẽ lan sang bộ phận khác là điều không thể tránh khỏi.
+ Tác nhân môi trường: Với những trẻ có cơ địa dị ứng với bụi nhà, lông vật nuôi, các sợi bông đồ chơi,… cũng có khả năng bị viêm xoang cao. Bên cạnh đó, những trẻ thường xuyên sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi từ bếp than, xe cộ, các nhà máy, hít phải khói thuốc lá,… cũng khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang.
2 – Những triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em rất khó chẩn đoán vì các triệu chứng thường không điển hình do kích thước xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi vùng xoang chỉ là một rãnh hằn vào xương. Bên cạnh đó, các bé còn quá nhỏ, chưa có khả năng trả lời chính xác các triệu chứng, khiến việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số triệu chứng viêm xoang của trẻ em, các bậc cha mẹ cần phải chú ý để điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.
+ Đối với trẻ bị viêm xoang cấp tính: Trẻ thường có những biểu hiện như viêm họng, sốt nhẹ, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu, cơ thể thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.
+ Đối với trẻ bị viêm xoang mạn tính: Trẻ thường là ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài do không được điều trị dứt điểm và bệnh tái đi, tái lại nhiều lần trong một năm.
LƯU Ý:
- Viêm xoang ở trẻ em cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, khí quả, phế quản.
- Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể gặp phải các biến chứng ở mắt như nhiễm trùng hổ mắt, viêm thần kinh thị giác, mờ mắt,…
- Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não – não.
Chính vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu của viêm xoang, cha mẹ nên có cách chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh viêm xoang cho trẻ em như thế nào?
Với những trẻ mắc bệnh viêm xoang, việc điều trị bệnh kịp thời cho trẻ là rất cần thiết. Nguyên tắc điều trị căn bệnh viêm xoang cho trẻ là làm giảm các triệu chứng viêm xoang, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng ở hốc mũi, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1 – Sử dụng thuốc Tây
Hiện tại để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là phương pháp giúp chống tình trạng sung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang. Bên cạnh đó, với những trẻ mắc bệnh viêm xoang ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang và làm ẩm mũi, lỏng dịch tiết giúp lông di chuyển, hoạt động tốt hơn.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
- Amoxicilline là kháng sinh chọn lựa ban đầu, nếu trẻ dị ứng với Amoxicilline thì kháng sinh thay thế là Erythromycine, Bactrim.
- Các kháng sinh thế hệ mới như Augmentine, Cefachlor thay cho Amox nếu bị lờn thuốc, Azithromycine, Clarithromycine thay cho Erythromycine v.v…
Thời gian điều trị viêm xoang cho trẻ từ 7-14 ngày. Trường hợp, sử dụng kháng sinh ban đầu chỉ nên áp dụng trong vòng 2-3 ngày. Nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ điều trị để đổi kháng sinh.
2 – Ðiều trị hỗ trợ
Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số cách điều trị hỗ trợ, giúp bệnh tình của trẻ nhanh chóng được cải thiện. Đây cũng là cách để các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả nhất.
- Hút mũi, rửa mũi: Các bậc cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Đây là cách giúp tránh tình trạng ứ đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng, hạn chế sự lan rộng của dịch tiết cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị.
- Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ: Vào mùa lạnh nên cho trẻ mặc ấm và tắm bằng nước ấm. Khi cho trẻ ra ngoài đường, mẹ cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất và nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi.
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây chứa vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng.
Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh viêm xoang, tốt nhất, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám. Đây là cách giúp điều trị và kiểm soát bệnh viêm xoang kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
→ Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!