Bên cạnh việc dùng các loại thuốc Tây y, chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian cũng có thể giúp người bệnh giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh. Sau đây chuyenkhoataimuihong.com sẽ mách bạn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian lành tính.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý về tai mũi họng không quá nguy hiểm những lại khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi vì những triệu chứng xuất hiện dai dẳng. Đồng thời, bệnh tương đối khó điều trị và dễ tái phát khi người bệnh không cẩn thận trong tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Theo đó khi mắc bệnh, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ nhận thấy cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, cơ thể suy nhược, đau nhiều tại vùng đầu, viêm mũi dị ứng khiến người bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn hắc hơi bất ngờ kéo dài liên tục và không thể kiểm soát, quầng thâm mắt bắt cũng theo đó mà hiện ra một cách rõ rệt. Đồng thời, bệnh viêm mũi dị ứng còn khiến niêm mạc mũi liên tục tiết chất dịch nhầy gây ứ động tạo nên cảm giác ngứa mũi, chảy mũi và nghẹt mũi kéo dài, xuất hiện những cơn ho khan và ho có đờm dai dẳng…
Để có thể giúp xoa dịu đi những triệu chứng thì việc chữa bệnh đúng cách đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc dùng thuốc kháng viêm, chống dị ứng, bệnh nhân cũng có thể lưu lại và áp dụng cho mình một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian bằng dân gian vừa an toàn lại dễ thực hiện tại nhà.
Mách bạn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian
Trên thực tế, có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh cũng như bài trừ những triệu chứng khó chịu trong một thời gian ngắn. Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và cơ địa của từng người mà lựa chọn cho mình một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian dưới đây:
1. Dùng hoa ngũ sắc chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Hoa ngũ sắc trong dân gian người ta còn quen gọi chúng bằng cây hoa cứt lợn hay thậm chí là cây cỏ hôi. Trong Đông y loại dược liệu này có khả năng chữa các bệnh lý về tai mũi họng. Đặc biệt hoa ngũ sắc nổi tiếng có khả năng chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng tốt và an toàn, có tác dụng cắt ngang những triệu chứng khó chịu.
Nguyên liệu:
- 100 gram hoa ngũ sắc tươi
- Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng
Cách thực hiện:
- Hoa ngũ sắc mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Cho phần hoa ngũ sắc đã rửa vào một cối nhỏ và thực hiện giã nát
- Vắt lấy phần nước cốt
- Người bệnh thực hiện vệ sinh sạch mũi bằng nước muối sinh lý
- Dùng một ít bông gòn thấm vào phần nước cốt hoa ngũ sắc sau đó nhét nhẹ nhàng vào hai bên lỗ mũi bị đau trong khoảng 20 phút
- Dùng 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Bệnh nhân cần áp dụng cách này từ 3 đến 5 ngày để nhận thấy được công dụng.
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Trong Đông y ké đầu ngựa mang trong mình tính bình, chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể giảm nhanh những cơn đau, cắt giảm chứng ho và chống dị ứng với các tác nhân gây hại, những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao.
Nguyên liệu: 100 gram ké đầu ngựa
Cách thực hiện:
- Ké đầu ngựa mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Thực hiện sao ké đầu ngựa cho đến khi loại dược liệu này chuyển sang màu xám
- Để nguội bớt và tán thành bột mịn
- Cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô mát
- Khi dùng, người bệnh cần lấy 4 gram bột ké đầu ngựa cho vào một ly thủy tinh nhỏ cùng với 150 ml nước ấm
- Khuấy đều cho đến khi phần bột tan hết
- Uống ngay khi còn ấm
- Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) cho đến khi hết bệnh.
3. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu rất nổi tiếng trong việc chữa các bệnh lý về tai mũi họng được mọi người tin tưởng và áp dụng. Những hoạt chất trong loại dược liệu này đều có khả năng làm giảm kích ứng cho mũi, giúp xoa dịu đi những cơn đau đồng thời có tác dụng kháng viêm tốt.
Nguyên liệu: 100 gram lá ngải cứu và ngọn thân non
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu và ngọn thân non mang đí rửa sạch qua nhiều nước
- Mang phần lá ngải cứu và ngọn thân non đã rửa phơi tại những nơi có gió nhẹ trong khoảng 8 giờ để loại dược liệu này có thể héo bớt
- Mang lá ngải cứu và ngọn thân non giã tơi ra và đặt vào một miếng giấy nhỏ sau đó cuốn miếng giấy thành hình điếu thuốc
- Thực hiện đốt và hơ đều trên một số huyệt nằm tại đỉnh đầu (lưu ý không để phần thuốc ngải cứu quá gần với đầu để tránh khỏi việc cháy xém tóc)
- Dùng 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
4. Sử dụng bèo cái tươi trị viêm mũi dị ứng
Với phương pháp này, bạn cần áp dụng đúng cách, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ ngứa ngáy rất khó chịu.
Nguyên liệu:
- 100 gram bèo cái tươi
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Bèo cái tươi loại bỏ hết phần rễ và mang đi rửa sạch
- Ngâm bèo cái tươi trong một thau nước muối nhỏ khoảng 5 phút để giúp làm sạch, tiêu diệt các tác nhân gây hại còn cư trú trên loại dược liệu này
- Vớt bèo cái tươi ra ngoài, để ráo nước hoặc mang đi sấy cho khô
- Cho bèo cái tươi vào một cối nhỏ và thực hiện giã nhuyễn
- Vắt lấy phần nước cốt
(Cách 1)
- Cho nước cốt bèo cái tươi cùng với 150ml nước ấm vào một tách nhỏ, khuấy đều
- Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
(Cách 2)
- Lấy một củ gừng nhỏ cạo vỏ và rửa sạch với nước. Sau đó để ráo nước
- Thái gừng đã rửa thành từng lát mỏng và cho vào một cối nhỏ
- Thực hiện giã nhuyễn
- Cho nước gừng đã giã nhuyễn, nước cốt bèo cái tươi và 20ml mật ong nguyên chất vào tách thủy tinh
- Trộn đều cho đến khi phần mật ong có thể tan hết
- Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Người xưa khuyên người bệnh áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày, đều đặn trong 3 đến 5 ngày.
Khi sử dụng những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian tại nhà, người bệnh cần thực hiện đúng cách mới đem lại tác dụng. Tuy nhiên những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian không thể thay thế hoàn toàn đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng của các bác sĩ chuyên khoa mà chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ công cuộc chữa bệnh trở nên suông sẻ và nhanh chóng hơn, làm thuyên giảm những triệu chứng khó chịu. Nên bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần lưu ý tuyệt đối không bỏ thuốc.
Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc dân gian, nếu người bệnh nhận thấy bệnh tình không thể thuyên giảm hoặc xuất hiện những dấu hiệu kỳ lạ khác, cần đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra, cho ra chính xác mức độ phát triển bệnh lý, đồng thời hướng dẫn xử lý và điều trị kịp thời.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!