Viêm phế quản có lây không? Phòng tránh như thế nào?

Vấn đề bệnh viêm phế quản có lây không đang khiến nhiều người thắc mắc khi phải tiếp xúc với bệnh nhân. Để giải đáp vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi cụ thể ở bài viết dưới đây.

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là tình trạng viêm tại niêm mạc của các phế quản. Đây là căn bệnh phổ biến ở rất nhiều trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Khi mắc bệnh viêm phế quản, trẻ thường có dấu hiệu ho kéo dài trong nhiều ngày. Cơn ho xuất hiện liên tục khiến trẻ thường xuyên bị đau tức ngực, khó thở.

Viêm phế quản có lây không?
Viêm phế quản có lây không? Thắc mắc của không ít bệnh nhân

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau rát cổ, ho thường xuyên, đau tức ngực,… Viêm phế quản được chia thành 2 dạng viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, cũng có thể là do nhiễm lạnh hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn. Lúc này, niêm mạc phế quản bị viêm, kích thích thường xuyên, ho dai dẳng và kéo dài thường do hút thuốc lá gây ra.

Viêm phế quản có thể lây lan từ người sang người

Viêm phế quản là căn bệnh có thể lây lan sang những người xung quanh theo nhiều con đường khác nhau. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng với căn bệnh này. Thông thường bệnh viêm phế quản sẽ lây lan cho người khác theo 2 con đường:

Viêm phế quản có thể lây lan
Viêm phế quản có thể lây từ người này sang người khác

# Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh

Viêm phế quản là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ dễ dàng lan truyền vi khuẩn sang cho người khác. Chính vì thế, người thân trong gia đình, bạn học cùng lớp và những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với người bệnh dễ mắc phải căn bệnh này nhất.

# Lây truyền qua việc sử dụng các vật dụng cá nhân chung

Nhiều người cho rằng bệnh viêm phế quản không lây lan nếu không tiếp xúc với bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số bệnh nhân mắc phải bệnh viêm phế quản do sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt, quần, áo,…

Các giai đoạn hình thành và phát triển của bệnh viêm phế quản khi bị lây nhiễm

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm phế quản
Các giai đoạn hình thành và phát triển của bệnh viêm phế quản khi bị lây nhiễm

  + Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi tiếp xúc với những giọt nước bắn ra từ người bị nhiễm siêu vi hô hấp, bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ không có bất cứ một triệu chứng gì. Chính vì thế, rất nhiều bệnh nhân sẽ chủ quan và không biết bản thân mình mắc bệnh.

  + Giai đoạn viêm long hô hấp trên: Người bệnh có các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng; có triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể làm cho người khác bị lây nếu có tiếp xúc lân cận.

  + Giai đoạn viêm phế quản cấp: Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho. Ban đầu là ho khan sau đó là ho có đờm, đờm có thể màu trắng hoặc đục, màu vàng, xanh. Một số trường hợp bệnh nhân có thể ho ra máu do ho quá nhiều, người bệnh thấy đau rát sau xương ức. Cảm giác này sẽ tăng lên mỗi khi bệnh nhân bị ho.

  + Giai đoạn phục hồi: Các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân thuyên giảm dần. Triệu chứng này có thể phục hồi trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày trong hầu hết các trường hợp.

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phế quản

Để phòng tránh mắc bệnh viêm phế quản, mọi người nên tuân thủ một số yêu cầu sau:

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phế quản
Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phế quản
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản, tránh lây lan virus gây bệnh.
  • Không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Khi đi ra ngoài, người bệnh nên tiến hành đeo khẩu trang để tránh tình trạng tiếp xúc với bụi bẩn và virus gây bệnh.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng các loại thực phẩm.
  • Tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm, viêm phổi theo quy định.
  • Nếu bạn phải chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản, bạn nên đeo khẩu trang, tránh nguy cơ mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề: Bệnh viêm phế quản có lây không? Vì bệnh viêm phế quản có thể lây lan sang người khác nên mọi người cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, nếu chẳng may mắc bệnh viêm phế quản, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:27 - 05/06/2023

Bình luận

Viêm phế quản có lây không? Phòng tránh như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *