Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè phải làm sao ?

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè phải làm sao? Ba mẹ tham khảo thêm thông tin dưới đây để hiểu hơn về bệnh và tìm ra giải pháp xử lý nỗi lo này.

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè phải làm sao ?
Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè phải làm sao ?

Thở khò khè và ho là một trong những triệu chứng khiến bậc cha mẹ vô cùng bất an khi bé mắc những bệnh lý về đường hô hấp. Theo đó khi mắc bệnh, bé sẽ liên tục thở và phát ra những tiếng khò khè, thở rít không đều nhau, hơi giống với tiếng ngáy và mẹ sẽ nghe tiếng động này rõ hơn khi thực hiện áp tai vào vùng mũi và miệng của bé những khi bé ngủ. Bên cạnh đó, đôi khi trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện những cơn ho dai dẳng không khỏi trong một thời gian dài khiến vùng cổ họng bị đau buốt dẫn đến bỏ bú.

Những nguyên nhân gây ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Thông thường khi bị tác động mạnh bởi các nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus cùng với đó là sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại này một cách mạnh mẽ dẫn đế phế quản ở trẻ nhỏ bị co thắt, có dầu hiệu phù nề và sưng to hơn mức bình thường gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và ho.

Ngoài ra khi trẻ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, cảm cúm, sốt vùng niêm mạc mũi sẽ tiết ra một lượng lớn các dịch nhầy mủ gây ứ động tại mũi và thoát ra ngoài bằng cách tiết xuống vùng cổ họng. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh để khiến lượng dịch mủ thoát ra ngoài là vô cùng khó khăn nên phần lớn lượng dịch này sẽ động lại tại vùng cổ gây viêm nhiễm nặng dẫn đến trẻ bị ngứa họng và xuất hiện nhưng cơn ho. Mặt khác số dịch mủ còn lại sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông không khí tại cuống phổi hoặc phế quản dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.

Bên cạnh đó nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè còn xuất phát từ nhiều bênh lý khác nhau và không thể đoán trước được mức độ nguy hiểm của những bệnh lý này. Do đó mẹ cần phải xác định rõ những nguyên nhân gây chứng ho và thở khò khè ở bé để tìm ra hướng giải quyết và điều trị sao cho hợp lý nhất.

Theo đó chứng ho và thở khò khè có thể là triệu chứng chứng tỏ trẻ sơ sinh đang mắc phải những bệnh lý dưới đây:

  • Khi mắc các bệnh lý về đưởng hô hấp nhất là bệnh viêm phế quản, viêm phổi hay thậm chí là hen suyễn, trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng xuất hiện triệu chứng thở khò khè, kèm theo đó là chứng ho nhẹ.
Bệnh viêm phế quản khiến trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè
Bệnh viêm phế quản khiến trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè không khỏi
  • Đối với những trẻ có cơ địa bị dị ứng và thường xuyên xuất hiện nhiều hiện tượng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày cũng khiến trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè. Theo đó các acid, pepsin, axit hay thậm chỉ là lượng thức ăn (sữa) bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và vùng họng khiến vùng thực quản và niêm mạc họng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã thúc đẩy quả trình viêm nhiễm và gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè và ho do xuất hiện chứng mềm sụn thanh quản, các mạch máu lớn chen lấn nhau và chèn mạnh vào vùng thanh quản của trẻ gây khó thở, thở khò khè.
  • Triệu chứng ho và thở khò khè sẽ xuất hiện rõ nhất khi bé mắc phải bệnh viêm thanh phế quản cấp tính.
  • Viêm amidan cấp tính khiến trẻ thở khò khè và ho kèm theo đờm mủ đặc có màu vàng hoặc màu xanh sẫm. Đồng thời vùng họng, niêm mạc họng và cằm cũng bị sưng to.
  • Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh hoặc đối với những trẻ có dấu hiệu bị dị tật cả đường thở và hệ hô hấp, bị xơ sợi bẩm sinh, trẻ sơ sinh bị dị tật hộp sọ hay thậm chí là u phổi đều xuất hiện triệu chứng ho và thở khò khè.
  • Mẹ thường xuyên cho bé nằm khối quá cao, mặc đồ cho trẻ quá dày hoặc quá chật, cho bé ngủ sấp và đắp quá nhiều chăn cũng khiến cản trở việc lưu thông đường thở và hệ hô hấp của bé. Điều này dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh mắc chứng ho và thở khò khè.

Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho và thở khò khè?

Khi nhận thấy trẻ bị ho và thở khò khè mẹ cần quan sát thật kỹ những triệu chứng cũng như những dấu hiệu đi kèm, đưa bé thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ, Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ nắm bắt được chính xác mức độ phát triển bệnh lý và đưa ra hướng điều tri kịp thời. Ngoài ra mẹ cũng nên thực hiện những điều sau đây:

1. Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối

Bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế mẹ cũng nên thực hiện những bước rửa mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp bé loại bỏ lượng đờm mủ đang ứ động tại vùng mũi, các hốc xoang và vùng họng khiến đường thở của bé trở nên thông thoáng hơn hạn chế những tiếng thở khò khè. Ngoài ra những hoạt chất trong muối sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại đang cư trú tại vùng họng. Đồng thời làm dịu đi những tổn thương tại vùng niêm mạc họng, giúp giảm nhanh triệu chứng ho.

Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối để chữa chứng ho và thở khò khè cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối để chữa chứng ho và thở khò khè cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng (100ml nước ấm hòa tan cùng 2,5 gram muối tinh)
  • Dụng cụ y tế chuyên dụng

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm nghiêng nhẹ sang một bên
  • Mẹ thực hiện nhỏ nước muối sinh lý từ 2 đến 3 giọt vào mũi của bé, sau đó ấn nhẹ và nhanh trong 3 giây
  • Cho phần đầu của bé nghiên về một bên còn lại và thực hiện những bước tương tự
  • Để nguyên trạng thai này trong 5 phút
  • Mẹ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng đặt vào mũi bé và hút sạch phần dịch nhầy ra ngoài. Hoặc mẹ cũng có thể dùng tăm bông thấm sạch lượng dung dich muối còn đang đọng lại bên trong mũi bé
  • Mẹ cần thực hiện cho bé 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) để có thể giúp cơ thể bé ổn định hơn, chứng ho và thở khò khè cũng không còn.

2. Mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi

Mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng mũi, cổ, ngực khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài. Điều này sẽ giúp hạn chế việc bé thường xuyên bị cảm cúm, sốt, mắc bệnh về hệ hô hấp dẫn đến ho và thở khò khè

3. Cho trẻ uống nhiều nước

Việc mẹ cho trẻ uống nhiều nươc sẽ giúp làm loãng dịch nhầy mủ và giúp lấy chúng ra dễ dàng hơn. Đồng thời việc uống nhiều nước sẽ giúp làm mát vùng cổ họng, sạch họng và giảm triệu chứng ho.

3. Dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé

Việc dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vừa mới tắm sẽ giúp bé tránh khỏi triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp lưu thông mũi cho bé, giúp bé tránh được chứng thở khò khè, giữ ấm và khiến bé dễ ngủ hơn.

Trường hợp nào nên đưa trẻ đi khám?

Khi mẹ nhận thấy bé xuất hiện chứng ho và thở khò khè cùng với đó là nhiều dấu hiệu lạ khác, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đưa ra nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ phát triển bệnh lý, đồng thời tiến hành xử lý và điều trị bệnh kịp thời. Theo đó những trường hợp mà mẹ nên đưa trẻ đi khám bao gồm:

  • Bé xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho thành từng cơn, đồng thời lòng ngực đập mạnh, cơ thể tím tái và xanh xao… khi đó mẹ nên đưa bé đến bệnh việc ngay lập tức.
  • Trẻ xuất hiện chứng ho, thở khò khè cùng với đó là triệu chứng sốt cao, nôn mửa
Đưa trẻ đi khám khi nhận thấy có dấu hiệu ho, thở khò khè, sốt cao, nôn mửa
Đưa trẻ đi khám khi nhận thấy có dấu hiệu ho, thở khò khè, sốt cao, nôn mửa
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi khi có dấu hiệu thở khò khè cần được đi khám ngay
  • Mẹ cần đưa bé đi khám đối với trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè trong một thời gian dài không khỏi. Nếu triệu chứng này vẫn kéo dài liên tục đến tuần thứ 3 mẹ nên đưa bé đi khám để chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời
  • Mẹ nên đưa bé đi khám trong trường hợp bé đang bị hen suyễn hoặc có tiền sử bị hen suyễn, kèm theo đó là dấu hiệu thở gấp, khó thở để được chữa bệnh.

Triệu chứng ho và thở khò khè đối với trẻ sơ sinh tương đối nguy hiểm và không thể điều trị dứt điểm nếu không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như không có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra mẹ tuyệt đối không được phép tự ý đoán bệnh và cho trẻ uống thuốc mà không có bất cứ đơn thuốc nào. Do đó tốt nhất mẹ vẫn nên đưa bé đến cơ sơ y tế để được thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:18 - 05/06/2023

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè phải làm sao ?

Bình luận (3)

  1. phương linh Trả lời

    Bé e mới 10ngày tuổi bị ho với bị đờm ở mũi ..làm sao cho bé khỏi đây ạ..

  2. Luulan Trả lời

    Be nha minh con 4ngay nua la ra thang ma moi bj tho kho khe va ho so mui minh faj lam sao co sao ko

  3. đỗ thị hiền Trả lời

    bé nhà mình 4thang rưỡi. trc thỉnh thoảng ho có đờm trong cổ họng mình có cho uống các bài thuốc dân gian và siro ích nhi thì chớ ra đờm nhưng 1,2 hnay bé ho nhiều hơn cả về đêm và khò khè nhiều hơn. cho bé đi khám bs gần nhà bán cả kháng sinh mà uống chưa đỡ. xin hỏi đó là hiện tượng bệnh gì và chữa tn ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *