Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh?

Hắt hơi sổ mũi là một trong vô số những triệu chứng xuất hiện rất phổ biến khi thời tiết trở lạnh. Vậy hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.

Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để "loại bỏ" bệnh?
Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh?

I. Nguyên nhân gây chứng hắt hơi sổ mũi

Khi bắt gặp những tác nhân gây hại có khả năng xâm nhập, đúng lúc đó cơ thể sẽ đột nhiên có cơ chế tự vệ riêng của mình tạo nên phản xạ hắt hơi. Điều này sẽ giúp chống đẩy và ngăn ngừa những chất kích thích đột nhập vào hệ hô hấp của cơ thể. Nhưng khi phản xạ này không thể chống đỡ nổi sẽ gây nên tình trạng sổ mũi. Lúc đó vùng niêm mạc mũi sẽ tiết nhiều dịch nhầy chứa các loại vi khuẩn và kháng thể cùng nhau thoát ra ngoài gây nên hiện tượng cảm cúm, chảy mũi, nghẹt mũi…

Hắt hơi và sổ mũi không phải là một dạng triệu chứng của những bệnh nguy hiểm, mà nó chỉ là một dạng viêm mũi dị ứng thông thường khi cơ thể không có sức đề kháng, suy yếu hệ miễn dịch dẫn đến hệ hô hấp không có sức chống đẩy vi khuẩn ra bên ngoài. Ngoài ra đó còn là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Vì thế người bệnh không cần phải quá lo lắng.

Nguyên nhân gây chứng hắt hơi sổ mũi
Những nguyên nhân gây chứng hắt hơi sổ mũi

Một số tác nhân gây hại thường gặp có thể kể đến như:

  • Thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài khiến cơ thể không thể thích nghi
  • Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, khí thải, hóa chất, chất tạo màu…
  • Niêm mạc mũi suy yếu và có tiền sử bị dị ứng khi gặp các tác nhân gây hại như: Khói bụi, nấm móc, phấn hoa, lông thú cưng, nước hoa…
  • Độ ẩm thất thường cũng là nguyên nhân gây nên bệnh hắt hơi, sổ mũi
  • Các chất kích thích: Khói thuốc lá…

II. Hắt hơi sổ mũi nên uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh

Hắt hơi và sổ mũi là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp các tác nhân gây hại. Nên việc điều trị những triệu chứng này cũng vô cùng đơn giản thông qua nhiều cách loại bỏ bệnh khác nhau.

1. Chữa hắt hơi sổ mũi bằng thuốc Tây y

Đầu tiên chúng ta có thể kể đến cách chữa hắt hơi sổ mũi bằng thuốc Tây y. Bởi đây là phương pháp hữu hiệu và được nhiều bệnh nhân chọn lựa cho việc điều trị vài ngày. Tuy nhiên bạn chỉ nên chữa hắt hơi sổ mũi bằng thuốc Tây y trong một thời gian nhất định, không nên dùng dai dẳng lâu ngày và lạm dụng.

Thông thường những loại thuốc được bác sĩ chỉ định và kê đơn đều là những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, làm giảm triệu chứng và đẩy lùi các tác nhân gây hại. Nhưng những dược phẩm này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Mặt khác nếu dùng trong một thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc quá mức sẽ gây nên tình trạng lờn thuốc khiến hắt hơi sổ mũi chuyển sang nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thuốc không có tác dụng cho những lần chữa bệnh sau này, có tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y điều trị lâu ngày.

Chữa hắt hơi sổ mũi bằng thuốc Tây y
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng thuốc Tây y

Đối với trẻ nhỏ, mẹ cần tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh và mua các loại thuốc kháng sinh để chữa hắt hơi sổ mũi cho bé mà không có bất cứ một đơn thuốc nào. Vì ngoài những điều không mong muốn trên, thuốc còn gây nhiều tác dụng phụ khác cho trẻ. Cụ thể như gây nên tình trạng chậm lớn, ảnh hưởng não bộ, đau dạ dày, nóng trong người…

Bên cạnh đó khuyến cáo không nên dùng thuốc Tây y cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng cần thăm khám và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết tích cực nhất và thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ.

2. Chữa hắt hơi sổ mũi bằng các bài thuốc dân gian

Thay vì việc sử dụng thuốc Tây y lâu ngày gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên thử sử dụng những bài thuốc dân gian chữa hắt hơi sổ mũi dưới đây. Theo đó những dược liệu được kê trong các bài thuốc này đều là những vị thuốc lành tính, an toàn mà cách thức thực hiện cũng vô cùng đơn giản.

Uống trà hoa cúc chữa hắt hơi sổ mũi

Trong Đông y trà hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn và có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt. Ngoài ra trà hoa cúc còn là một vị thuốc an thần nhẹ giúp cơ thể thông thoáng, thoải mái hơn.

Uống trà hoa cúc chữa hắt hơi sổ mũi
Phương pháp dùng trà hoa cúc chữa hắt hơi sổ mũi

Nguyên liệu: Hoa cúc khô

Cách thực hiện:

  • Cho hoa cúc khô và một lượng nước nóng thích hợp vào một ly nhỏ
  • Thực hiện hãm trong khoảng 20 phút là có thể dùng được
  • Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối trước khi ngủ).

Dùng trà hoa cúc hằng ngày không những giúp bạn trị chứng hắt hơi sổ mũi mà còn giúp làm tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Uống nhiều nước ép trái cây chữa hắt hơi sổ mũi

Việc uống nhiều nước ép trái cấy chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt. Bởi phần lớn nước ép trái cây đều chứa một lượng lớn các loại vitamin. Điều này giúp cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng theo đó mà được nâng cao. Ngoài ra các vitamin này còn hỗ trợ rất nhiều trong việc chống đẩy các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển.

Đặc biệt người bệnh nên sử dụng những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, quất… Vì những loại trái cây này còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn một cách mạnh mẽ.

Uống nhiều nước ép trái cây chữa hắt hơi sổ mũi
Uống nhiều nước ép trái cây chữa hắt hơi sổ mũi

Cách thực hiện:

  • Trái cây mang đi ép lấy phần nước và bỏ xác
  • Cần thêm đường cho những loại trái cây có vị chua nhanh như cam, chanh, quất, quýt…

Chữa hắt hơi sổ mũi bằng cách dùng lá trà xanh

Lá trà xanh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt. Không dừng tại đó trong loại dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều hòa cơ thể, thải độc gan, rất tốt cho sức khỏe.

Chữa hắt hơi sổ mũi bằng cách dùng lá trà xanh
Công thức chữa hắt hơi sổ mũi bằng cách dùng lá trà xanh đơn giản

Nguyên liệu:

  • Lá trà xanh
  • Mật ong nguyên chất
  • Chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Lá trà xanh mang đi rửa sạch và để ráo nước
  • Một phần chanh tươi mang đi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Phần còn lại bổ đôi và chắt lấy nước
  • Cho lá trà xanh và 150ml nước nóng vào tách. Thực hiện hãm trong 20 phút
  • Cho 1 muỗng cafe mật ong và nước cốt chanh vào trà và khuấy đều
  • Thêm 1 lát chanh vào hỗn hợp trà xanh mật ong chanh là có thể dùng được
  • Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối trước khi ngủ).

Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng gừng tươi

Gừng không chỉ là một loại dược liệu quen thuộc trong mỗi bữa ăn hằng ngày mà chúng còn là một loại dược liệu rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng, nhiễm khuẩn. Đặc biệt gừng chữa hắt hơi sổ mũi đạt hiệu quả cao.

Mặt khác gừng có vị cay, tính ấm, trong loại dược liệu này còn chứa một lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại, làm ấm cơ thể.

Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng gừng tươi
Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng gừng tươi an toàn hiệu quả

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ và rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho gừng đã thái vào một tách nước sôi
  • Thực hiện hãm trong 20 phút
  • Thêm 10ml mật ong nguyên chất để tăng cường vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).

Đối với những phương pháp chữa hắt hơi sổ mũi bằng các bài thuốc dân gian có chứa mật ong, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng những cách điều trị này. Bởi trong mật ong chứa một ít hoạt chất gây hại cho trẻ dưới 1 tuổi, từ 1 tuổi trở lên thì không bị ảnh hưởng.

III. Những cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hắt hơi sổ mũi

Bên cạnh những cách điều trị bệnh bằng Tây y và các bài thuốc dân gian, bạn cần sử dụng thêm những cách phòng ngừa bệnh hắt hơi sổ mũi. Điều này không chỉ hạn chế được tỉ lệ xuất hiện bệnh lý mà còn hỗ trợ điều trị hắt hơi sổ mũi rất tốt đối với những người đang mắc phải căn bệnh khó chịu này.

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hắt hơi sổ mũi
Giữ ấm cơ thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hắt hơi sổ mũi
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh thất thường hoặc mùa đông kéo dài. Đặc biệt nên giữ ấm vùng cổ và ngực
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và các loại vitamin cho cơ thể để góp phần làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch được cải thiện, khả năng chống và việc điều trị bệnh cũng được nâng cao
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
  • Thường xuyên rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng nhằm tăng tính kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại
  • Bổ sung chất quercetin cho cơ thể ở dạng thuốc hoặc ăn các loại rau củ quả như: Táo, hành tây đỏ, cà chua…
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại như: Khói bụi, nấm móc, khí thải, hóa chất… bằng cách mang khẩu trang khi ra đường
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế nuôi thú cưng trong nhà
  • Sống và làm việc tại những nơi thoáng mát, trong lành.

Trên đây là những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như vấn đề hắt hơi sổ mũi dùng cách gì để chữa “dứt điểm” bệnh mà chuyenkhoataimuihong.com đã cúng cấp cho bạn. Bên cạnh đó còn là những cách phòng ngừa hắt hơi sổ mũi hiệu quả mà bạn nên áp dụng để giảm tỉ lệ mắc bệnh của mình và người thân. Tuy nhiên cần thăm khám tại các cơ sở y tế và báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:25 - 05/06/2023

Bình luận

Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh?

Bình luận (7)

  1. Thìn Trả lời

    Làm có được đâu

  2. Ba thằng cu tí Trả lời

    Xoa ấm huyệt dũng tuyền dứoi lòng bàn chân cho bé,xoa tí dầu cù là hay dầu nóng vào huyệt này ,mang vớ cho bé.Nếu nghẹt mũi lấy đầu ngón tay út ấn vào dưới cánh(huyệt nghinh hương) mũi 1-2 phút mỗi lần/ngày 3,4 lần.Nếu vẫn còn sổ mũi nhiều lấy củ gường bẰNG NGÓN CHÂN CÁI VÀ NHÚM MUỐI SỐNG (muuói chưa rang ) giả nát lấy nước thấm vào bông gòn đặt vào huyệt dũng tuyền rồi băng lại,mang vớ vòa cho khỏi rơi ra ( 15 phút thăm một lần phòng ngừa npóng quá làm bé bỏng lòng bàn chân)

  3. THỰC Trả lời

    Trung tâm thuốc dân tộc là ở đâu bác, tôi search nó chỉ ra địa chỉ là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thôi. Bài đấy đây http://www.thuocdantoc.org/thuoc-dong-y-dac-tri-benh-viem-amidan-viem-thanh-quan-ho.html

  4. Nguyễn Ngọc Thuận Trả lời

    Con toi 5 tuổi Bi viêm viem đường ho hap trên bao gom ca triệu chưng hắt hoi xô mui muon chua dut điểm thi phai điều tri bang cach nao o dau xin tu van dum (nhung cach tren da thu ap dung nhung k co hieu quả)

    1. Phan Thị Xuân Trả lời

      Mẹ nó cho con ra TMH trung ương khám chưa bs kê thuốc cho uống k khỏi à?

    2. Huỳnh Thanh Mai Trả lời

      Tôi đoán kiểu gì cũng cho con khám ở TMH rồi nhưng chắc là không khỏi. Hay các mẹ thử đưa con đến chỗ bác sỹ Hòa ở Thanh Nhàn xem, tôi thấy nhiều người cũng cho con đến bác này chữa. Hoặc ko thì theo đông y cũng được thuốc nó lành chứ nhiều khi đến các BS lại kê kháng sinh cũng ko tốt đâu. Mẹ nó cứ tham khảo xem. Nếu chữa đông y thì cho con khám ở trung tâm thuốc dân tộc ấy, chỗ đấy tốt mà có tiếng từ lâu rồi nên cũng yên tâm.

  5. Phương Trả lời

    Nếu áp dụng những cách này mà vẫn k đc thì làm thế nào ah?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *