Tôi bị đổ nước mũi khi ngồi trong máy lạnh

Tôi bị đổ nước mũi khi ngồi trong máy lạnh thường xuyên đến mức coi cái điều hòa như là “kẻ thù”. Bị viêm xoang mãn tính nên cố gắng dùng nhiều biện pháp phòng tránh viêm xoang tái phát nhằm hạn chế tối đa nguy cơ các chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu,… làm phiền. Nhưng là dân văn phòng, nhất là ở Sài Gòn nên điều hòa luôn được sử dụng để chống đỡ với thời tiết nắng nóng nơi đây. Cứ những ngày nắng nóng, nhiệt độ hạ quá thấp là nước mũi lại chảy, kèm theo đó là một loạt các triệu chứng viêm xoang khác khiến tôi mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào công việc được. Không biết có cách nào để “sống chung với lũ” không?

Mong sớm nhận được câu trả lời từ bác sĩ ạ!

(Nguyễn Hải Anh – Tp.HCM)

*Tư vấn bạn đọc:

Không thể phủ nhận được lợi ích của điều hòa, nhưng các bác sĩ cũng đã báo động về tình trạng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp do dùng điều hòa ngày càng gia tăng. Có thể giải thích như sau:

Vì sao bệnh viêm xoang nặng hơn khi ngồi điều hòa?

toi-bi-do-nuoc-mui-khi-ngoi-trong-may-lanh

  • Không khí trong phòng được máy lạnh lọc qua đã bị hút hết độ ẩm nên rất khô, làm mạch máu co lại, thân nhiệt giảm xuống gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ thể. Đây là điều kiện sống lý tưởng cho các vi khuẩn gây nên các bệnh về đường hô hấp, như: viêm họng, viêm thanh quản,… và không ngoại trừ bệnh viêm xoang. Nguyên nhân gây viêm xoang cũng từ đây và tái phát cũng vì lý do này, bởi: Không khí quá khô còn gây khô niêm mạc mũi, là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của mũi xoang, làm gia tăng nguy cơ viêm xoang tái phát.
  • Nhiệt độ trong phòng quá thấp sẽ gây ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khi ra ngoài, tạo ra các triệu chứng ngạt mũi, đau họng, chảy dịch mũi,… và khiến triệu chứng bệnh viêm xoang nặng hơn.
  • Người thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh còn có nguy cơ cao bị nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila – vi trùng thường trú ẩn trong các ống nước của máy lạnh. Làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang của người bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Làm thế nào để phòng viêm xoang khi dùng điều hòa?

Để tận dụng được cái lợi và tránh được những tác hại không đáng có do máy lạnh gây ra bạn cần biết một số nguyên tắc khi dùng điều hòa sau:

– Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi đi ngoài nắng nóng về không nên vào phòng điều hòa với nhiệt độ thấp mà nên ngồi một lúc rồi vào. Đồng thời, ở trong phòng điều hòa khi ra ngoài nên mở cửa phòng, đợi một lúc cho quen với môi trường xung quanh rồi mới đi ra ngoài.

– Không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời. Nhiệt độ phòng nên để từ 26-28 độ C.

 toi-bi-do-nuoc-mui-khi-ngoi-trong-may-lanh1

– Sử dụng máy tạo độ ẩm bằng phun sương hoặc có thể đặt một chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm, tránh làm khô niêm mạc mũi.

– Khi không bật điều hòa nên mở cửa phòng cho thông thoáng; mỗi ngày tắt điều hòa ít nhất 2 lần và mở hết các cửa, bật quạt để đẩy hết không khí tù đọng ra ngoài.

– Vệ sinh định kỳ máy lạnh để vi khuẩn, bụi bặm không có nơi trú ngụ gây bệnh.

Bên cạnh đó, bản thân bệnh nhân viêm xoang cũng nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bạn có thể tham khảo bài viết: Bệnh viêm xoang kiêng ăn gì và nên ăn gì để rõ hơn. Ngoài ra, có thể xông mũi bằng hơi nước thường xuyên sẽ thấy dễ chịu hơn; và nên vệ sinh mũi họng hàng ngày sạch sẽ và đúng cách, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng sẽ tốt hơn.

Chúc bạn sức khỏe!

Cập nhật lúc 23:10 - 05/06/2023

Bình luận

Tôi bị đổ nước mũi khi ngồi trong máy lạnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *