Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ. Tuy nhiên, bệnh thường xuyên tái phát sẽ gây ra nhiều biến chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả các bậc cha mẹ cần phải trang bị một số kiến thức cần thiết để chủ động trong việc chăm sóc trẻ khi các bé mắc phải căn bệnh này.

Vốn dĩ viêm mũi dị ứng là căn bệnh  mãn tính thường hay tái phát khi gặp phải một số tác nhân gây bệnh như thời tiết thay đổi, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, dị ứng phấn hoa hoặc các loại sữa tắm cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn rất kém..Khi bệnh phát triển sẽ có những biểu hiện cụ thể như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều gây khó chịu cho trẻ thậm chí bệnh lâu ngày trẻ sẽ  có nguy cơ bị viêm xoang, viêm họng.

Chia sẻ từ bác sĩ Trần Thị Thanh Hồng chuyên khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng: Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ không khó nhưng yêu cầu các bậc cha mẹ cần phải có những kiến thức hiểu biết về căn bệnh này. TỪ đó mới có những biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ phù hợp thì bệnh mới có thể khắc phục hiệu quả và hạn chế tái phát nhiều lần.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách

  1. Chế độ sinh hoạt cho trẻ:

+ Đối với các bé bị viêm mũi dị ứng do thời tiết thì cần phải chú ý, mỗi khi thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột các mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách: Mặc áo ấm, khăn choàng cổ, mang bao tay và tất chân cho trẻ, không cho trẻ để chân ướt trước khi đi ngủ nhé. Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh.

+ KHông cho trẻ tiếp xúc với một số dị nguyên từ lông thú nuôi trong nhà, các mùi nước hoa, sữa tắm, khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá, các chất thải từ khu công nghiệp….

+ Vệ sinh chỗ ngủ và nơi học tập của trẻ mỗi ngày, tránh bụi bẩn, nấm mốc ẩm ướt, không để trẻ ngồi máy lạnh nhiều… khiến bệnh tái phát thường xuyên.

+ Cần vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lí hoặc dùng chai nước xịt mũi xisat để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn, dịch mũi bám trong mũi trẻ.

+ Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sau mỗi lần vui chơi, không cho trẻ dùng tay bẩn hoặc các vật lạ ngoáy vào trong mũi dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.

+ Cho trẻ luyện tập tập các bài tập thể dục hít thở vào mỗi sáng sớm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng phòng chống  bệnh tật.

2. Chế độ ăn uống cho trẻ:

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng các bậc phụ huynh không cần phải quá kiêng cử chế độ dinh dưỡng cho trẻ mà các bạn hãy bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày.  Đặc biệt là tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và các loại vitamin C, E, A… chất béo omega 3, thực phẩm có tác dụng ấm bổ phế âm như gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua và các loại đậu giàu canxi  cần thiết…

+ Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội giúp làm loãng chất nhầy  bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng dễ khạc đờm tống bụi bẩn ra ngoài.

3. Các loại thảo dược chữa trị viêm mũi dị ứng:

  • Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng gừng:

Chuẩn bị 8g gừng tươi đã được làm sạch và thái thành lát mỏng, 16g cam thảo nước. Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc cùng với 1 lít nước lạnh. Khi sắc canh nước thuốc còn 300ml nước, chắc ra ngoài để nguội rồi cho trẻ uống trong ngày. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 thang. Kiên trì áp dụng trong thời gian 3-5 ngày các triệu chứng của bệnh có phần cải thiện nhanh chóng.

  • Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng quả táo đỏ:

Dùng 10-15 quả táo đỏ đem nấu lấy nước, chia nước thuốc làm 3 lần cho trẻ uống trong ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút. Uống nước táo đỏ có tác dụng  bổ dưỡng phế âm, thông mũi.

  • Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
 + Nguyên liệu cần có: Lá bạc hà, kim ngân hoa, hoa cúc.
+Thực hiện: Cho 3 nguyên liệu trên đã được làm sạch vào trong ấm sắc thuốc cùng với 500ml nước lạnh. Đun nước thuốc còn 300ml chắc lấy nước thuốc để nguội rồi cho trẻ uống.
  • Xông mũi cho trẻ chữa viêm mũi dị ứng:
 Chỉ cần chuẩn bị một nắm xả tươi cùng với 1 lít nước lạnh, xả tươi rửa sạch đập dập rồi cho vào nồi cùng với nước sau đó bắt lên bếp nấu trong thời gian 15-20 phút.  Đổ nước ra ngoài thau nhựa sạch cho trẻ trùm khăn lại xông mũi cho đến khi nào nước nguội thì ngưng.
LƯu ý: TRước khi thực hiện cách làm này các mẹ cần phải vệ sinh mũi cho trẻ sạch, căn dặn trẻ trong quá trình xông hơi không được thò tay xuống dưới thau nước. Cách làm này chỉ áp dụng cho bé từ 7 tuổi trở lên, các bé còn quá nhỏ các mẹ không nên cho trẻ chữa trị viêm mũi dị ứng bằng cách này. Bởi ở độ tuổi này bé chưa nhận thức được trong quá trình xông hơi trẻ đụng phải nước nóng hoặc để mũi gần sát với hơi nóng của nước sẽ gây bỏng da.
♣ Lời khuyên:
 Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng một cách tốt nhất, sau một thời gian thực hiện, quan sát bệnh của trẻ vẫn không có phần cải thiện chút nào, các mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối phụ huynh không nên tự tiện mua các loại thuốc tây y về chữa trị cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm từ thuốc.
Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn chưa biết:

Cập nhật lúc 23:14 - 05/06/2023

Bình luận

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *