Chữa bệnh viêm tai giữa kịp thời tránh nguy cơ bị mất thính lực

Bệnh viêm tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thính giác, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm,… Chính vì thế, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa (Hình ảnh minh họa)

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
  2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
  3. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
  4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
  5. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa
  6. 3 cách chữa bệnh viêm tai giữa
  7. Người bệnh viêm tai giữa cần tránh những điều sau

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa có tên tiếng Anh là Tympanitis hay còn gọi là viêm tai xương chũm. Theo bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng Trần Thái Điền (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết:

“Viêm tai giữa là viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Căn bệnh này có thể tạo ra chất dịch trong hòm nhĩ, gây mưng mủ ở tai. Chất dịch này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc vô trùng. Chúng khiến cho người bệnh bị đau tai, ù tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.”

Tai của con người thường được cấu tạo gồm có 3 phần: Tai ngoài – Tai giữa – Tai trong. Vùng tai giữa sẽ bao gồm hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm. Hòm nhĩ là bộ phận được chia thành hai tầng. Tầng trên thường được gọi là tầng thượng nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới gọi là trung nhĩ (một hốc rỗng chứa không khí, thông trực tiếp với vòi nhĩ). Chính vì vậy, khi hòm nhĩ chứa nhiều chất dịch sẽ rất dễ khiến cho người bệnh bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa bao gồm viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Tùy vào từng tình trạng viêm mà triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là căn bệnh rất thường hay gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, trẻ em rất dễ mắc phải bệnh này nhất. Tai thường kết nối với họng thông qua ống thính giác. Khi ống thính giác mở sẽ rất dễ khiến cho chất lỏng, cùng tạp chất dư thừa thoát khỏi tai và mặt sau của cổ họng. Một khi ống này được đóng chặt lại thì các chất dịch sẽ khó có thể thoát ra ngoài và gây ra bệnh viêm tai giữa.

✪ Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Mặc dù cấu trúc tai đã hoàn chỉnh nhưng nếu người lớn không chú ý có thể khiến bạn mắc phải bệnh viêm tai giữa. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.

  • Sử dụng các vật cứng nhọn ngoáy vào tai. Điều này đã khiến cho tai nhanh chóng bị tổn thương.
  • Điều trị bệnh viêm tai giữa lúc nhỏ không dứt điểm, khiến bệnh tái phát.
  • Nước chảy vào tai lúc tắm, ứ đọng trong tai và gây bệnh.
  • Một số bệnh lý gây ra như viêm tai, mũi họng, trào ngược dạ dày,…
  • Ô nhiễm môi trường, thời tiết lạnh,…

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

 

✪ Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Ở trẻ em, tình trạng viêm tai giữa diễn ra rất phổ biến. Với cấu trúc tai chưa hoàn thiện, ống thính giác bị ngắn hơn so với người lớn nên rất dễ bị bí, tắc. Cụ thể một số yếu tố khiến cho trẻ mắc bệnh viêm tai giữa như sau:

  • Viêm mũi họng: Căn bệnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công và gây viêm tai giữa.
  • Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, dễ gây ra hiện tượng xuất tiết dịch, ứ đọng trong tai.
  • Cảm lạnh
  • Môi trường sống ô nhiễm
  • Tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá
  • Bơi lội, khiến nước bị tồn đọng ở tai
  • Cho bé bú bình khiến sữa bị tràn vào thính giác

Với tình trạng vòi nhĩ ngắn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn, khi trẻ nằm ngửa ở vị trí thấp hơn mũi, họng sẽ khiến cho các bé dễ mắc phải bệnh viêm tai giữa.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Tai là một trong những cơ quan quan trọng giúp con người có thể nghe. Tuy nhiên, một khi vùng tai đã bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nhân sẽ gặp phải mộ số triệu chứng sau đây:

Các triệu chứng bệnh viêm tai giữa

  • Đau tai: Với lượng chất dịch tồn đọng nhiều sẽ gây thúc ép đến màng nhĩ và khiến người bệnh bị đau tai.
  • Cảm giác đầy tai: Người bệnh luôn có cảm giác ứ động chất dịch ở bên trong tai.
  • Nôn mửa: Viêm tai giữa sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày và khiến người bệnh có dấu hiệu nôn mửa.
  • Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài nhiều lần và có dấu hiệu phân lỏng.
  • Mất thính giác ở tai bị viêm: Bệnh nhân có thể bị mất thính giác do vùng tai bị ứ đọng chất dịch nhiều. Tuy nhiên, với cấu trúc tai chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ bị điếc tai.
  • Chóng mặt: Suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt là tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm tai.
  • Trẻ sơ sinh có thể biểu hiện quấy khóc, kém ăn, sốt: Các bé thường có triệu chứng sốt ở 39 – 40 độ C, quấy khóc, nôn trớ, kém ăn, co giật.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa được xem là một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Lúc này, các chất dịch mủ được tạo ra trong hòm nhĩ do các yếu tố như vi khuẩn, vi trùng, tắc vòi nhĩ, viêm nhiễm đường hô hấp,… gây ra. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  •  Làm mất thính lực: Lớp mủ tụ lại ở khu vực màng nhĩ với vi khuẩn có thể làm hư mãng nhĩ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi xương tai. Trong đó, chuỗi xương tai có nhiệm vụ truyền dẫn âm thanh. Chính vì thế, người bệnh sẽ bị giảm thính lực hoặc mất hẳn dẫn đến bệnh điếc.
  • Thủng màng nhĩ: Khi nước nhầy và mủ tích tụ sẽ đè mạnh lên màng nhĩ và nhanh chóng làm rách bộ phận này. Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ bị thủng màng nhĩ.
  • Viêm xương chũm: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của tai. Tình trạng viêm tai giữa kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và thậm chí mạng sống của bệnh nhân.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa

Rất nhiều người bệnh thắc mắc về nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa cũng như phương pháp chữa trị căn bệnh này. Thông thường, để biết được người bệnh có bị viêm tai giữa hay không, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh cũng như cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Ngoài công cụ soi tai nén khí để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như Tympanometry, Acoustic reflectometry, Tympanocentesis,…

Các nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa

Trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Nếu người bệnh gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng, thủng màng nhĩ, người bệnh phải tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng – Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương) cho biết:

“Sau khi phẫu thuật vá màng nhĩ thành công sức nghe gần như phục hồi hoàn toàn, nhưng thủ thuật vá màng nhĩ có tỉ lệ không thành công nhất định.

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần:

  • Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc bệnh Cholesteatoma.
  • Vá màng nhĩ phải gây mê toàn thân.
  • Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai.

Bác sĩ sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mảnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để vá màng nhĩ. Các chất liệu như Teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con (nếu bị hỏng).

Nếu có bệnh tích Cholesteatoma, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ Cholesteatoma được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi.

Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần. Cholesteatoma là sự tồn tại của lớp biểu bì, bình thường không thấy mà chỉ có khi bị thủng màng. Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.”

Sau khi tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp mà bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng không được bỏ qua nguyên tắc ăn uống. Đây là yêu cầu thiết thực, người bệnh cần thực hiện để bệnh nhanh chóng khỏi.

3 cách chữa bệnh viêm tai giữa

Vốn dĩ bệnh viêm tai giữa rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa sẽ tiến hành điều trị bệnh với 3 cách phổ biến dưới đây.

1/ Chữa viêm tai giữa bằng thuốc tây y

Khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh viêm tai giữa, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Tại đây, với các trang thiết bị hiện đại bạn sẽ được tiến hành các bước kiểm tra và tiến hành xác định tình trạng bệnh. Hiện tại, để chữa trị bệnh viêm tai giữa, tây y đã sử dụng 2 phương pháp là điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ.

✪ Điều trị toàn thân

Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nhóm bêta – lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm quinolon, nhóm macrolid,…
  • Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày và thuốc chống viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề nhằm ngăn chặn tiến triển viêm, phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc nhỏ mũi: chống sung huyết, giảm phù nề được sử dụng để làm sạch hốc mũi, trả lại sự thông thoáng giữa tai giữa và họng. Một số loại thuốc thường được áp dụng như otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline,…
  • Thuốc nhỏ tai: chia làm 2 loại dùng khi bị thủng màng nhĩ và dùng trong trường hợp không bị thủng màng nhĩ.

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng thuốc Tây

✪ Điều trị tại chỗ

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa tại chỗ nhằm mục đích làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng cho tai giữa và mũi họng. Điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn. Đồng thời cách làm này có thể dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai.

Một số loại thuốc được sử dụng như otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, xylomethazoline, naphtazoline,… Trong đó, thuốc nhỏ tai thường được áp dụng thuộc hai thành phần cơ bản, đó là thuốc nhỏ cho trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ.

Nếu người bệnh không thủng màng nhĩ thì thuốc được áp dụng cho bệnh nhân là các loại kháng sinh, kháng viêm như cortiphenicol, polydexa,… Ngoài ra, người bệnh còn được sử dụng thuốc giảm đau có tính sát khuẩn như cồn boric ấm, otipax,…

Nếu bệnh nhân bị viêm tai do thủng màng nhĩ thì người bệnh sử dụng thuốc chữa viêm tai có tính kháng sinh cao như rifamycin, effexin,…

– Ưu và nhược điểm của phương pháp sử dụng thuốc Tây y

+ Ưu điểm:

  • Tác dụng của thuốc tây diễn ra trong thời gian nhanh.
  • Rất tiện lợi cho bệnh nhân khi sử dụng

+ Nhược điểm:

  • Thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm gan, buồn ngủ, suy thận,… ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
  • Về lâu dài, việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

– Những lưu ý tuyệt đối khi sử dụng thuốc Tây y

Vì thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng chúng. Tốt nhất, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng mà không biết rõ chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như không có đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải dùng đúng liều lượng và uống đúng thời điểm để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Bài viết được nhiều người quan tâm: Có nên phẫu thuật chữa viêm tai giữa hay không?

2/ Chữa viêm tai giữa bằng dân gian

Một trong những phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa được sử dụng phổ biến hiện nay là áp dụng các bài thuốc dân gian. Với những loại thảo dược tự nhiên, những bài thuốc này có thể làm giảm được tình trạng viêm nhiễm, đau đớn do bệnh viêm tai giữa gây ra. Người bệnh viêm tai giữa có thể điều trị bệnh bằng một trong những cách sau:

✪ Lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Một số thành phần của lá hẹ như vitamin C, vitamin E, canxi, photpho, kali,… rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa. Ngoài ra, trong lá hẹ còn có một số chất kháng viêm diệt khuẩn giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm và người bệnh cũng sẽ đỡ đau nhức, khó chịu ở tai hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem lá hẹ rửa sạch với muối rồi để ráo nước.
  • Sau đó, người bệnh tiến hành giã lá hẹ rồi vắt lấy nước cốt.
  • Tiếp đến, bạn nhỏ khoảng 2 – 3 giọt trực tiếp vào tai bị viêm.
  • Thực hiện cách làm này khoảng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn bệnh.

✪ Sáp ong

Vốn là nguyên liệu tự nhiên, lành tính, sáp ong có chứa nhiều axit béo và este, caffeine acid phenethyl ester và bioflavonoids. Những thành phần này có tác dụng chữa bệnh viêm tai giữa rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp tiêu sưng, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch.

Sử dụng sáp ong chữa bệnh viêm tai giữa

Người bệnh có thể điều trị viêm tai giữa bằng sáp mật ong như sau:

  • Chuẩn bị: miếng sáp ong và giấy cuộn nhỏ.
  • Bệnh nhân tiến hành nằm nghiêng và để phần tai bị viêm hướng lên trên.
  • Sau đó, người bệnh lấy giấy cuộn sáp ong lại như một điều thuốc để khói ở đầu còn lại thẳng góc với tai, giúp xông hơi.
  • Mỗi lần xông hơi, người bệnh tiến hành làm  2 – 3 cuộn.
  • Bệnh nhân cần phải thực hiện liên tiếp khoảng 10 ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.

✪ Phèn chua

Với tình trạng viêm nhiễm và sưng mưng mủ ở tai, người bệnh có thể sử dụng phèn chua để cải thiện căn bệnh này.

Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị:

  • Phèn chua 1/2 lạng
  • Ngũ bột tử 1/2 lạng

+ Tiến hành thực hiện:

  • Bạn cho 2 nguyên liệu trên vào một miếng sắt đặt trên bếp.
  • Người bệnh tiến hành đun cho đến khi đường phèn chảy ra quyện với ngũ bột tử thì tiến hành tắt bếp.
  • Đem hỗn hợp trên nghiền mịn và cho vào chai để chữa trị bệnh viêm tai giữa.
  • Bệnh nhân tiến hành vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước oxy già.
  • Bạn cuộn một tờ giấy thành ống một đầu và cho thuốc vào.
  • Thực hiện cách làm này trong 3 ngày liên tiếp.
  • Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi lần như với một liều lượng như hạt đậu xanh.

✪ Rau diếp cá

Được mệnh danh là “thần dược” chữa trị bệnh viêm tai giữa, rau diếp cá có tính sát khuẩn, thanh nhiệt và giảm nhanh tình trạng đau rát, khó chịu ở tai. Với hương vị cay và có mùi tanh, rau diếp cá giúp cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu ở tai cho người bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa bằng rau diếp cá như sau:

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng rau diếp cá

  • Đầu tiên, bạn đem rau diếp cá rửa sạch với muối và để ráo nước.
  • Tiếp đến giã nhuyễn rau diếp cá và vắt lấy nước cốt.
  • Sử dụng bông chấm nước cốt rồi nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào phần tai bị viêm.
  • Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.

✪ Lông nhím

Nhiều người sẽ bất ngờ vì lông nhím có thể cải thiện được tình trạng viêm nhiễm ở tai. Thực tế, phương pháp này đã được mọi người áp dụng khá phổ biến trong dân gian.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh đem lông nhím sao vàng và tán nhuyễn thành bột mịn.
  • Tiếp đến, bạn sử dụng tờ giấy cuốn thành một chiếc phễu và sử dụng nó để thổi bột lông nhím vào trong tai.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày.
  • Cách làm này sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh viêm tai giữa giảm rõ rệt.

✪ Chữa viêm tai giữa cho trẻ em bằng lá mơ

Lá mơ lông là một trong những nguyên liệu có tác dụng thần kỳ trong việc chữa trị bệnh viêm tai giữa. Với đặc tính sát khuẩn, diệt khuẩn cao, lá mơ lông giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đây là loại nguyên liệu chữa trị bệnh viêm tai giữa khá tốt và rất thích hợp để điều trị bệnh cho trẻ.

Người bệnh sử dụng lá mơ lông chữa bệnh viêm tai giữa bằng cách đem lá mơ lông hơ với lửa nhỏ. Sau đó, người bệnh dùng lá mơ này nhét vào tai của trẻ. Các mẹ để cho trẻ ngủ qua đêm, sáng dậy lấy ra. Cách làm này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn bởi lá mơ lông có tác dụng hút mủ rất tốt.

Ưu và nhược điểm của phương pháp chữa trị bệnh từ dân gian

+ Ưu điểm:

  • An toàn cho sức khỏe của người bệnh.
  • Tránh được tác dụng phụ có thể xảy ra.

+ Nhược điểm:

  • Hiệu quả điều trị chậm, đôi khi không có tác dụng điều trị.
  • Chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa ở mức độ nhẹ.

3/ Chữa viêm tai giữa bằng đông y

So với phương pháp sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y an toàn cho sức khỏe của người bệnh hơn. Với thành phần là các loại thảo dược tự nhiên, thuốc Đông y giúp cải thiện được tình trạng viêm tai giữa. Theo các nhà Đông y, việc điều trị bệnh viêm tai giữa cần phải xác định đúng căn nguyên gây ra bệnh. Có như vậy, bệnh mới nhanh khỏi và ngăn ngừa được sự tái phát về sau.

Một số cách chữa bệnh viêm tai giữa bằng thuốc Đông y được nhiều người sử dụng như sau:

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 1: Đại bổ âm hoàng

  • Thành phần: 12g hoàng bá, chi mẫu và 16g thục địa, quy bản
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang và người bệnh uống trong vòng 10 ngày

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sa tiền tử, sinh địa, trạch tả mỗi vị 12g; cam thảo 4g và chi tử, đương quy mỗi vị 2g.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang
  • Người bệnh cần phải kiên trì để bệnh nhanh chóng khỏi.

Ưu và nhược điểm của thuốc Đông y chữa bệnh viêm tai giữa

+ Ưu điểm:

  • An toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
  • Người bệnh có thể áp dụng trong khoảng thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Nhược điểm:

  • Thời gian điều trị bệnh kéo dài.
  • Tác dụng của thuốc Đông y chậm và không phải người bệnh nào cũng kiên trì áp dụng theo phương pháp này.

Người bệnh viêm tai giữa cần tránh những điều sau

Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa, sức đề kháng của người bệnh cũng bị yếu dần. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển và khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng này và giúp cho bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh nên tuân thủ một số yêu cầu sau:

  • Sử dụng các loại thực phẩm mềm giúp cho cơ và hàm hoạt động nhẹ nhàng. Điều này giúp tránh ảnh hưởng đến vùng tai. Người bệnh có thể ăn cơm, cháo, bún,… để cải thiện bệnh viêm tai giữa.
  • Bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể bằng cách sử dụng nhiều loại rau, củ, quả.
  • Người bệnh có thể sử dụng dầu hướng dương hoặc dầu đậu nành để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai xương chũm.

Người viêm tai giữa nên sử dụng dầu hạt hướng dương

  • Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn rong biển, cá biển và tảo. Đây là cách giúp người bệnh có thể bổ sung thêm Iốt rất có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cứng khiến cho việc nhai trở nên khó khăn và có thể làm tổn thương quá trình phục hồi ở tai.
  • Tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng đường huyết đột ngột như bánh ngọt, bánh mì, thực phẩm sấy khô,… Những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh viêm tai giữa cũng như những cách điều trị bệnh hiệu quả. Để biết được bệnh của mình ở mức độ nào, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp nhất.

QUỲNH ANH (Sức khỏe & Đời sống)

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:12 - 05/06/2023

Bình luận

Chữa bệnh viêm tai giữa kịp thời tránh nguy cơ bị mất thính lực

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *