Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở khám và hỗ trợ chữa viêm họng, viêm họng hạt uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Bệnh viêm họng bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng bạch hầu là một căn bệnh nhiễm khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tham khảo ngay thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây để có thể nắm bắt rõ thông tin về bệnh viêm họng bạch hầu và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm họng bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm họng bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo nhiều thông tin thống kê cho biết, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng bạch hầu liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2014, tỉ lệ mắc bệnh bạch hầu đã giảm xuống dưới 0,01 ca/100.000 dân. Tuy nhiên, mới đây, thông tin 3 người ở tỉnh Bình Phước tử vong do bệnh bạch hầu, khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh viêm họng bạch hầu là gì? Dấu hiệu của bệnh như thế nào? Bạn đọc có thể theo dõi bài viết bên dưới để có thể hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Thông tin bệnh viêm họng bạch hầu

Hiện tại, viêm họng bạch hầu là căn bệnh có tỉ lệ viêm nhiễm cao nhất và cũng là bệnh có nguy cơ tử vong khá cao. Bệnh viêm họng bạch hầu thường gặp phải ở trẻ em từ 2 đến 7 tuổi, nhưng cũng có thể gặp cả ở người lớn. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Bảo – Khoa Vi sinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bác sĩ cũng khẳng định bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ 1 – 10 tuổi bị nhiều do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn, khả năng miễn dịch thấp sẽ dễ bị bệnh hơn. Dịch bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ bị lây nhiễm.

1 – Triệu chứng bệnh viêm họng bạch hầu

Viêm họng bạch hầu là căn bệnh khá nguy hiểm. Chính vì thế, việc nhận biết được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa và điều trị căn bệnh này hiệu quả. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của bệnh, bạn đọc có thể tham khảo.

  • Khám họng: Ngày đầu chỉ thấy niêm mạc họng đỏ. Từ ngày thứ hai, thứ ba sẽ thấy xuất hiện giả mạc bắt đầu ở amidan, sau lan ra màn hầu. Niêm mạc màu xám tro, dày cộm, niêm mạc xung quanh sưng đỏ và dễ chảy máu.
  • Thể ác tính: Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây ra viêm họng, nóng, sốt. Bệnh thường bắt đầu âm ỉ, trẻ sốt nhẹ, hơi mệt, da mặt xanh nhợt, mạch nhanh, kèm ngạt mũi và rát họng. Bệnh bắt đầu rầm rộ, sốt cao đến 40 độ C, bộ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, da xanh tái, chân tay lạnh, hạch cổ sưng to ra và đau. Đau rát họng rõ rệt, không nuốt được. Ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ hôi và gây loét mũi.
Bệnh viêm họng bạch hầu gây sốt cao
Bệnh viêm họng bạch hầu gây sốt cao
  • Ho nhiều, tiếng ho, khóc khàn do lan xuống thanh quản, có thể khó thở do viêm thanh quản bạch hầu.
  • Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

2 – Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng bạch hầu

Cũng như những căn bệnh viêm họng khác, viêm họng bạch hầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây ra sau đây:

– Virus, vi khuẩn: Khi bệnh nhân mắc phải các bệnh như cúm và bạch cầu, sởi, thủy đậu,… sẽ rất dễ khiến cho vi khuẩn, vi rút nhanh chóng xâm  nhập và gây ra bệnh viêm họng bạch cầu. Những loại virus này có thể làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dẫn đến đau và sưng cổ họng.

– Môi trường ô nhiễm: Những tác nhân từ môi trường như ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,… rất dễ khiến bạn bị viêm họng bạch hầu. Bên cạnh đó, nếu người bệnh dị ứng với lông thú nuôi, nấm mốc và phấn hoa, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh.

– Một số bệnh lý khác:

  • Trào ngược dạ dày: Khi các acid dạ dày tràn vào thực quản, sẽ nhanh chóng gây ra chứng ợ nóng. Các acid này nhanh chóng kích thích cổ họng và thực quản gây ra bệnh viêm họng bạch hầu.
  • HIV: Những người có xét nghiệm dương tính với virus HIV, khiến cho hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu dần. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai và viêm họng bạch hầu.

3 – Biến chứng của bệnh viêm họng bạch hầu

Nếu xảy ra ở trẻ đã có tiêm chủng phòng bạch hầu thì bệnh sẽ diễn biến nhẹ, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với bạch hầu ác tính tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Bệnh viêm họng bạch hầu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây các biến chứng:

 

  • Viêm mũi bạch cầu: Gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ, làm mất tiếng, tiếng ho ông ổng, khó thở ở thanh quản tiến triển nhanh.
  • Viêm cơ tim: Sau độ 10 ngày trẻ đột nhiên bị trụy tim mạch, tụt huyết áp, liệt cơ hoành gây tử vong.
Bệnh viêm họng bạch hầu gây biến chứng viêm cơ tim
Bệnh viêm họng bạch hầu gây biến chứng viêm cơ tim
  • Liệt thần kinh: Liệt màn hầu, liệt họng gây nghẹn, liệt mặt, liệt các chi, liệt các cơ hô hấp.

Cách điều trị bệnh viêm họng bạch hầu

Để điều trị bệnh mang lại hiệu quả, việc trị viêm họng bạch hầu thường kết hợp giữa điều trị bệnh bạch cầu và điều trị các biến chứng.

  • Điều trị bạch hầu: Thường sử dụng thuốc kháng bạch hầu, thuốc giảm độc tố, vitamin C.
  • Điều trị chống biến chứng: Sử dụng thuốc chống liệt, chống suy tim, vitamin b1, nghỉ ngơi triệt để từ 2 tuần đến 50 ngày.

+ Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm họng bạch hầu phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng lúc, không đúng liều lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe.

+ Biện pháp điều trị giúp ngăn ngừa các triệu chứng độc tố của vi khuẩn là tiêm thuốc kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tố tác động lên tim, thận và các hệ thần kinh khác.

+ Sau đó, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị như Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin,…

Bác sĩ khuyến cáo người dân là khi bị viêm họng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu khám phát hiện thấy màng giả màu trắng ở vòm họng, người bệnh cần được điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để phòng bệnh trẻ cần được tiêm phòng 3 lần khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau một tháng và lặp lại sau 1 năm, 5 năm.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 23:19 - 05/06/2023

Sau 2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mẹ bầu 9x – chị Thanh (Hà Nội) đã đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ người thực, việc thực để hiểu hơn về hiệu quả bài thuốc này.

Bình luận

Bệnh viêm họng bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *